Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Kinh tế Trung Quốc đang đứng trươc nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến

 

VietTimes -- Nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu tiếp tục “chững lại”. Và trong điều kiện cuộc xung đột thương mại với Mỹ leo thang, cùng với việc năm nay các khoản vay doanh nghiệp trở thành đắt hơn. Nền kinh tế Trung Quốc có thể đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến trước đó.
 Kinh tế Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tiếp tục “chững lại”.
Kinh tế Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tiếp tục “chững lại”.
Theo các nhà phân tích kinh tế Nga thuộc Tập đoàn tài chính quốc tế Tele Trade, nền kinh tế Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu tiếp tục “chững lại” dưới tác động của những nỗ lực giảm nợ công quá mức, cũng như của việc xung đột thương mại với Mỹ leo thang.
Theo Cục thống kê nhà nước Trung Quốc, trong tháng 07/2018, mức tăng sản lượng công nghiệp Trung Quốc tương đương với tăng trưởng 6% năm. Bằng mức tăng trưởng công nghiệp tháng 06/2018. Trong khi các nhà phân tích độc lập được Hãng tin Reuters phỏng vấn, dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình sẽ là 6,3%.

Doanh số bán lẻ trong tháng Bảy tăng 8,8%. Trong khi các nhà phân tích đã dự đoán tăng trưởng doanh số bán lẻ sẽ là 9,1%, sau mức tăng 9% trong tháng Sáu.
Đầu tư vào tài sản cố định trong giai đoạn các tháng từ 01 đến 07/2018 tăng 5,5%, so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, đây là tốc độ tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định là thấp nhất, kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1999. Trong khi theo dự báo, tốc độ tăng trưởng đầu tư phải là 6%, như trong các tháng từ 01 đến 06/2018.
Kinh tế Trung Quốc đang đứng trươc nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến  - ảnh 1
Nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà, trong khi Bắc Kinh tiếp tục chuẩn bị cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ. 
Tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố của Trung Quốc trong tháng Bẩy đã tăng lên 5,1%, từ mức 4,8% trong tháng Sáu.
Có thể nói là nền kinh tế Trung Quốc đang mất đà, trong khi Bắc Kinh tiếp tục chuẩn bị cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ. Vừa qua, để hóa giải những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, chính phủ  Trung Quốc hứa sẽ nới lỏng tín dụng cho các công ty nhỏ và hỗ trợ (phát hành trái phiếu) việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, để các biện pháp này bắt đầu có hiệu quả, sẽ còn mất khá nhiều mất thời gian. Những dữ liệu của phát triển kinh tế ngày hôm nay, cùng với sự suy giảm trong tăng trưởng tín dụng. Sẽ làm tăng áp lực đối với chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Có thể họ sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều, để duy trì tăng trưởng kinh tế. Hàng Thông tấn Bloomberg nhận định.
Mặt khác, tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân có những biểu hiện tích cực. Trong tháng Bẩy, tăng trưởng đầu tư của khu vực này là 8,8%, so với tăng trưởng 8,4% trong 6 tháng đầu năm 2018. Hiện nay, đầu tư tư nhân chiếm khoảng 60% tổng đầu tư ở Trung Quốc.
Đồng thời, chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước cũng tăng ở mức tối thiểu kể từ năm 2004, khi các dữ liệu này còn tiếp cận được. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục. Lý do là vì chính phủ tăng cường kiểm soát các công ty nhà nước. Như là một phần của những nỗ lực liên tục, được thực hiện nhằm làm chậm sự tăng trưởng của nợ công quốc gia.
Tăng trưởng đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong bảy tháng đầu năm 2018 đã giảm xuống còn 5,7%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2014. Trong các tháng 01 đến 06/2018, tăng trưởng đầu tư vào cơ sở hạ tầng là 7,3%.

Những tính toán của Hãng tin Reuters cho thấy, các khoản đầu tư vào bất động sản trong tháng Bẩy tăng 13,2% tính theo kỳ hạn năm. Kể từ tháng 10/2016, đây là mức tăng trưởng cao nhất, sau khi tăng 8,4% trong tháng Sáu.
Kinh tế Trung Quốc đang đứng trươc nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến  - ảnh 2
Trong năm nay IMF dự kiến, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,6%. So với mức tăng trưởng GDP là 6,9% trong năm 2017. 
Theo các chuyên gia Tập đoàn Tele Trade, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ghi nhận sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn. Nhưng đồng thời họ cảnh báo rằng, đối với kinh tế Trung Quốc, các mối đe dọa từ bên ngoài đã tăng lên. Điều này dẫn đến rủi ro tổng thể là tăng trưởng kinh tế sẽ giảm đi.

Trong năm nay IMF dự kiến, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,6%. So với mức tăng trưởng GDP là 6,9% trong năm 2017.
Bình luận về những số liệu này, bà Anastasia Ignatenko chuyên viên phân tích hàng đầu của Tập đoàn TeleTrade cho biết:
"Cả ba chỉ số (doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư) ở Trung Quốc đều thấp hơn so với dự báo tháng Bẩy. Và nếu sản xuất công nghiệp còn duy trì được ở mức 6% của tháng Sáu. Thì doanh số bán lẻ và đầu tư giảm so với tháng trước: từ 9% xuống 8,8% và từ 6% xuống 5,5% tương ứng. Trong khi đó ở Trung Quốc, tỷ lệ tăng đầu tư vào tài cố định đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 năm.

Tất cả điều này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu tiếp tục “chững lại”. Và trong điều kiện cuộc xung đột thương mại với Mỹ leo thangcùng vớiviệc năm nay các khoản vay doanh nghiệp trở thành đắt hơnNền kinh tế Trung Quốccó thể đang đứng trươc nguy cơ suy thoái trầm trọng hơn so với dự kiến trước đó.
Còn nói về cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ của Trung Quốc. Tất cả đều nhận thức rõ ràng rằng, thứ nhất, đây là một chiến lâu dài. Thứ hai, cũng rất rõ ràng rằng, không bên nào có ý định nhượng bộ. Vì vậy, chúng ta không nên chờ đợi một kết thúc nhanh chóng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung này. Ngay dù cho kinh tế Trung Quốc có những dấu hiệu suy thoái".

Không có nhận xét nào: