Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

KHI ĐANG TẠI CHỨC BỘ TRƯỞNG, MỖI NĂM ÔNG VŨ HUY HOÀNG ĐI NƯỚC NGOÀI 160 NGÀY? ( VỀ HƯU RỒI MỚI TỐ RA?)

Một năm, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đi nước ngoài hơn 160 ngày

Dân trí Con số này được Thanh tra Chính phủ tiết lộ mới đây trong kết luận về việc quản lý công tác đi nước ngoài của một số bộ, cơ quan ngang bộ giai đoạn 2012-2016.
 >> Ông Vũ Huy Hoàng vào khu cách ly sân bay: Bộ Công Thương xét kỷ luật cán bộ
 >> Bất thường việc ông Vũ Huy Hoàng xin vào khu vực cách ly sân bay
 >> Bổ nhiệm ồ ạt thời ông Vũ Huy Hoàng: Sao “thu hồi” nổi thiệt hại của những sai lầm?


Ông Vũ Huy Hoàng tranh thủ ra sân chơi golf nhân một chuyến đi công tác nước ngoài
Ông Vũ Huy Hoàng "tranh thủ" ra sân chơi golf nhân một chuyến đi công tác nước ngoài
4 Bộ nằm trong danh sách thanh tra trực tiếp đợt này gồm Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng 6 tỉnh thành là Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Nai và Tiền Giang.
Cụ thể, giai đoạn 2012-2016, 4 bộ đã ban hành 20 kế hoạch tổ chức các đoàn đi nước ngoài; còn 6 tỉnh thành kể trên đã ban hành 22 kế hoạch tổ chức đoàn đi nước ngoài.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Khi báo chí không được nói thật

Bởi
 AdminTD
 -

Nguyễn Đình Ấm
18-6-2018
1/ Báo quốc doanh ngày càng tha hóa
Thời gian qua, báo chí quốc doanh bị phê phán dữ dội, ngay cả ông Nguyễn Hữu Thọ cỡ “cây đa, cây đề”, khi sắp qua đời còn phê phán gay gắt đạo đức sa đọa một bộ phận lớn giới làm báo quốc doanh. Đã có cơ man văn bản, phát biểu của lãnh đạo các cấp khuyên nhủ người làm báo phải nâng cao đạo đức, học tập thế nọ, thế kia… nhưng đạo đức người làm báo ngày càng tệ hại.
Các vụ bảo kê, tống tiền, “đi đêm, đâm thuê, chém mướn” ngày càng nhiều, táo tợn. Những vụ “đánh hội đồng” nước mắm truyền thống, ba nhà báo của báo Kinh doanh và pháp luật bị bắt ở Hải Phòng do tống tiền, vụ nhà báo Duy Phong của báo Giáo dục VN bị bắt ở Yên Bái xử tù, hai nhà báo Nguyễn Thế Thắng công tác tại đài tiếng nói VN (VOV), Phạm Lê Hoàng Uyển ở tạp chí Hướng nghiệp và Hòa Nhập cũng do “tiền”.
Vừa qua hàng loạt tờ báo nịnh lãnh đạo thành phố Hà Nội còn a dua với tham nhũng, vu cáo dân Đồng Tâm nay “trơ mắt ếch” trước sự thật… Những vụ đó chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Tướng công an Hữu Ước, cựu tổng biên tập báo Công an, Phó Tổng cục Xây dựng lực lượng ngành công an, quyền uy như thế, cũng thừa nhận “biết cấp dưới tiêu cực nhưng xử lý rất khó”. Báo CAND được hưởng ngân sách, độc quyền nguồn thông tin an ninh, trật tự… lượng phát hành khổng lồ, đài truyền hình VTV giàu có như thế mà phóng viên còn “tiêu cực” thì nhiều tờ báo khó khăn hơn sẽ như thế nào?
Biếm họa về báo “Lề Phải” của Kỳ Văn Cục.

TÂN HOA XÃ ĐƯA TIN KINH HÃI TỪ 2016: 12 TỈ MỸ KIM SẼ ĐƯỢC TRUNG QUỐC ĐỔ VÀO ĐẶC KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN QUẢNG NINH


Nguồn: Tân Hoa Xã lúc 11:40:56 ngày 9 tháng 12, 2016
Cho tới năm 2030, 12 tỉ Mỹ kim được cần để xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh, phía bắc Việt Nam, báo chí địa phương đã loan hôm thứ sáu.
Cho đến nay, Quảng Ninh đã vận động được 40,000 tỉ đồng Việt Nam (gần 1.8 tỉ Mỹ kim) để đầu tư vào khu vực, phần chính dành cho sự phát triển các cơ sở hạ tầng, nhật báo Tuổi Trẻ trích dẫn lời tuyên bố của Nguyễn Mạnh Tuấn, trưởng ban quản lý đặc khu Vân Đồn phát biểu như vậy.
Một phi trường quốc tế được đặt tên Vân Đồn, cách Hạ Long khoảng 50km, nơi được gọi là di sản quốc tế, đang được xây dựng với kinh phí 7000 tỉ đồng Việt Nam (gần 314 triệu Mỹ kim), và được đưa vào hoạt động trong năm 2018.
Một khu đa dụng, bao gồm một sòng bạc và các đường phố trong đặc khu cũng đang được xây dựng.
Tỉnh Quảng Ninh đang lên kế hoạch xây một xa lộ nối kết giữa Vân Đồn với Hạ Long và thành phố Mống Cái, và với cảng Hải Phòng gần đó.
Giới cầm quyền Việt Nam vừa đồng ý trong nguyên tắc rằng ba đặc khu kinh tế sẽ được thiết lập trên phạm vi cả nước, bao gồm Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh ở phía bắc, Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa ở miền Trung, và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang phía nam.
Biên tập: Lu Hui

12 bln USD needed to build special economic zone in northern Vietnam

Source: Xinhua   2016-12-09 11:40:56
     
HANOI, Dec. 9 (Xinhua) -- Up to 12 billion U.S. dollars is needed to build Van Don special economic zone in Vietnam's northern Quang Ninh province by 2030, local media reported Friday.

Biểu tình phản đối đại biểu QH Nguyễn Văn Thân...( tại tư gia ở Ba Lan)

Một doanh nhân trong những ngày gần đây đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng người Việt tại Warsaw.
Ông Nguyễn Văn Thân, doanh nhân đồng thời là đại biểu Quốc hội Việt Nam, là một trong những dân biểu công khai ủng hộ Dự luật Đặc khu, với những phát biểu khiến một số người tại Ba Lan biểu tình phản đối.
Trên tờ Tuổi Trẻ, hôm 03/06/2018 ông Thân nói "không ủng hộ luật đặc khu là một sai lầm" và cần phải làm đặc khu, "càng sớm càng tốt".
Một số người Việt tại Ba Lan đã ngay lập tức phản ứng lại phát ngôn này và đã tổ chức hai cuộc biểu tình trước ngôi nhà được cho là nhà riêng của ông tại quận Ochota ở thủ đô Warsaw.
Khoảng 60 người đã có mặt trước căn nhà chiều 16/06, hô vang các khẩu hiệu đòi quyền tự do, quyền con người, phản đối Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.
Cũng trong hơn một tuần qua, nhóm vận động tại Ba Lan đã xin được trên 1200 chữ ký phản đối hai đạo luật này trong các khu trung tâm thương mại của người Việt, theo nhà báo tự do Mạc Việt Hồng cho BBC biết.
Một tốp cảnh sát Ba Lan có mặt túc trực từ đầu đến cuối để giữ trật tự và bảo vệ đoàn biểu tình cũng như gia tư của ông Thân.
Theo ban tổ chức cuộc biểu tình, họ có sự đồng ý của thành phố Warsaw và thông tin từ cộng đồng người Việt tại Ba Lan nói đây là ngôi nhà do ông Thân cùng vợ đứng tên mua từ năm 2009.
Thông tin chính thức trên truyền thông Việt Nam ghi rằng ông Nguyễn Văn Thân sinh năm 1955, tiến sĩ khoa học, là đại biểu quốc hội khóa 2016-2021, đại diện cho huyện Đông Hưng, Thái Bình, quê ông.
Ông Nguyễn Văn Thân còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Mối liên hệ gắn bó của ông với Ba Lan từng được ông nhắc tới trong một cuộc trả lời phỏng vấn với trang tin Doanh nghiệp Hội nhập.

SẼ KHÔNG CÒN LÀ CHUYỆN KHÓ, NHẠY CẢM NẾU TBT TRỌNG DÁM NÊU GƯƠNG KÊ KHAI TRƯỚC?! NẾU KHÔNG KIÊN QUYẾT VIỆC NÀY THÌ CÔNG CUỘC ĐỐT LÒ CHỈ LÀ HÌNH THỨC, PHE NHÓM...

Tổng Bí thư: Kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm




Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đoàn Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy. Ảnh VT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đoàn Hà Nội tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy. Ảnh VTChiều 17/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đoàn Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Phan Văn Độ đánh giá cao kết quả kỳ họp thứ 5 vừa qua, đặc biệt sự đổi mới phiên chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng hỏi nhanh đáp gọn. Cử tri mong muốn mỗi ĐBQH cần phát huy tinh thần trách nhiệm không chỉ trong nghị trường, cụ thể là cần gắn trách nhiệm của người đại diện trong việc giám sát các vấn đề ngay tại địa bàn ứng cử.

Các giải pháp để kinh tế VN không cần 3 đặc khu

Phú Quốc
Tiến sĩ kinh tế Đinh Trường Hinh ở Virginia, Hoa Kỳ nói chính phủ Việt Nam nên tìm các giải pháp khác để thúc đẩy kinh tế bền vững thay cho cách làm ba đặc khu ở nơi quan yếu về địa lý và chính trị.
Trả lời câu hỏi của BBC nhân sự kiện Luật ba đặc khu (SEZ) tạm được hoãn bỏ phiếu trong Quốc hội Việt Nam dư luận phản đối nhưng có vẻ như Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm làm, ông gợi ý giải pháp gì để ba khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vẫn phát triển được ra sao.
Ông cũng nói về cách mà Việt Nam về lâu dài không bị thua thiệt, hoặc như một số ý kiến, là gặp nguy hiểm về an ninh, quốc phòng nếu cho xây ba đặc khu này:
TS Đinh Trường Hinh: Tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao phải lập ra ba đặc khu này. Nếu mục đích là để tăng phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm vững chắc lâu bền cho dân chúng thì ba đặc khu này sẽ không giúp gì cho mục đích đó. Thứ nhất, các nước như Trung Quốc vào thời kỳ bắt đầu cải tổ kinh tế đã dùng bốn đặc khu kinh tế Sán Đầu, Hạ Môn, Thâm Quyến, và Chu Hải (Shantou, Xiamen, Shenzhen, và Zhuhai) làm thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi đem ra áp dụng những cái cách kinh tế này vào toàn trong cả nước và đã thành công. Nhưng sau đó, khoản từ 1979 đến 1989, các đặc khu này không còn đóng vai trò gì đáng kể.

Sạt lở nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long do các đập thủy điện của Trung Quốc

RFA

Hình chụp hôm 28/8/2001: Đập thủy điện Đại Triều Sơn ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
Hình chụp hôm 28/8/2001: Đập thủy điện Đại Triều Sơn ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
 AP



Xem thêm:























>Tôi nhận được thông tin việt nam bán cát cho trung quốc từ trung quốc…

https://phamtayson.wordpress.com/.../toi-nhan-duoc-thong-tin-viet-nam-ban-cat-cho-t...


Các đập thủy điện đầu nguồn do Trung Quốc xây dựng trên dòng sông Mekong đang gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông và bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo của Tổng cục phòng chống thiên tai công bố hôm 18/6 như vừa nêu.

Nhiều tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản ở Hoàng Sa

18:50, 18/06/2018


Tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam. (Ảnh: VTC)


Trong gần 6 tháng qua có 20 tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công tại ngư trường truyền thống vùng biển quần đảo Hoàng Sa.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong gần 6 tháng qua có 20 tàu cá với 138 ngư dân ở các địa phương trong tỉnh bị tàu Trung Quốc ngăn cản, khống chế lấy tài sản khi đang khai thác thủy sản tại ngư trường truyền thống vùng biển quần đảo Hoàng Sa, báoThanh Niên đưa tin.
Gần đây nhất, vào 25/5, tàu cá của ngư dân Lê Hơn (52 tuổi, ở huyện đảo Lý Sơn) bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc số hiệu 31102 tông chìm khi đang khai thác rong biển ở khu vực đảo Bạch Quy (quần đảo Hoàng Sa).
Chiều 23/3, tàu cá QNg 90440 do ông Đặng Bi làm chủ tàu (cùng trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) trình báo với cán bộ đồn kiểm soát biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Tuổi Trẻ đưa tin.

NHIỀU HẬU DUỆ " TRỌNG THỦY" NHẬP CẢNH CHUI ĐƯỢC O BẾ Ở KHÁNH HÒA?; Người Trung Quốc tràn ra vùng ven Nha Trang


Người Trung Quốc ‘ở chui,’ Nha Trang chỉ phạt, không trục xuất


Ở Nha Trang, rất dễ gặp người Trung Quốc tự đi chợ để nấu ăn. (Hình: Người Lao Động)
KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Tình trạng người Trung Quốc cố tình ở lại thành phố Nha Trang để làm việc, kinh doanh trái phép, nhưng chính quyền chỉ phạt mà không trục xuất.
Theo báo Người Lao Động, chỉ trong Tháng Năm, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình người Trung Quốc lưu trú, kinh doanh trái phép tại thành phố này, và phát hiện, xử phạt trên 1.2 tỷ đồng (hơn $52,603).

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

TÀU SÂN BAY TỰ CHẾ ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG QUỐC THẤT BẠI, TÔN BA TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY ĐÓNG TÀU BỊ ĐIỀU TRA

Tham vọng Biển Đông lung lay, Trung Quốc triệu hồi tàu sân bay tự chế

Tàu sân bay
Tham vọng Biển Đông tan vỡ, Trung Quốc triệu hồi tàu sân bay tự chế. (Ảnh: Pinterest)
Kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát Biển Đông gặp phải trở ngại lớn khi tàu sân bay tự chế đầu tiên của họ rơi vào khủng hoảng.
Chiếc tàu sân bay dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ năm 2020, được coi là biểu tượng cho tham vọng của Trung Quốc nhằm bành trướng Biển Đông, theo trang tin News.com.au của Australia.
Tuy nhiên, chiếc tàu Type 001A đã bị đưa trở lại bến cạn đóng tàu ngay sau chuyến hành trình ra biển đầu tiên. Điều này là không bình thường. Động thái này chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật, đòi hỏi phải sửa chữa lớn.
Giới truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã im lặng về thông tin này trong tháng qua.
Nhưng giờ đây, người quản lý dự án xây dựng Tàu sân bay Type 001A đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam.
Biển Đông
Tàu sân bay mới Type 001A của Trung Quốc đã được đưa trở lại bến tàu sau chuyến đi đầu tiên ra biển. Chiếc tàu được thiết kế dựa theo tàu Liêu Ninh mua của Ukraine từ thời Xô Viết. (Ảnh: News.com.au)
Cái giá của sự thất bại?
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngắn gọn vào cuối tuần rằng, ông Tôn Ba đã bị điều tra vì “nghi ngờ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và luật pháp”.

Vì sao vua Lê Nhân Tông tài đức thương dân nhưng vẫn phải chết thảm khi vừa 18 tuổi?

09:52, 18/06/2018

Cái chết của vị vua hiền đức Lê Nhân Tông và thân mẫu trong chính biến năm 1459 khiến các quan văn võ nuốt hận ngậm đau, trăm họ xót thương, than trách bất công khi để người tốt phải chịu tang thương ai oán. Nhưng đây cũng có thể là một kết cục khó tránh khỏi của nhân quả tất báo.
Một đấng minh quân tài đức vẹn toàn
Vua Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ) là vị hoàng đế thứ ba của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 17 năm, từ năm 1442 sau khi vua Lê Thái Tông qua đời.
Sử sách mô tả Lê Nhân Tông là vị hoàng đế đức độ, coi trọng Nho học, không đam mê tửu sắc, và biết nghe can gián. Nước Đại Việt dưới thời trị vì của ông đã giữ được sự ổn định cao, kinh tế và giáo dục có sự đổi mới mạnh mẽ, đường xá, cầu cống được xây mới, nông nghiệp phát triển. Dưới thời trị vị của ông, đại quân của nhà Lê còn đánh bại vua Chiêm Bí Cai và sáp nhập xứ Bồn Man vào Đại Việt, mở mang bờ cõi.