Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

NHỮNG TRẬN “LŨ QUÉT” ĐỔ TRÀN THEO “LUẬT ĐẶC KHU”

Phạm Viết Đào.

          Nếu Luật Đặc khu được thông qua trên cơ sở Dự luật vừa công bố, sẽ gây nên những trận “lũ quyét” nào tới hạ tầng chính trị-kinh tế-xã hội nước ta?
          “Lũ quét” 1: Tạo điều kiện pháp lý gây thảm họa di dân Trung Quốc vào Việt Nam
          Điều kiện pháp lý này được thể hiện tại các điều luật sau đây:
3. Người nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tại đặc khu Vân Đồn đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục I của Luật này được cấp thị thực có giá trị nhiều lần với thời hạn 12 tháng; trường hợp có giấy phép lao động thì thời hạn thị thực phù hợp thời hạn của giấy phép lao động.
4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì doanh nghiệp bảo lãnh có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp giấy phép một lần với thời hạn xác định…”
(Điều 55. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn)
          Người Trung Quốc khi đã được cho phép nhập cảnh vào đặc khu thì được phép mua, sở hữu nhà, thuê, tặng, thừ kế nhà:
1. Đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại đặc khu được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về nhà ở có quyền:
a) Sở hữu nhà ở thông qua đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại đặc khu theo Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Sở hữu nhà ở thương mại, bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…”
(Điều 34. Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại đặc khu)
          Người Trung Quốc ra vào, ăn ở, sinh hoạt, đầu tư kinh doanh, mua nhà cửa, thâm nhập ra vào các vùng miền khác của Việt Nam như người Việt Nam. Trong hoạt động kinh doanh thậm chí họ còn có các lợi thế hơn người Việt Nam: được miễn thuế đất và thuế nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng một số điều kiện do Luật Đặc khu quy định rất mơ hồ, lỏng lẻo...
          Để thỏa mãn những điều kiện này được quy định trong Luật Đặc khu lại không khó…Trong khi đó, nếu như người nước ngoài làm ăn sinh sống tại các đặc khu, nếu họ vi phạm pháp luật Việt Nam thì lại không dễ gì dùng luật pháp Việt Nam để điều chỉnh. Bởi họ là người Trung Quốc, họ có bảo bối là giấy thông hành do nhà nước cấp xác nhận tư cách họ không phairt là công dân Việt Nam, một thứ lá bãi miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hữu hiệu. Nhất là trong lĩnh vực kinh tế như trốn thuế, kinh doanh hàng lậu, những ngành nghề cấm với công dân Việt Nam?
          Sự điều chính cao nhất về luật pháp: chỉ có thể bị trục xuất, trừ phi họ vi phạm những tội hình sự nghiêm trọng như cướp của, giết người, buôn lậu heroin khối lượng lớn…
          Do điều kiện địa lý của Vân Đồn cách biên giới Trung Quốc 100 km, các điều luật trên tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào đặc khu này như đi chợ, trên dưới 1 giờ ôtô, Vân Đồn nghiễm nhiên trở thành 1 “ thị trấn” vệ tinh của Trung Quốc?
          Với các điều luật trên sẽ hình thành nên những trận lũ quyét, những thảm họa di dân Trung Quốc vào Việt Nam qua ngả đặc khu? Ai kiểm soát và kiểm soát các kiều dân nước ngoài bằng cách nào, hiện đang là bài toán chưa có đáp án trong dự thảo Luật Đặc khu ?

          “Lũ quét” 2: Biến Chính phủ Việt Nam thành con nợ của Trung Quốc
“1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu tư.
Trường hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu cho đối tượng đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4.Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và quy định tại Luật này…”
( Điều 32- Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đặc khu)
          Với các quy định của Điều 32, một doanh nghiệp Trung Quốc hay một Tập đoàn nào đó của Việt Nam ví như FLC hay Tập đoàn Sungrup, khi đầu tư vào các hạng mục tại các đặc khu, khi họ vay tiền một ngân hàng nào đó của Trung Quốc.
          Sau một thời gian mất khả năng cân bằng thu chi, kinh doanh không hiệu quả, họ nghiễm nhiên được quyền bán lại dự án để trả nợ và ăn ít phần trăm hoa hồng. Với cái điều luật 32 này thì chẳng mấy chốc Vân Đồn tưng bừng dự án do nhờ các nguồn tiền vay từ Trung Quốc? Và rồi sẽ phải gán nợ cho Trung Quốc…
          Biển Đông không có vết tích gì mà Trung Quốc còn mang đá cát ra xây đảo, thành căn cứ đặt máy bay tên lửa để công bố là lãnh hải của mình. Những hành vi mặc dù đã bị Tòa án quốc tế Mới đây trong buổi tiếp kiến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ  ông Mattis tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh hôm thứ Tư ngày 27/6, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh:”Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình nhưng không thể từ bỏ ‘một tấc đất’ nào mà tổ tiên để lại…” (https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-trung-qu%E1%BB%91c-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-m%E1%BA%A5t-m%E1%BB%99t-t%E1%BA%A5c-%C4%91%E1%BA%A5t-n%C3%A0o-/4457978.html)

Trong khi đó, “Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vụ kiện Philippines-Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông” đã có tuyên bố đáng chú ý sau đây:

Trong Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã xem xét tính hợp pháp theo Công ước đối với nhiều hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sau khi kết luận Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là cấu trúc chìm, tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và không chồng lấn với bất kỳ vùng biển nào Trung Quốc có thể có, Tòa Trọng tài kết luận rằng Công ước đã rõ ràng trong việc trao quyền chủ quyền cho Philippines đối với các khu vực biển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tòa Trọng tài xác định, trên thực tế, Trung Quốc đã (a) can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại Bãi Cỏ Rong; (b) chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và (c) bảo vệ cho và không ngăn ngừa các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây, và (d) xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines. Do vậy Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này…”
          Do vậy, đối với các dự án tại các đặc khu, nếu các tập đoàn nào đó đã vay tiền Trung Quốc thì không thế khước từ quyền chiếm hữu của họ.
          Theo thông tin báo chí, Vân Đồn đã xây xong sân bay đầu tư 5000 tỷ không lấy từ nguồn ngân sách mà do Sungrup tự huy động vốn để đón đầu ? Mai đây, nếu sân bay không khai thác được, tháng năm một chuyến, tháng mười một chuyến thì hoặc Chính phủ phải đứng ra mà chuộc hoặc ậm ừ bán lại cho Trung Quốc như trường hợp Srilanca ?!
          “Lũ quét” 3: Điều 6 và 7 Luật Đặc khu tước quyền tài phán của nhà nước trên lãnh thổ đặc khu
ĐIỀU 6 LUẬT ĐẶC KHU: ÁP DỤNG CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
1. Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.
 ĐIỀU 7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Trọng tài nước ngoài;
c)Trọngtàiquốctế;
d) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập;
đ) Tòa án Việt Nam.
3. Ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này, tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài còn có thể được giải quyết tại Tòa án nước ngoài, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
5. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế, Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, điều ước quốc tế…”
          Theo điều luật này, khi một doanh nghiệp nào đó của Trung Quốc vào làm ăn tại Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc; nếu không hài lòng hoặc họ cố tình tìm cách bắt chẹt, lấn lướt Việt Nam về quyền lợi thì họ sẽ tạo cớ, gây sự cố để mời một tổ chức, cơ quan tài phán của Trung Quốc vào phân xử…
          “Lũ quét” 4: Đặc khu thành thiên đường trốn thuế, sản xuất hàng nhái hàng lậu
          Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân đã trấn an dư luận: “ đầu tư vào đặc khu một đồng sẽ thu về hàng trăm, hàng ngàn đồng”…
          Đây là phát biểu của người chưa từng tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, hiểu được nội hàm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có yếu tố nước ngoài. Mặc dù chủ tịch Kim Ngân có thời làm Thứ trưởng Bộ tài chính, thế nhưng xin thưa với Kim chủ tịch: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thì tổng doanh thu, tổng doanh số hàng hóa, tổng vốn đầu tư chưa là cái gì cả, không nói lên gì hết…
          Khi chủ tịch Kim Ngân nói đặc khu sẽ thu về hàng trăm hàng ngàn đồng ấy khi nhà nước chịu bỏ ra 1 đồng; Chắc đề cập tới tổng số vốn đầu tư của các nhà đầu tư đăng ký, cam kết bỏ vào đặc khu hay là con số tiền nhà nước Việt Nam thu được qua các sắc thuế và phí?
          Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam xưa nay: một vốn bốn lời đã là chuyện truyền thuyết thời ăn lông ở lổ; Còn thời hiện đại, xem xét hàng trăm doanh nghiệp nhà nước độc quyền toàn thấy hạch toán lỗ…Đến đào mỏ, đào dầu lên mua điện rồi bán cho dân, mua xăng về bán cho dân với thuế phí trên trời mà rồi vẫn cứ lỗ thì không biết cơ sở nào để kiểm chứng lời trấn an của Kim chủ tịch; 1 vốn trăm ngàn lời…
          Xin dẫn ra đây một số điều trong LĐK cho thấy khả năng Chính phủ Việt Nam thu được cho ngân sách thông qua các sắc thuế phí là không đáng kể, thậm chí là số 0. Rất nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại đặc khu, mang dấu ấn, thế mạnh của đặc khu lại được miễn thuế, có loại còn miễn thuế tới những 30 năm…
          LĐK được soạn ra có nhiều điều khoản ràng buộc trách nhiệm rõ ràng, cụ thể của phía Chính phủ, chính quyền đặc khu với các nhà đầu tư tại đặc khu; Thế nhưng những sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý mà Chính phủ đặt ra với các nhà đầu tư nếu họ không vào đầu tư và hoạt động đúng như cam kết thì lại sơ sài, qua chuyện?
          Cha ông từng đúc kết;” Giấu như mèo giấu cứt” để chỉ những hành vi che dấu phi pháp những hành vi thối tha, bất minh. “Đống cứt mèo” đầu tiên trong dự thảo luật này được cộng đồng mạng phát hiện đó là giải trình của ông Nguyễn Chí Dung_ BT Bộ Kế hoạch Đầu tư: Làm gì có chữ Trung Quốc nào trong Luật Đặc khu mà cả nước ồn lên về nguy cơ Trung Quốc?
          Đống cứt mèo này đã được cất dấu trong điều Điều 54. Cơ chế, chính sách đặc biệt khác tại đặc khu Vân Đồn tại:” mục 4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam…”
          Có một đặc điểm mang “tính cứt mèo” đó là: nhiều “đống cứt mèo” được khéo léo dấu vào trong Phụ lục dự thảo luật; Thành ra khi đọc luật đã dài, thấy ngon lành không có gì gai gợn,tum thủm nếu như không chịu tra cứu các phụ mục kèm theo. Một số điều luật đã bộc lộ tiểu xảo này xin lấy điều luật 45 làm ví dụ:
          “Điều 45. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 
1. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời hạn thuê đối với các dự án đầu tư tại đặc khu mà theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành đang được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê và các dự án sau đây:
a) Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đặc khu;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa không quá 30 năm đối với dự án đầu tư tại đặc khu thuộc Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, trừ dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu ban hành Danh mục dự án cần thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường phù hợp với quy hoạch đặc khu.
3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này;
b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 19 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại đặc khu Phú Quốc:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này, trừ dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 4 sao trở lên, khách sạn từ 5 sao trở lên và dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này.

5. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 15 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư khác ngoài dự án đầu tư quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. 
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quy định tiêu chí xác định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều này theo từng khu vực, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch đặc khu; quyết định thời hạn miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với từng trường hợp cụ thể…”
Trong dự thảo Luật đặc khu tại mục 3 của Điều 45 quy định: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa 30 năm nhưng không quá một nửa thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư sau đây tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong:
a)    Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Luật này;”

Cụ thể hóa điều luật miễn giám thuế thuê đất, tại phụ lục đã quy định:
“2) Miễn giám thuế thuê đất từ 15-30 năm cho các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực tài chính? Dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 45.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết…?”
          Đây đích thực là một “đống cứt mèo” to tướng; để nhận diện ra đống cứt mèo xin diễn giải nôm na: “Các nhà đầu tư chiến lược” như loại “Dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 45.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết.. thì được miễn giảm thuế thuê đất từ 15-30 năm?”
          Để ngửi được mùi “thối khắm” của điều luật giúp các nhà đầu tư trốn lậu thuế thuê đất này, người đọc phản lần lại mục 5 của Điều 3. Giải thích từ ngữ: Loại doanh nghiệp nào được xếp vào diện “ Đầu tư chiến lược được” được miền giảm thuế từ 15-30 năm”:
5. Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư có năng lực tài chính, quản trị, có cam kết bằng văn bản trong việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu và có dự án đầu tư tại đặc khu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
a) Dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 44.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân theo đúng tiến độ cam kết, nhưng không quá 08 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 05 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch đặc khu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội hoặc tạo ra giá trị gia tăng đột biến tại đặc khu của công ty thuộc danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes của năm liền trước năm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…”
Nói vắn tắt về cái điều luật dài ngoằng về cái quy định nhà đầu tư chiến lược: ai có tiền đầu tư nhiều, vượt ngưỡng được quy định trong mục 5 của điều 3 sẽ được miễn giảm thuế từ 15 năm tới 30 năm?
“Đống cứt mèo” ở đây là: Không có điều luật nào của dự thảo Luật Đặc quy định Chính quyền đặc khu có quyền thanh tra kiểm toán các dự án do các chủ đầu tư bỏ kinh phí ra thực hiện? Thế thì lấy chuẩn nào để mà xác nhận, chứng nhận nhà đầu tư này đã bỏ ra 45.000 tỷ ( diện chiến lược a), 12.000 ( chiến lược b), 6.000 tỷ đồng ( chiến lược c)…
Dự án nạo vét sông ở Ninh Binh do chủ đầu tư, chủ quản đầu tư đều là người nhà nước, do đảng cắt cử kiểm soát và lãnh đạo mà còn nâng từ 72 tỷ lên 2500 tỷ mã vẫn OK. Vần được xác nhận là có cơ sở?
          Các nhà đầu tư đầu tư vào đặc khu thì ngu gì mà không khai khống lên, đầu tư 60 tỷ khai lên 6000 tỷ để được xếp vào diện nhà đầu tư chiến lược để được miễn giảm thuế thuê đất tới 30 năm kia mà…
          Còn căn cứ vào vốn họ ghi, thậm chí số tiền họ đổ vào tài khoản cũng vô nghĩa. Bởi vì họ được quyền nhập khẩu các trang thiết bị, nguyên vật liệu từ nước họ vào để đầu tư cơ sở hạ tầng của họ và được miễn thuế? Thế thì họ nâng khống giá lên vô tội vạ ai mà kiểm soát được họ? Luật đặc khu đã bật đèn xanh để cho đống cứt mèo này được che đậy hợp pháp:
“3. Miễn thuế nhập khẩu lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự án đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư quy định tại điểm b và điểm d khoản 5 Điều 3 của Luật này;
b) Dự án đầu tư tại đặc khu Vân Đồn thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
c) Dự án đầu tư tại đặc khu Bắc Vân Phong thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
d) Dự án đầu tư tại đặc khu Phú Quốc thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục 3 của Luật này.
(Điều 41. Ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu)
          Ngay cái quy định co dãn  giảm thuế từ 15-30 năm đã phát ra “mùi đi đêm” giữa chính quyền đặc khu và nhà đầu tư: nhà đầu tư nào đi đêm nhiều sẽ cho giảm 30 năm?
          Còn cái khoản d của Điều 45 cũng lại là một dạng cứt mèo: ” d) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch đặc khu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội hoặc tạo ra giá trị gia tăng đột biến tại đặc khu của công ty thuộc danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes của năm liền trước năm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân trong thời hạn không quá 03 năm kể từ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…”
          Tóm lại, người viết với kiến thức hạn hẹp, chịu khó lần giở mới chỉ phát hiện ra một số đống cứt mèo được che dấu trong Điều luật 45. Để phát hiện ra những đống cứt mèo này, khi đọc nghiên cứu Điều 45, phải lần trở lại Điều 3, Điều 30 và lần giở cả 2,3 phụ lục kèm theo nắm được các mành khóe trong đầu tư xây dựng thì mới ngửi ra mùi thối khắm…
          Thiên đường buôn lậu, trốn thuế làm hài nhái, hàng giả…
          Danh mục ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu Vân Đồn được quy định tại Phụ lục 1 của Luật này.”
          Phụ lục 1:
“CẢNG HÀNG KHÔNG, CẢNG BIỂN, THƯƠNG MẠI
1. Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế với quy mô vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng; kinh doanh vận tải hàng không; logistics với quy mô vốn tối thiểu 110 tỷ đồng.
2. Đầu tư kinh doanhdịch vụ thương mại quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng; đầu tư kinh doanh dịch vụ tài chính quốc tế với quy mô vốn đầu tư tối thiểu 1.000 tỷ đồng.
3. Xây dựng và kinh doanh cảng biểnhàng hoá và hành khách quốc tế có vốn đầu tư tối thiểu 3.000 tỷ đồng.
4. Xây dựng và kinh doanh trung tâm giải trí có thưởng quốc tế quy mô tối thiểu 1.000 tỷ đồng.”
          ( Mục IV Phụ lục 1)
          Trong khoản 1, mục IV có đề cập tới thuật ngữ LOGISTICS, vậy LOGISTICS là gì?
          Điều 233 Luật thương mại viết:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Logistics là tên gọi của dịch vụ logistics trong khoảng thời gian đầu cụm từ này mới xuất hiện tại Việt Nam. Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích logistics vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại và do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, cũng như marketing, container…”
          Điều 29 của Luật Đặc khu cho phép thành lập các Khu thương mại tự do tại đặc khu:
“1. Khu thương mại tự do tại đặc khu thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau đây:
a) Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Kinh doanh hàng miễn thuế;
c) Trưng bày, giới thiệu, triển lãm hàng hóa và dịch vụ;
d) Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics;
đ) Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra, vào khu thương mại tự do của các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại khu thương mại tự do được ưu tiên về thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên theo quy địnhcủa pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
          Liệu chúng ta cố sống, cố chết lập ra một đặc khu, chắc chắn sẽ thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc vào để rồi trở thành một cơ sở hậu cần cho hàng hóa Trung Quốc tạm nhập, tái xuất sang các nước khác. Làm việc này Việt Nam tự nguyện làm thân phận của con lạc đà, những chú lừa gùi hàng qua sa mạc?
          Hàng hóa Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển theo chiến lược xuất khẩu; Chính vì thế nên tiềm ẩn nhiều rủi ro ngoài lý do chính trị bởi Trung Quốc hiện là một thế lực kình địch với nhiều trung tâm chính trị-kinh tế-quân sự của thế giới văn minh…
          Ngoài lý do đó ra, hành hóa Trung Quốc đang tồn dư những vấn đề: chất lượng  sản phẩm và sự bất minh về thương hiệu, bản quyền sở hữu về mẫu mã.Vậy Việt Namchấp nhận cùng hội cùng thuyền với cái đám cờ gian bạc bịp này để rồi chung chịu rủi ro, cạm bẫy khi nền hành chính công Việt Nam là một trong những nền hành chính nhem nhuốc vào loại đứng đầu thế giới…Đám quan chức, coogn chức vì quyền lợi ích kỷ, băng nhóm sẵn sang bán đứng lợi ích dân tộc.
          Khi tạo tiền đề pháp lý để hình thành nên ”cái bánh ĐK”, lập tức tạo điều kiện cho chúng “thành cú thành cáo” cả lũ. Trong đó khi cơ chế kiểm soát ở đây theo Điều 25. Thủ tục đăng ký thực hiện các hình thức đầu tư khác:”b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu…”
          Nghĩa là người nước ngoài, tức người Trung Quốc quyết định mọi quyết sách, từ đồng tiền hạt gạo tới tiếng nói.
          Như vậy, với cơ sở pháp lý như trên, rất dễ biến Vân Đồn nói riêng và hai đặc khu kia thành thành “ hang ổ” của đám ma cô, bắt tay chặt với những Ba Tàu quỷ quyệt. Không mấy chốc Vân Đồn thành Crimer như nhiều người đã dự đoán!
          Hơn ai hết, Quảng Ninh đã từng hiểu hệ lụy của vụ nạn kiều người Hoa 1977-1978; Chỉ cần mấy ông Ba Tàu ở Vân Đồn bị hắt hơi sổ mũi vì lý do không đâu, lập tức Trung Quốc sẵn sàng xua cả triệu quân sang để giải cứu?
          Lúc đó lại phải tổng động viên con em nông dân ăn đói mặc rách ra để mà xả thân đánh đuổi giặc Tàu xâm lược?
          Mỹ đang phát động cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc mà thực chất đang sử sử dụng một trong những kế trong Binh pháp Tôn tử “ Vây Ngụy cứu Triệu”.
          Mỹ bao vây, phong tỏa, đánh thuế cao với hàng hóa Trung Quốc để gây sức ép, buộc Trung Quốc từ bỏ các hành động chạy đua vũ trang trên Biển Đông, bắt nạt các nước làng giềng đang là đồng minh thân cận với Mỹ trong đó có Việt Nam.
          Việc Việt Nam mở đặc khu tạo điều kiện cho hàng hóa Trung Quốc mượn danh hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Đó là hành vi đi đêm, mở cửa sau lén lút để giải vậy cho Ngụy-Tàu của Việt Nam?
          Hành vi này chẳng khác tự lấy đá ghè chân minh. Trung Quốc khi nó thoát được cuộc bao vây này rồi, chắc chắn sẽ quay lại ăn tươi nuốt sống Việt Nam…
P.V.Đ.


Không có nhận xét nào: