Nhiều giờ trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tại Nhà Trắng hôm 25/7, ông đã tweet: “Thuế quan là điều tuyệt vời nhất! Một quốc gia đối xử với Mỹ bất công về thương mại hoặc là phải đàm phán một thỏa thuận công bằng, hoặc họ sẽ bị đánh thuế”.
Trước cuộc gặp Trump – Juncker, Liên minh Châu Âu (EU) đã thề sẽ chơi rắn với Mỹ. EU đã đe dọa rằng họ sẽ đánh thuế lên 294 tỷ USD hàng hóa nhập từ Mỹ nếu ông Trump áp thuế nhập khẩu lên ôtô và phụ tùng ôtô sản xuất tại EU.
Nhiều người đã lo lắng về một cuộc xung đột thương mại lớn Mỹ-EU sắp diễn ra. Liên minh Châu Âu là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Một cuộc chiến tranh với quy mô như vậy sẽ giống như cuộc chiến một mất một còn giữa hai chú mèo Kilkenny. Cả hai bên có thể đều sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
Nhưng EU dường như đã đầu hàng. Mỹ được cho là đã có được đảm bảo những nhượng bộ chính từ EU. Liên minh Châu Âu đã không chỉ đồng ý giảm thuế quan, mà còn nhập khẩu nhiều hơn hàng nông sản và khí hóa lỏng của Mỹ. Ngoài ra, ông Trump đã thông báo rằng hai nền kinh tế lớn này sẽ làm việc cùng nhau để hướng tới ba không: không thuế quan, không trợ cấp, và không hàng rào thương mại phi thuế quan.
Những tin tức tốt về thương mại gần đây không chỉ là các thỏa thuận đạt được với EU. Vào ngày 26/7, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã nói với Ủy ban Phân bổ Thượng viện rằng Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ mới (NAFTA) đã gần đàm phán xong. Ông Lighthizer kỳ vọng thỏa thuận mới này giữa Mỹ, Canada và Mexico sẽ “có lợi cho công nhân, nông dân, chủ trang trại và doanh nghiệp Mỹ”.
Ông Trump đang chiến thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại. Những người phê bình và một số đồng minh của ông Trump đã đặt câu hỏi về chiến lược chống lại các cuộc chiến thương mại trên tất cả các mặt trận. Họ nói rằng rủi ro Mỹ bại trận là quá lớn. Theo họ, người khôn ngoan thông thường sẽ tập trung vào một đối thủ, đánh bại anh ta trước khi chuyển sang tấn công đối thủ tiếp theo.
Nhưng đó không phải là cách mà ông Trump muốn làm. Có thể khả năng thiên tài của ông Trump nằm ở điểm này. Đó có lẽ là lý do vì sao ông Trump là tỷ phú, còn đa phần những người gièm pha ông lại không đạt được thành công như thế. Sự trỗi dậy của ông Trump như một lực lượng chính trị ưu tú về cơ bản là lịch sử bất chấp những sự thừa nhận.
Ông Trump biết nghệ thuật chiến tranh đỉnh cao là chinh phục kẻ thù mà không cần chiến đấu. Những tranh cãi thương mại có thể gây tổn thương và các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần. Nếu những xung đột thương mại này dẫn tới nền kinh tế Mỹ tụt dốc, cử tri Mỹ có thể sẽ nhanh chóng quay lưng lại với ông Trump và Đảng Cộng hòa. Nhưng Tổng thống Trump vẫn hào hứng thảo luận và mang theo một cây gậy lớn về thương mại. Các đồng minh như Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu đã cau mày.
Ông Trump cũng hiểu rõ nên tấn công đối thủ vào thời điểm nào. Sau khi thông qua dự luật cắt giảm thuế, ông Trump đã có thể thực thi các đề xướng quan trọng khác ví như kế hoạch cơ sở hạ tầng. Nhưng ông đã không lựa chọn làm thế vì ông biết những cải cách đó cần phải chờ thực hiện sau. Nền kinh tế Mỹ đang sôi động, các doanh nghiệp Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm hơn so với lực lượng lao động. Đây là lần đầu tiên nước Mỹ đạt được điều này kể từ khi Cục Thống kê Lao động bắt đầu thu thập số liệu về lao động, việc làm năm 2000. Đây là thời điểm hoàn hảo để giải quyết một số điểm với các đối tác thương mại, ông Trump nghĩ như vậy và đã làm thế.
Quan trong hơn cả, ông Trump biết rõ về những điểm yếu của đối thủ và không ngần ngại khai thác điều đó. Hãy lấy EU làm ví dụ. Trong chiến tranh thương mại, EU hoặc là phải sát cánh cùng Mỹ, hoặc họ có thể liên minh với Trung Quốc. EU và Mỹ chia sẻ nhiều giá trị cốt lõi như nền tự do, dân chủ, pháp quyền, tự do tôn giáo, nhân quyền… những điều mà Trung Quốc không có. Không những thế, Mỹ là thực thể duy nhất có thể đảm bảo an ninh và bảo vệ Liên minh Châu Âu.
Trung Quốc có thể không quan tâm hoặc có lẽ họ còn thích sự bành trướng của Nga và mối đe dọa hạt nhân của Iran nhắm vào EU. Trung Quốc vốn rất nổi tiếng về phá vỡ luật lệ trong các tổ chức quốc tế dựa trên luật lệ. Các nước Châu Âu, cũng như Mỹ là nạn nhân của chiếc lược đánh cắp sở hữu trí tuệ công khai và quy mô lớn của Trung Quốc. Ông Trump biết tất cả những điều nêu trên sẽ khiến EU không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chọn liên kết với Mỹ.
Với việc hòa hoãn với EU, ông Trump bây giờ có thể quay sang tập trung nhắm về phương Đông. Nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu đang suy yếu. Chứng khoán của nước này đã rơi vào thị trường gấu – cổ phiếu đang không ngừng rớt giá. Thị trường cổ phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ. Một con sóng thần đang đánh vào khu vực cho vay liên ngân hàng của chế độ Bắc Kinh. Trong cuộc đối đầu trực diện với Mỹ, nền Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm lại, sẽ có khuynh hướng xuống dốc, dẫn tới mất hàng triệu việc làm và gia tăng bất ổn xã hội. Đó là điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không bao giờ muốn chứng kiến.
Ông Trump sẽ không phung phí cơ hội này. Trong khi mức thuế 25% áp lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã có hiệu lực, ông Trump lại tiếp tục đề xuất gói áp thuế thứ hai khoảng 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Mỹ cũng đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế tất cả hơn 500 tỷ USD hàng hóa mà Trung Quốc xuất sang Mỹ hàng năm. ĐCSTQ không có cách nào để đấu với chiến lược đánh mạnh, thắng nhanh của ông Trump. Chế độ Bắc Kinh hiểu rằng đó là một cuộc chơi nguy hiểm mà họ khó có thể giành phần thắng. Trung Quốc sẽ phải bước vào bàn đàm phán và sẽ phải nhượng bộ ông Trump. Đó không còn là vấn đề Trung Quốc có nhượng bộ hay không mà chỉ là vấn đề khi nào.
Bất chấp những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, những thỏa thuận thương mại mà ông Trump đạt được với các đối tác, các bài báo trên truyền thông dòng chính tại Mỹ vẫn đầy những tính từ như “thất thường“, “hỗn loạn“, và “không mạch lạc” khi đề cập tới các chính sách của Tổng thống Mỹ. Đây một phần là vì đa số nhà báo trên truyền thông dòng chính Mỹ là những người chống Trump và thân Đảng Dân chủ. Nói cách khác, những nhà báo này dường như không chịu nỗ lực để hiểu suy nghĩ của ông Trump. Họ bác bỏ tất cả các ý tưởng của Tổng thổng Đảng Cộng hòa và tin rằng họ nên cười nhạo và phủ địch những ý tưởng đó.
Tất nhiên, họ hoàn toàn sai. Tờ The Nation, không phải là báo cánh hữu, hôm 24/7 đã đăng bài xã luận đánh giá rằng chính sách của ông Trump thực tế được định hướng bởi một chiến lược đã được tính toán kỹ lưỡng. Những đề xướng thương mại của ông Trump cũng có chủ đề bao quát. Mục tiêu của những chính sách thương mại này là tạo ra thương mại công bằng và có đi có lại. Thuế quan là phương tiện để chiến đấu trong các cuộc chiến tranh thương mại, chứ nó không bao giờ là đích đến. Và dường như cuộc tấn công của ông Trump đang hiệu quả.
Theo Epoch Times
Tân Bình biên dịch
Ông Trump nhắm "cú đấm thuế" sốc với hàng Trung Quốc
01/08/2018 07:57
(NLĐO) - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đề xuất tăng thuế quan lên tới 25% so với kế hoạch 10% trước đó đối với 200 tỉ hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, nhằm gia tăng áp lực đề Bắc Kinh quay lại bàn đàm phán.
Bloomberg ngày 1-8 dẫn ba nguồn thạo tin cho biết thông tin trên.
Hiện Mỹ đã áp đặt thuế quan 25% lên 34 tỉ hàng hóa Trung Quốc vào đầu tháng 7 và giai đoạn rà soát số hàng nhập khẩu trị giá 16 tỉ USD từ nền kinh tế số 2 thế giới sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (1-8).
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế thêm 200 tỉ hàng hóa Trung Quốc nữa ở mức 10%. Thế nhưng, chính quyền của ông có thể sẽ tăng mức này lên tới 25% trong một thông báo Đăng ký Liên bang vào những ngày sắp tới, theo một nguồn tin. Cũng theo các nguồn tin, sự thay đổi này vẫn chưa là quyết định cuối cùng và còn phải trải qua xem xét công khai.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên ngoài Đại lễ đường nhân dân tại Bắc Kinh. Ảnh: TNS
Trong khi đó, các đại diện Bộ Tài chính Mỹ và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ có các cuộc đối thoại kín giữa lúc hai bên tìm cách thúc đẩy đàm phán.
Giai đoạn thu thập ý kiến công chúng đối với gói thuế nhằm vào 200 tỉ USD hàng Trung Quốc sẽ khép lại vào ngày 30-8 sau phiên điều trần công khai từ ngày 20 đến 23-8, theo văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ. Việc thông báo mức thuế quan cao hơn sẽ phải đưa ra trước cuộc điều trần và sẽ gởi một tín hiệu cho thấy chính quyền của ông Trump đang gia tăng áp lực trên Trung Quốc để có được những nhượng bộ nghiêm túc.
Theo các nguồn tin, ông Trump đã chỉ đạo đại diện thương mại Robert Lighthizer tăng mức thuế lên 25%. Theo Bloomberg, môt nguồn tin cho biết Mỹ sẽ cố gắng giành được những nhượng bộ nhất định và nếu Trung Quốc đồng ý, có khả năng Mỹ sẽ dừng kế hoạch tăng cường thêm thuế.
Trong khi đó, về phía Trung Quốc, trong bài viết trên báo The South China Morning Post hôm 27-7, chuyên gia kinh tế Fraser Howie nhận định xuất phát từ việc Tổng thống Trump thực thi chính sách "Nước Mỹ trên hết", Trung Quốc đang phải phản ứng giống như cách nước này thường làm mỗi khi lường trước rắc rối về kinh tế - đó là bơm tiền vào hệ thống tài chính.
Theo đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã đẩy thêm một khoản tiền lớn tương ứng hơn 74 tỉ USD vào hệ thống vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thêm vào đó, Hội đồng Nhà nước cũng thông báo dành 200 tỉ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời hạ giá đồng nội tệ so với USD xuống 6,8% nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Vị chuyên gia nhận định đối với một số người, biện pháp nới lỏng cả tài chính và tiền tệ nhanh chóng của Bắc Kinh có vẻ tốt, nhằm ngăn chặn điều tồi tệ nhất có thể xảy ra sau "cú đấm thuế" trị giá 200 tỉ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, "đây là dấu hiệu của sự hỗn loạn thực sự".
Rõ ràng, ông Trump đã "đẩy Trung Quốc ra khỏi trật tự của của chính nước này" - chuyên gia Howie bình luận.
Đỗ Quyên (Theo Bloomberg, SCMP)
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét