Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

VIỆT NAM Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ

 
Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ

01/08/2018
Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, và Chuẩn đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock, trợ lý tham mưu trưởng về quân dụng và cán bộ chuyên trách quân dụng, tại lễ chuyển giao tàu tuần duyên trọng tải cao ở Honolulu, Hawaii, tháng Năm năm ngoái.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ mới khẳng định độc quyền với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla.
Tàu Trung Quốc và Việt Nam "vờn" nhau ở Biển Đông năm 2014.
Tàu Trung Quốc và Việt Nam "vờn" nhau ở Biển Đông năm 2014.
Khi được hỏi liệu các loại vũ khí Việt Nam mới đặt mua có phải dùng vào mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh hải, nhà ngoại giao này nói: “Chúng tôi không thể thảo luận chi tiết các vụ mua bán quân sự tiềm năng hoặc đang chờ xử lý trước khi chúng được thông báo cho Quốc hội”.

Bernd Lange gặp Tô Lâm để làm gì?

Phạm Chí Dũng


Bernd Lange gặp Tô Lâm để làm gì?
Bernd Lange gặp Tô Lâm để làm gì?
“Ngài Bernd Lange khẳng định, cá nhân mình và EU sẽ cố gắng thúc đẩy Hiệp định EVFTA sớm được thông qua, cũng như mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an trong thời gian tới…” – Bộ Công an Việt Nam đưa một bản tin ‘lạ’ ngay sau cuộc gặp của tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ này – với ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu (EP) vào chiều 27/7/2018 tại Hà Nội.
Bản tin ‘lạ’
Ủy ban Thương mại quốc tế – cơ quan chuyên trách về các vấn đề thương mại và đầu tư và đặt mối quan hệ chủ yếu với chính thể độc đảng ở Việt Nam qua kênh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) – có chức trách gì để phải ‘tiếp tục tăng cường hợp tác với Bộ Công an’?
Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc gặp Tô Lâm – Bernd Lange – một hiện tượng đáng chú ý.

Gạc Ma – Lê Đức Anh lệnh không bắn?

Phan Trí Đỉnh

Chi tiết Ng Văn Linh “không nói gì” rất đúng với tính cách ông ta: vô chính kiến, ba phải. Lê Đức Anh, là Bộ trưởng QP khi ấy, nhưng không lo đánh giặc, mà lo
móc nối đầu hàng giặc. Hai năm sau vụ thảm sát bộ đội ta ở Gạc Ma (và cũng mới 1 năm sau vụ đàn áp đẫm máu chà nát hàng nghìn sinh viên ở Thiên An Môn – Hè 1989), y lén lút gặp Đại sứ TQ tại Hà Nội là Trương Đức Duy để “dò đá qua sông” cho chuyến triều kiến ô nhục Thành Đô 9/1990, do hoảng sợ trước cơn bão dân chủ ở Đông Âu.
Để được TQ đồng ý gặp, Nguyễn Văn Linh đã phải nhờ cậy đến Hoàng Nhật Nam, con trai tên phản quốc lưu vong Hoàng Văn Hoan, cầu cạnh phía TQ.
Tại Thành Đô 1990, TQ trịch thượng nêu yêu sách tiên quyết: quan hệ Việt – Trung chỉ trở lại bình thường một khi VN loại Nguyễn Cơ Thạch khỏi Bộ Chính trị. Và VN đã tuân phục quá nhục nhã, đê hèn.
Một lũ khốn bán nước như Lê Chiêu Thống, hòng duy trì chế độ vua tập thể cùng đặc quyền đặc lợi ích kỷ và bẩn thỉu của chúng, trên sự trì trệ của đất nước, lầm than của nhân dân!
Võ Văn Tạo
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Bạn Đông Hà Trần chú ý nhé.
Sáng 28/7, tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của cụ Võ Văn Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, AHLLVT Lê Mã Lương… và nhiều vị tiền bối khác.
Thảo luận nhiều vấn đề, nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gạc Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận.
Trước cuộc họp này, tôi đã nói chuyện nhiều với các cựu binh còn sống sót của Gạc Ma 1988. Tôi đã hỏi chuyện cụ Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Tham mưu phó, kiêm Trưởng phòng Tác chiến Quân chủng HQ giai đoạn đó.

Việt Nam, Nhật cùng khai thác khí đốt trên Biển Đông giữa căng thẳng với Bắc Kinh

01/08/2018


Ký kết Hợp đồng mua bán khí giữa PVN và các đối tác của Nhật. (Ảnh trên trang web của PetroVietnam).jpg


Công ty dầu khí quốc gia PetroVietnam hôm 1/8 cho biết họ đã ký một hợp đồng với hai công ty của Nhật để bán khí đốt từ một lô dầu khí gần với khu vực có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Lễ ký hợp đồng mua bán khí đốt giữa PetroVietnam (PVN) và các chủ mỏ khí đốt – gồm công ty Idemitsu Kosan Co. Ltd và Teikoku Oil Co. Ltd. – của Nhật diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7, theo thông tin từ trang web của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Ngoại trưởng Mỹ họp an ninh châu Á, bàn về Triều Tiên, Biển Đông, an ninh mạng

01/08/2018
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gặp gỡ các giới chức ASEAN tại Singapore trong tuần này. Ông Pompeo theo trông đợi sẽ thúc đẩy chính sách của chính quyền Trump về Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, nhưng những lo ngại về Triều Tiên có thể sẽ bao trùm lên chương trình nghị sự.

VNTB - Kế họach lớn của Trump đối với Nga


Phạm Nguyên Trường dịch (VNTB) Tổng thống Donald Trump có lý: Quan hệ Nga-Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm qua, và sự kiện này chủ yếu là lỗi của những người tiền nhiệm thời hậu-Chiến tranh lạnh của ông. Trump coi việc phục hồi quan hệ thiếu lành mạnh này là sứ mệnh của mình. Tôi cho rằng chính quyền Trump đang tìm cách đẩy Moskva ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc (hình thành sau khi Nga chiếm Crimea vào năm 2014) và trở lại với phương Tây.

Không, Vladimir Putin không phải là người dễ thương, tay ông ta chắc chắn là đã nhuốm máu (cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen). Nhưng, như cựu tổng thống Lyndon Johnson đã từng châm biếm J. Edgar Hoover, “để anh ta ở trong lều và đái ra ngoài thì tốt hơn là cho anh ta ra ngoài rồi đái vào lều”.
Tổng thống Nga V.Putin và người đồng nhiệm Mỹ - Donald Trump tại Hội nghị Apec, 2017, Hà Nội (Việt Nam). Ảnh: Jorge Silva/AFP via Getty Images
Hơn nữa, quân đội Nga có thể làm cho nước này trở thành lực lượng đối trọng tự nhiên của nước Trung Quốc đang vươn lên một cách nhanh chóng. Vụ tranh cãi diễn ra trong thời gian gần đây giữa phương Tây và Nga đã đẩy Nga sang phe Trung Quốc – Nga không còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc, giúp Trung Quốc vươn lên nhanh chóng trong khu vực châu Á. Trump phải ve vãn Nga để đưa Nga trở về và kiềm chế quá trình vươn lên tưởng như không thể nào ngăn chặn được của Trung Quốc.

Nga – Nhật nồng ấm, ''Bộ Tứ'' dễ bề kiềm chế Trung Quốc

Trọng Thành

mediaCuộc họp 2+2 Nga-Nhật. Từ phải qua trái, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Shoigu, ngoại trưởng Nhật Kono, ngoại trưởng Nga Lavrov và bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Onodera, Matxcơva, 31/07/2018.REUTERS/Maxim Shemetov
Từ hơn nửa năm nay, chủ trương hợp tác "Bộ Tứ" (bao gồm bốn quốc gia Mỹ-Nhật-Úc-Ấn) tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, để kiềm chế thế lấn tới của Trung Quốc, được quảng bá rộng rãi. Thế nhưng vai trò của nước Nga ra sao trong cục diện mới này ? RFI giới thiệu các nhận định của tiến sĩ Vinay Kaura. Theo chuyên gia Ấn Độ, nếu quan hệ Nga – Nhật nồng ấm, "Bộ Tứ" sẽ dễ bề hợp tác, ngăn chặn tham vọng thống trị của Bắc Kinh.





Bài viết của tiến sĩ Vinay Kaura (1), chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại Học Sarday Patel, bang Rajasthan, được đăng tải hôm qua, thứ Ba 31/07/2018, đúng vào ngày diễn ra cuộc đối thoại theo cơ chế 2+2, giữa các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Nga – Nhật. Về phía Nga, có ngoại trưởng Serguei Lavrov và bộ trưởng Quốc Phòng Serguei Choigou, về phía Nhật là ngoại trưởng Taro Kono và bộ trưởng Quốc Phòng Itsomori Onodera.
Đối thoại 2+2 với một quốc gia không đồng minh
Nhà nghiên cứu Ấn Độ đặc biệt chú ý đến cuộc họp Nga – Nhật ngày hôm qua, thứ Ba 31/07/2018, tại Matxcơva, theo cơ chế 2+2. Vậy vì sao cơ chế này lại được chú ý như vậy ?

Việt nam đang có xu hướng rời Trung?

Có khá nhiều lý do, động thái, và biểu hiện để nhận biết được Việt nam đang nghiêng về nước nào trong quá trình đối ngoại của mình. Trong hàng thập niên kể từ sau cuộc chiến tranh Việt - Pháp kết thúc, với sự gia tăng ý thức hệ, Việt nam gần như đi theo con đường mà ĐCS đã chọn, với sự bao phủ của Trung Quốc dựa trên ý thức hệ tương đồng.

Lá cờ Đài Loan được treo ngang với lá cờ Việt nam và Hoa kỳ.
Cho đến nay, Việt - Trung vẫn giữ mối quan hệ hòa hảo theo hướng đại cục. Và trong những yếu tố then chốt Việt - Trung là tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Bắc Kinh theo nguyên tắc 'một Trung Quốc'. Có nghĩa những vùng như Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan là lãnh thổ thuộc Trung Quốc, và quan hệ đối với các khu vực này chỉ dừng ở cấp lãnh thổ.

TRUNG QUỐC XUỐNG "GIỌNG SỀ", TỎ LỄ ĐỘ VỚI MỸ

Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?

Print Friendly, PDF & Email
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?” nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc – Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung – Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết: 
Chúng tôi cho rằng quan hệ Trung – Mỹ đúng là đứng trước thách thức lớn; trên thực tế chiến tranh thương mại là quá trình định nghĩa lại mối quan hệ Trung – Mỹ sau khi so sánh lực lượng hai nước và tình hình quốc tế đã có biến đổi. Nhưng khả năng Trung – Mỹ đi tới đối kháng toàn diện là cực thấp. Nước Mỹ tồn tại nguyện vọng ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy, đồng thời vẫn muốn tối đa hóa lợi ích trong mỗi thời kỳ của dân chúng Mỹ; chính sách quốc tế của Mỹ nhất định sẽ là kết quả do hai khuynh hướng đó tạo ra.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Ông Trump nhắm "cú đấm thuế" sốc với hàng Trung Quốc; Trump đang thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại?

Nhiều giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tại Nhà Trắng hôm 25/7, ông đã tweet: “Thuế quan là điều tuyệt vời nhất! Một quốc gia đối xử với Mỹ bất công về thương mại hoặc là phải đàm phán một thỏa thuận công bằng, hoặc họ sẽ bị đánh thuế”.

Trump_Juncker
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude-Juncker cùng đi tới Vườn Hồng, Nhà Trắng để họp báo chung hôm 25/7. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Trước cuộc gặp Trump – Juncker, Liên minh Châu Âu (EU) đã thề sẽ chơi rắn với Mỹ. EU đã đe dọa rằng họ sẽ đánh thuế lên 294 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ nếu ông Trump áp thuế nhập khẩu lên ôtô và phụ tùng ôtô sản xuất tại EU.

SÓNG GIÓ BẮT ĐẦU NỔI Ở BẮC KINH; ẢNH ÔNG TẬP CẬN BÌNH ĐƯỢC GỠ BỎ BỚT

Sóng gió dồn dập có thể làm suy giảm quyền lực tuyệt đối của ông Tập

Cuộc đối đầu thương mại với Mỹ hay vụ bê bối vắc xin làm dấy lên hoài nghi về các chính sách và quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã nắm trong tay quyền lực tuyệt đối khi quốc hội xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của ông vào đầu năm nay. Nhưng chỉ vài tháng sau, Trung Quốc liên tiếp hứng chịu nhiều sóng gió, khi kinh tế tăng trưởng chậm lại, cuộc đối đầu thương mại với Mỹ nổ ra và gần đây nhất là vụ bê bối vắc xin rởm, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về quyền lực của ông, theoNYTimes.

CĂN CỨ VÀO CHỦ THUYẾT MARX-LÊ: ĐẾ QUỐC CS TRUNG HOA CHẮC CHẮN SẼ BỊ SỤP ĐỔ


Soi sáng chiến tranh thương mại do Mỹ phát động bằng chủ nghĩa Marx-Lenin



 
Chu Mộng Long:
Tiêu đề bài viết này sẽ làm cho nhiều người bật cười. Soi ánh sáng chủ nghĩa Marx-Lenin vào cuộc chiến tranh do ông trùm chủ nghĩa tư bản phát động khác nào lấy hồn Trương Ba soi vào da anh Hàng thịt?

Nhưng sự đời chẳng biết ai hồn Trương Ba, ai da Hàng thịt. Bài bình luận này hoàn toàn khách quan, không định kiến ý thức hệ và chính trị.
Marx và sau đó là Lenin đặc biệt quan tâm đến chủ nghĩa đế quốc, một hình thái chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền kinh tế kéo theo độc tài chính trị, và tất yếu sinh ra chủ nghĩa quân phiệt đe dọa loài người.
Các nhà tuyên giáo Việt Nam gần đây hay nói đến “chủ nghĩa tư bản thân hữu” hay “lợi ích nhóm” mà quên rằng, lợi ích nhóm là tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Có điều ở chủ nghĩa tư bản hiện đại, các nhóm lợi ích bị tách ra khỏi nhà nước, nhà nước chỉ đóng vai trò trọng tài để các nhóm lợi ích cạnh tranh tự do trong thị trường tự do. Trong khi chủ nghĩa tư bản ở các nước độc tài, các nhóm lợi ích gian lận được nhà nước bảo kê và trở thành tư bản độc quyền. Tất nhiên, ở những nhà nước độc tài nhỏ, các nhóm lợi ích của nó không chỉ dựa vào nhà nước nhỏ trực tiếp bảo kê cho nó mà còn phụ thuộc vào nhà nước độc tài lớn hơn bảo kê. Nhà nước độc tài lớn đó mới là hiện thân của chủ nghĩa đế quốc.
Không thể nghi ngờ Trung Quốc đang là một đế quốc mà sức bành trướng của nó đang phủ khắp thế giới gây mối nguy toàn cầu. Sức mạnh bành trướng ấy nhờ các thủ đoạn:
1) Vơ vét tài nguyên trong nước lẫn tài nguyên các nước phụ thuộc bất chấp vấn đề môi trường để làm giàu.
2) Bảo kê, thực chất là thôn tính các tập đoàn tư bản thân hữu ở các nước phụ thuộc, trong đó có những trò lập đặc khu kinh tế, mua bán người, cờ bạc, đĩ điếm, và sản xuất hàng hóa độc hại. Kể cả thôn tính luôn các tập đoàn ở các nước tư bản hiện đại như Mỹ và châu Âu bằng các trò hợp tác và buôn bán gian lận.
3) Thuê nhân công với giá rẻ mạt để bóc lột. Vơ vét thuế của dân để nuôi dưỡng bộ máy khổng lồ của nhà nước, nuôi dưỡng lực lượng chuyên chính để đàn áp dân.