Đôi lời phị lộ:
Bài viết dưới đây trên CAND viết về sự hy sinh của con trai cả nguyên TT Võ Văn Kiệt Phan Dũng và bà vợ đầu của ông bà Trần Kim Anh và 2 đứa con...
Trong bài có 1 chi tiết đáng lưu ý: bà Trần Kim Anh và 2 con hy sinh trên đường ra căn cứ để thăm ông VVK...
Chủ blog có 1 người bạn từng là Vụ trưởng ở VPCP, TS K. cho biết: Có 1 lần TT Võ Văn Kiệt thổ lộ với ông, vợ con ông hy sinh là do bị pháo phía ta băn. Thấy có chiếc tàu chạy vào vùng giải phóng nên quân ta đã nổ súng và không ngờ trên tàu có vợ con ông Võ Văn Kiệt...
Chuyện chưa biết về sự hy sinh anh dũng của người con cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Đầu năm 1967, không quân Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc. Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư, Dũng linh cảm đã có chuyện chẳng lành. Hỏi ba thì ba không trả lời. Nhiều lần Dũng lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh xin nghỉ học, về nước chiến đấu.
* Tháng 7-2016, tác giả Trần Kiến Quốc có bài viết xúc động kể về tấm gương dũng cảm hy sinh của người con cả cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước... Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh -Liệt sỹ, chúng tôi đăng tải lại bài viết này.
Trong lịch sử 35 năm tồn tại của Trường Văn hóa Quân đội thì có 5 năm (1965 – 1970) được mang tên Trường Văn hóa Quân đội Nguyễn Văn Trỗi (còn gọi là Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, gọi thân mật là Trường Trỗi). Nhà trường đã đào tạo 8 khóa với 1.200 học sinh, hơn 900 học sinh đã nhập ngũ; trong đó hơn 800 người trở thành sĩ quan.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 2 thầy giáo và 28 học sinh của trường đã anh dũng hy sinh, trong đó có người bạn thân thiết của chúng tôi, liệt sỹ Võ Dũng.
Di ảnh liệt sỹ Võ Dũng.
Nợ nước, thù nhà
Anh Võ Dũng tên thật là Phan Chí Dũng (SN 1951 tại Rạch Giá), là bạn học Trường Trỗi với chúng tôi. Ba của Dũng là chú Sáu Dân (sau này là Thủ tướng Võ Văn Kiệt), má là cô Trần Kim Anh. Cô kém chú 10 tuổi và họ thành thân năm 1948.