Vòng đàm phán thương mại mới đây giữa Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc trong thất bại. Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đưa tin, khi đàm phán phía Trung Quốc hứa tiếp tục mở cửa thị trường và tăng cường mua các sản phẩm của Mỹ, đảm bảo ổn định tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ, nhưng Mỹ chú trọng hơn về vấn đề mang tính tổ chức như chuyện bảo hộ của chính phủ Trung Quốc và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, phía Trung Quốc cho rằng mong muốn của Mỹ không thực tế, không khác gì bắt chẹt dọa nạt.
Liên Vân Cảng tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (Ảnh: Getty Images)
Đến nay, trọng tâm của sự khác biệt giữa hai bên dần lộ rõ: Washington muốn Bắc Kinh thay đổi mô hình phát triển, nhưng đối với Bắc Kinh thì đây lại là chìa khóa của “Giấc mơ Trung Quốc” nên không thể nhượng bộ. Tại sao? Vì điều này liên quan đến tính hợp pháp và tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Liệu nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ đánh đến cùng với Mỹ bất chấp tương lai đất nước? Hai chuyên gia Hồ Bình (Hu Ping) – Chủ biên của Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh, nhà sử học và bình luận viên độc lập Trương Lập Phàm (Zhang Lifan) đã có những chia sẻ về vấn đề này.
Đàm phán mới kết thúc trong vô vọng, Trung Quốc khó bỏ cuộc
Chủ biên danh dự Hồ Bình của Tạp chí Mùa xuân Bắc Kinh cho biết, trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung lần này, Trung Quốc đồng ý mua thêm nhiều sản phẩm của Mỹ và mở cửa hơn nữa thị trường Trung Quốc, nhưng đối với đề xuất cải cách cơ cấu và thay đổi chính sách công nghiệp của phía Mỹ thì Trung Quốc đã kiên quyết từ chối. Trong thực tế, Mỹ quan tâm nhất là vấn này chứ không chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại; mong muốn lớn hơn của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc dùng thủ đoạt bất chính trong tìm kiếm công nghệ cao để thách thức Mỹ.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có dân số gấp bốn lần Mỹ, chỉ cần GDP đầu người đạt một phần tư của Mỹ là có thể ngang bằng với Mỹ. Nhưng ngay cả như vậy, Mỹ vẫn có sức mạnh công nghệ cao mạnh nhất và sức mạnh quân sự vô địch. Còn Trung Quốc đang xây dựng kế hoạch “Made in China 2025”, trong kế hoạch này nếu bằng thủ đoạn bất chính Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về công nghệ cao. Trong một thời gian dài trước đây Trung Quốc chú trọng tuyên truyền về sức mạnh quốc gia, loại tuyên truyền này cho dù có phóng đại nhưng tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc cũng là một thực tế khách quan, nếu được kết hợp với thủ đoạn bất chính nữa thì chắc chắn Trung Quốc sẽ có ngày vượt qua Mỹ, gây ảnh hưởng đến vị trí của Mỹ và làm thay đổi bức tranh địa chính trị thế giới. Do đó, Mỹ đặc biệt lo lắng về điều này.
Mỹ cảnh giác nuôi hổ gây họa, không thể thỏa hiệp với độc tài
Chuyên gia Hồ Bình cho biết, cần lưu ý rằng cái gọi là phương Tây kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, trên thực tế là để kiềm chế sự trỗi dậy của độc tài, chống lại thủ đoạn bất chính trong tìm kiếm công nghệ cao và phát triển công nghiệp công nghệ cao. Nếu không, Mỹ không có lý do để kiềm chế, và cũng không thể kiềm chế Trung Quốc. Sự phát triển của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua là nhờ hợp tác và hỗ trợ kinh tế và thương mại của Mỹ. Sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, Mỹ phát hiện ra rằng đã vỡ mộng trong hy vọng kinh tế Trung Quốc phát triển sẽ thúc đẩy nước này đi vào con đường chính trị dân chủ; Mỹ thức tỉnh, phát hiện ra rằng hệ quả của thái độ thân thiện trong quá khứ có thể dẫn đến thực tế giống như nuôi hổ rước họa. Bên cạnh đó, kế hoạch “Made in China 2025” được đưa ra vào năm 2015 khi đưa ra còn chưa gây phản cảm đối với phương Tây, nhưng sau những ngôn từ tuyên truyền ca ngợi lòng tự hào dân tộc và sức mạnh Trung Quốc thống trị thế giới đã thành tiếng chuông cảnh tỉnh phương Tây; đã làm cho ông Trump được ủng hộ của hai đảng trong phát động cuộc chiến thương mại.
Mô hình Trung Quốc bị khắp nơi chỉ trích vì thủ đoạn bất chính
Ông Hồ Bình chỉ ra, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc hiện đang lập luận rằng bởi vì Trung Quốc trở nên mạnh mẽ đã làm cho Mỹ sợ mà tìm cách ngăn chặn kìm chế, vì vậy cuộc chiến thương mại giữa hai nước là không thể tránh khỏi. Tuyên truyền như vậy nhằm nhấn mạnh tính hợp pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc, và thực tế có ảnh hưởng đáng kể, nhưng điều đó là sai trái. ĐCSTQ không bao giờ thẳng thắn về mô hình Trung Quốc được xây dựng trên thủ đoạn bạo lực đàn áp nhân quyền, thậm chí cái gọi là kế hoạch “Made in China 2025” cũng là dùng thủ đoạn bất chính, chỉ có các nước độc tài mới có thể thông qua thủ đoạn như vậy.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa trên lợi thế nhân quyền thấp. Điều này dường như là một hiện tượng tự nhiên, suy cho cùng sức lao động ở các nước nghèo thì thường có giá rẻ mạt. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục đè nén giá trị lao động. Vốn dĩ, người dân Trung Quốc có thể cải thiện mức sống của họ lên nhiều lần hơn nữa nhờ sự phát triển của đất nước, nhưng ĐCSTQ không nêu cao điều này. Đài Loan năm 1970 có chính sách mở cửa tương tự, trong khi nền kinh tế cất cánh thì khoảng cách giàu nghèo khá nhỏ, nhưng Trung Quốc ngày nay thì ngược lại, nguyên nhân là do nhà nước cố ý gây ra. Chính phủ phải giữ cho lớp người dưới đáy xã hội chìm trong nghèo khó kéo dài, giữ cho lực lượng lao động giá rẻ để duy trì lợi thế phát triển của đất nước. Những quốc gia phát triển sau muốn phát triển công nghệ cao là chính đáng, nhưng sử dụng quyền lực của chính phủ để ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ và buộc chuyển giao công nghệ là thủ đoạn bất chính.
Ngoài ra, giống như cách làm trợ cấp lớn của chính phủ đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyện này ở các nước dân chủ không thể làm được. Tóm lại, Trung Quốc dựa vào chế độ độc tài để có được những lợi thế phát triển, đây mới là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Hồ Bình cho biết việc sử dụng thủ đoạn không công bằng là cách duy nhất để Trung Quốc phát triển công nghệ cao: đi con đường “tà đạo” chính là đặc điểm phát triển của Trung Quốc. Thái độ hiện tại của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc rất nhất quán, bởi vì ĐCSTQ hiện đang quay trở lại làm trầm trọng thêm những hạn chế của hệ thống chính trị; giờ đây thủ đoạn độc tài của ĐCSTQ không chỉ không suy yếu mà còn được củng cố mạnh hơn, tất nhiên điều này đã dẫn đến sự phản đối từ mọi tầng lớp xã hội ở Mỹ. Trước đây, khi Trung Quốc lên kế hoạch “Made in China 2025” đã tự mãn sẽ bắt kịp Mỹ trong thời gian ngắn, cao giọng tuyên bố chính phủ có thể dùng tiền để đạt được những gì họ muốn, điều này khẳng định những lời chỉ trích của chính phủ Mỹ là không có gì quá đáng.
Vì tồn vong của thể chế, ĐCSTQ buộc phải chống Mỹ
Nhà nghiên cứu lịch sử và bình luận viên độc lập Trương Lập Phàm chỉ ra, vấn đề cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ sóng sau xô sóng trước chính là cái bẫy Thucydides mà trước đây nhiều bình luận đã chỉ ra.
Chiến lược của Trung Quốc chắc chắn là muốn thành ông chủ của thế giới, vì vậy sẽ có những giới hạn nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, trong đó điểm mấu chốt là sẽ không chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào làm hỏng “giấc mơ Trung Quốc”. Họ nhấn mạnh quyền được phát triển của họ. Khi có một cường quốc mới nổi lên, chắc chắn sẽ thách thức vị trí nước lớn hiện hữu, tuy nhiên cuộc chiến thương mại là để ngăn chặn sự trỗi dậy của đất nước Trung Quốc với nền chính trị độc tài, bởi vì điều này đe dọa hòa bình thế giới và an ninh con người. Từ logic này, cho dù đặt trong lợi ích của Mỹ hay trong tình hình toàn cầu, Mỹ sẽ phải ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, còn Trung Quốc chắc chắn đã ở trong trạng thái chuẩn bị.
Ông Trương Lập Phàm đã chỉ ra rằng ĐCSTQ sẽ không thay đổi, bởi vì chống lại Mỹ là cách để đảm bảo sự tồn tại của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Nếu ĐCSTQ chấm dứt cuộc chiến thương mại theo yêu cầu của Mỹ, như vậy sẽ phải thay đổi kết cấu mô hình tổ chức của ĐCSTQ. Trong khi hệ thống quốc gia hiện tại của ĐCSTQ là có lợi nhất cho việc duy trì quyền lực của nhà cầm quyền này. Cuộc chiến Trung – Mỹ là không thể tránh khỏi.
“Vì nghèo, phải ăn cắp”, thế giới văn minh không thể chấp nhận
Ông Trương Lập Phàm cho rằng ĐCSTQ nhấn mạnh quyền được phát triển. Trong cuộc đàm phán này, phía Mỹ đưa ra yêu cầu với 140 khoản, và ĐCSTQ đã không chấp nhận một phần ba trong số đó, nhấn mạnh rằng không được phép có điều khoản nào gây cản trở sự phát triển của Trung Quốc.
Các vấn đề như sở hữu trí tuệ và trợ cấp của chính phủ Trung Quốc chính là mục tiêu mà Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi, nhưng đây lại là vấn đề lợi ích cốt lõi của ĐCSTQ. Trong thời đại ông Giang Trạch Dân, Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là kế hoạch 948, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về khoa học công nghệ của nước ngoài. Kế hoạch này đã đưa vào hoạt động trong nhiều năm, trong đó được sự tài trợ lớn từ chính phủ. Thủ đoạn này là chính sách quốc gia kéo dài của ĐCSTQ, vì nhà cầm quyền ĐCSTQ muốn lợi dụng công nghệ nước ngoài để vượt qua Mỹ. Đến nay ĐCSTQ không từ bỏ ý định này.
Hiện nay, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đang kích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa. Đây là trò dàn cảnh quen thuộc. Không chỉ để cho người trong nước xem, mà còn để cho thế giới xem, tuyên bố “Trung Quốc là một nước đang phát triển”, Trung Quốc ủng hộ thương mại tự do, nhưng có nước lớn cản trở ức hiếp, Trung Quốc có quyền phát triển. Tuy nhiên, e rằng ĐCSTQ khó nhận được sự đồng cảm của quốc tế. Bất kể ra sao, hành vi trộm cắp không thể biện minh được. Logic “vì nghèo nên phải ăn cắp” không thể được các nước văn minh tán đồng. Ngay cả Malaysia cũng đã thẳng thắn lên tiếng rằng thương mại phải công bằng, chống lại ĐCSTQ “lấy của đè người”. Hiện chỉ còn một số nước châu Phi bị rơi vào bẫy của ĐCSTQ.
Xung đột Mỹ – Trung không giống Mỹ – Nhật
Ông Trương Lập Phàm cho rằng, hoàn toàn ngược lại quan điểm của truyền thông nhà nước Trung Quốc, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tất nhiên liên quan đến ý thức hệ, mặc dù nhìn từ lợi ích riêng thì Mỹ không muốn bất kỳ quốc gia nào qua mặt.
Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản cũng bị Mỹ kiểm soát, nhưng trường hợp Trung Quốc hiện nay không thể giống như trường hợp Nhật Bản trước đây. Trong thực tế, sự trỗi dậy của Nhật Bản là kết quả tất yếu sau khi được Mỹ chuyển đổi hệ thống chính trị, từ góc nhìn này thì chính Mỹ đã tạo ra sự thịnh vượng của Nhật Bản; hai nước chia sẻ những giá trị chung và hệ thống chính trị. Nhưng hiện nay Mỹ buộc ĐCSTQ phải thay đổi cấu trúc kinh tế sẽ gây nguy hiểm cho sự sống còn của ĐCSTQ.
Nhật Bản không cần bên ngoài can thiệp thay đổi hệ thống chính trị của họ, chính chính phủ Nhật Bản thường xuyên tự thay đổi. Cách làm của Mỹ đối với Nhật Bản trong quá khứ không làm tổn thương hệ thống kinh tế của Nhật Bản. Vì thế mối quan hệ Mỹ – Trung không thể so sánh được với mối quan hệ Mỹ – Nhật. Mỹ cạnh tranh với Nhật Bản chỉ vì lợi ích kinh tế, còn Mỹ với Trung Quốc vượt ngoài phạm vi kinh tế, đó là vấn đề chính trị và ý thức hệ.
Tư duy truyền thống của ĐCSTQ bị cô lập
Ông Trương Lập Phàm cho rằng tư duy chính trị của ĐCSTQ liên quan đến truyền thống chính trị của Trung Quốc. Lịch sử của Trung Quốc nhấn mạnh vấn đề chính phủ thống nhất, chính quyền toàn năng, chính phủ kiểm soát mạnh mẽ để huy động nhân lực và vật lực khổng lồ nhằm xây dựng các công trình công cộng, thứ mà bây giờ gọi là “tập quyền độc tài”. Từ việc lôi kéo nhu cầu trong nước vào “Một vành đai Một con đường” hay “Made in China 2025” đều không thể tách rời kiểu tư duy này.
Trên đấu trường quốc tế cũng vậy, ĐCSTQ muốn thực hiện cái gọi là “thống nhất toàn thế giới”. Vấn đề là ĐCSTQ đã để lộ quá sớm tham vọng thành ông chủ thế giới. Nếu không có quá nhiều sự nhấn mạnh về cái gọi là “Quản trị toàn cầu”, “Phương án cống hiến trí tuệ Trung Quốc”, “Cộng đồng nhân loại chung số phận”, “Một vành đai Một con đường”… có lẽ quốc tế cũng không cảnh giác.
ĐCSTQ bây giờ giống như Mao Trạch Đông của năm xưa, muốn mở rộng hệ giá trị của mình cho toàn thế giới, suy nghĩ này khiến cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận. Vấn đề nữa là, triết lý chính trị của Trung Quốc tôn sùng thuyết âm mưu, cả binh pháp Tôn Tử cho đến thậm chí triết học Lão Từ đều dung túng việc dùng mọi phương tiện nào cần thiết để gặt hái thành công, cho rằng như vậy là thành công. Vô số kiểu thành công của Trung Quốc dựa vào hành động không từ thủ đoạn. Tư duy này hoàn toàn khác với tính thành tín, siêng năng, nguyên tắc và sự công bằng của nền văn minh Kitô giáo phương Tây. Như vậy, các giá trị cốt lõi mà Trung Quốc theo đuổi hoàn toàn trái ngược với các giá trị chính thống của thế giới. Đây là một lý do quan trọng giải thích nguyên nhân ngày nay Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế cô lập, nhưng ĐCSTQ lại từ chối thức tỉnh.
Blog Hứa Ba (Theo VOA)
Xem thêm:
- Trump: ‘Chưa phải lúc đàm phán với Trung Quốc về chiến tranh thương mại’
- Nội dung vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung lần thứ 4 được tiết lộ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét