Trung Quốc tìm cách lấy lòng Tiến sĩ Mahathir Mohamad
(GDVN) - Cạnh tranh Trung - Mỹ leo thang và hình ảnh sa sút trong mắt cộng đồng quốc tế cần vực dậy là động lực để Bắc Kinh trải thảm đỏ đón Thủ tướng Malaysia.
Philippines đồng ý "khai thác chung" ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ thắngNhập thất Bắc Đới Hà và thế bí của ông TậpMỹ sẽ không cho phép Trung Quốc viết lại luật chơi ở Biển Đông
SCMP ngày 17/8 bình luận, trong bối cảnh quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng, Bắc Kinh trải thảm đỏ đón Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong chuyến công du 5 ngày của ông để tìm cách lấy lòng nhà lãnh đạo này.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tiến sĩ Mahathir Mohamad bắt đầu từ thứ Sáu 17/8 đến thứ Ba 21/8. Ông là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới Trung Quốc saucuộc họp không chính thức tại Bắc Đới Hà kết thúc.
Xung đột kinh tế và thương mại, an ninh Trung - Mỹ leo thang và sự gia tăng cảnh giác của phương Tây về tham vọng siêu cường của Trung Quốc, đã thúc đẩy một cuộc tranh luận sôi nổi tại quốc gia này về việc có cần điều chỉnh chính sách đối ngoại đang ngày càng hiếu chiến hay không.
Tỷ phú Jack Ma đón Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đến thăm doanh nghiệp của mình tại Hàng Châu, ảnh: SCMP. |
Trong bối cảnh ma sát và nghi ngờ gia tăng, Trung Quốc có thể cảm thấy cần phải tiếp cận một cách khiêm tốn hơn để tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước láng giềng nhỏ hơn họ như Malaysia.
Tiến sĩ Mahathir Mohamad đã tới Hàng Châu hôm thứ Sáu để thăm các công ty công nghệ, doanh nghiệp sản xuất ô tô trước khi đến Bắc Kinh hôm nay để gặp ông Tập Cận Bình, ông Lý Khắc Cường.
Bắc Kinh rất muốn xây dựng niềm tin chính trị với chính phủ mới ở Malaysia, một quốc gia quan trọng với sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình, cũng như một mối quan hệ mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á trong lúc Trung Quốc gây nhiều tranh chấp ở Biển Đông.
Thời Ân Hoằng, một giáo sư từ Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, bình luận: "Trung Quốc đã kiên nhẫn hơn so với cách tiếp cận 5, 6 năm trước, và sẵn sàng thỏa hiệp hơn. Có những dấu hiệu điều chỉnh rõ ràng."
Theo ông Thời Ân Hoằng, ví dụ rõ ràng nhất là phản ứng của Trung Quốc với quyết định của Thủ tướng Mahathir Mohamad về việc đình chỉ ít nhất 3 dự án lớn do Bắc Kinh đầu tư tại quốc gia này.
"Tại sao phải sợ Trung Quốc? Mọi giao dịch thua lỗ với Trung Quốc phải kết thúc" |
Trái ngược với các tuyên bố cứng rắn nhằm vào Manila sau Phán quyết Trọng tài 12/7/2016, Bắc Kinh không phát động cuộc chiến tuyên truyền chống lại Kuala Lumpur.
Có thể hiểu rằng Malaysia đang lo lắng về dòng vốn đầu tư đột ngột và lớn như vậy từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã thấy điều đó và có thái độ khiêm tốn trước phản ứng dữ dội từ Kuala Lumpur, Giáo sư Thời Ân Hoằng lý giải.
Ông Hoằng cũng cảnh báo rằng, Malaysia không nên ra giá quá cao khi đàm phán với Trung Quốc, thiết lập lại các điều khoản của 3 dự án này.
Để xây dựng quan hệ với chính phủ mới ở Malaysia và khởi động lại các dự án bị đình trệ, Trung Quốc đã cử ông Vương Nghị - Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng, và Phó trưởng ban Liên lạc quốc tế Đảng Cộng sản Trung Quốc Guo YeZhou đi Kuala Lumpur nói chuyện với ông Mahathir Mohamad.
Giáo sư Hứa Lợi Bình từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh hy vọng sẽ "xây dựng niềm tin chính trị" với chính quyền Mahathir Mohamad.
Nhưng ông Ngô Sỹ Tồn từ Viện Nghiên cứu Biển Đông lại cho rằng, lập trường của Tiến sĩ Mahathir Mohamad về Biển Đông "có khả năng phá vỡ nỗ lực tinh tế của 2 nước để xây dựng lòng tin".
Nhà lãnh đạo 93 tuổi phản đối quân sự hóa Biển Đông và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, không có tàu chiến của quốc gia nào nên đóng quân vĩnh viễn ở Biển Đông.
Nguồn:
https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2160087/china-take-humble-tack-win-over-malaysian-prime
Thủ tướng Malaysia nói không ủng hộ ‘chủ nghĩa thực dân’ kiểu mới
Vị thủ tướng 92 tuổi của Malaysia hôm thứ Ba (21/8) đã thẳng thắn bày tỏ thái độ của ông về hàng loạt dự án đầu tư của Trung Quốc tại Malaysia, và phản đối một phiên bản mới của “chủ nghĩa thực dân”.
Hôm thứ Ba (21/8), Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết ông có kế hoạch tạm hoãn hoặc hủy bỏ một số dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trị giá 22 tỷ USD sau khi trình bày sự phản đối của ông đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba (21/8) tại Trung Quốc, ông Mahathir cho biết ông đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác rằng Malaysia cần cắt giảm gánh nặng nợ nần và không đủ khả năng chi trả cho các dự án đó.
“Họ biết quan điểm của chúng tôi”, thủ tướng nói với các phóng viên trong các phát biểu trên truyền hình. “Họ hiểu vấn đề của chúng tôi. Họ hiểu tại sao chúng tôi phải giảm nợ.”
Đóng băng các dự án
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Mahathir là lần đầu tiên ông kể từ khi ông thắng cử vào tháng Năm. Kể từ khi vận động tranh cử đến nay, ông đã nhiều lần chỉ trích các dự án cao cấp của Trung Quốc tại Malaysia, cũng như nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, theo Wall Street Journal (WSJ).
Chính phủ của ông Mahathir đã đóng băng các dự án của Trung Quốc nhằm xây dựng một tuyến đường sắt trị giá 20 tỷ đô la và hai đường ống dẫn năng lượng ở Malaysia, trong khuôn khổ dự án Vành đai và Con đường mà Malaysia tham gia với Trung Quốc. Các dự án này được thông qua vào năm 2016 dưới chính phủ của người tiền nhiệm Najib Razak.
Chính phủ của ông Mahathir đang điều tra xem liệu một số quỹ cho các hợp đồng mà Trung Quốc hậu thuẫn có phải đã được chuyển sang trả nợ cho quỹ đầu tư nhà nước, 1Malaysia Development Bhd., Hay 1MDB.
Các quan chức Malaysia tin rằng một nhân vật trung tâm trong vụ bê bối 1MDB, nhà tài chính Malaysia Jho Low, đang sống ở Trung Quốc để tránh bị bắt giữ. Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, ông Mahathir nói rằng ông đã không gây áp lực với Trung Quốc nhằm dẫn độ của ông Low, một điều mà ông dự kiến nêu ra.
“Chủ nghĩa thực dân mới”
Hôm thứ Hai, Thủ tướng Malaysia Mahathir và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đồng ý tăng cường hợp tác song phương và thúc đẩy thương mại hai chiều, chẳng hạn Trung Quốc sẽ tăng mua hàng nông sản Malaysia như dầu cọ.
Tuy nhiên, các dấu hiệu về ma sát đã xuất hiện. Trước mặt báo giới, khi ông Lý hỏi liệu Malaysia có đứng vững với Trung Quốc trong việc bảo vệ thương mại tự do hay không, ông Mahathir trả lời: “Thương mại tự do cũng nên là thương mại công bằng.”
“Chúng tôi không muốn xảy ra tình huống về phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân bởi vì các nước nghèo không thể cạnh tranh với các nước giàu về mặt thương mại tự do, cởi mở”, WSJ trích lời ông Mahathir.
Trước đó, ông Mahathir đã sử dụng phần đầu tiên trong chuyến thăm của mình để quảng cáo cho các khoản đầu tư mới của Trung Quốc. “Chúng tôi không chống lại các công ty Trung Quốc, nhưng chúng tôi đang chống lại việc vay tiền từ bên ngoài và có các dự án không cần thiết và rất tốn kém”, ông Mahathir nói hôm Chủ nhật tại một diễn đàn do Câu lạc bộ Doanh nhân Trung Quốc tổ chức.
Mai Liên
Có thể bạn quan tâm:
Hồng Thủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét