Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

CÁC NHÀ CHỨC TRÁCH HÀ NỘI HÃY LIỆU HỒN: ĐÀO XÂY GA TÀU ĐIỆN NGẦM C 9 CẠNH HỒ HOÀN GƯƠM, ĐE DỌA LÀM ĐỨT GÃY LONG MẠCH HỒ THIÊNG

Ga ngầm Hà Nội 'có làm nghiêng Hồ Gươm'?; 


Việt Nam, Hà Nội, Hồ GươmBản quyền hình ảnhJOHN S LANDER/LIGHTROCKET VIA GETTY IMAGES

Có ý kiến lo ngại ga ngầm C9 và tuyến đường sắt ngầm dự kiến được xây dựng sát Hồ Gươm, Hà Nội, sẽ phá hủy không gian văn hóa lịch sử này.

VI PHẠM LUẬT

"Tôi hết sức lo ngại khi tuyến đường sắt 2b và 2c, thuộc dự án ga ngầm C9, chạy dưới đường Đinh Tiên Hoàng và đường Lê Thái Tổ kẹp hai bên Hồ Gươm."
"Dự án ga ngầm C9 vừa vi phạm di tích quốc gia vừa vi phạm Luật Di sản và Văn hóa," tiến sỹ Hà Đình Đức, một người đã có nhiều năm nghiên cứu về Hà Nội, nói với BBC ngày 22/8.
Ga C9 thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo. Theo phương án quy hoạch, ga này được bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa hồ Hoàn Kiếm - khu vực xung quanh Hồ Gươm, Hà Nội.
"Khoảng cách ngắn nhất từ nhà ga C9 tới hồ Hoàn Kiếm chỉ khoảng 10m, tới tượng đài Cảm Tử 81m, đến đền Bà Kiệu 83m, đến Tháp Bút có 36m, tới vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120m," ông Đức nói với BBC.
Ông Đức cho hay, di sản văn hóa được chia làm ba vùng, trong đó khu vực Hồ Gươm và đường quanh hồ thuộc "vùng lõi, bất khả xâm phạm".
Hồ Gươm, hay còn gọi là Hoàn Kiếm, cùng với đền Ngọc Sơn, được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2013 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam, Hà Nội, Hồ GươmBản quyền hình ảnhHA DINH DUC
Image captionPSG.TS Hà Đình Đức

Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng mới đây đã gửi văn bản tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng.
Văn bản này nêu rõ phương án tuyến đường sắt đô thị số 2, với ga ngầm C9 đặt ở khu vực Hồ Gươm) không chỉ vi phạm Luật Di sản Văn hóa mà còn xâm phạm không gian văn hóa đặc biệt của Thủ đô, theo truyền thông Việt Nam.

CÓ THỂ LÀM NGHIÊNG HỒ GƯƠM

"Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, độ sâu Hồ Gươm chỗ sâu nhất là 1,20 m còn độ sâu trung bình chỉ khoảng 0,80 - 0,90 m. Nếu đào đường hầm bằng công nghệ ép với áp lực cao thì đáy Hồ Gươm sẽ bị đội lên là điều chắc chắn bởi vì vùng đất này rất mềm và không có điểm tựa khi bị dồn nén," ông Hà Đình Đức nói với BBC.
Giới khoa học trước đây đã từng đưa ra nhiều lời cảnh báo tương tự về ảnh hưởng của việc xây dựng ga C9 tới đất nền và các di tích quanh Hồ Gươm.
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Huy (Phòng tư vấn kiến trúc, xây dựng Hà Nội) được VTC dẫn lời, nói việc sử dụng công nghệ ép đất trong xây dựng nhà ga C9 chắc chắn ảnh hưởng dây chuyền đến lòng đất, đặc biệt là khu vực Hồ Gươm.
"Lực ép quá lớn có thể khiến cho Hồ Gươm bị nghiêng so với bề mặt," ông Huy nói. "Chúng ta chưa thể dám đảm bảo bất cứ một điều gì sẽ không xảy đến với Hồ Gươm, với độ sâu trên 1,60 m như hiện nay."
Đứng dưới gốc độ văn hóa lịch sử, kiến trúc sư Lê Hồng Kế cho rằng công trình hiện đại này sẽ làm mất đi vẻ cổ kính của khu vực Hồ Gươm vốn được coi là mảnh đất linh thiêng từ ngàn đời nay.
Còn theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội, thành phố cần tìm địa điểm thích hợp hơn để đặt ga G9 vì Hồ Gươm là không gian tâm linh, lễ hội, trung tâm hành chính, chính trị của thành phố.

'90% ĐỒNG THUẬN'


Việt Nam, Hà Nội, Hồ GươmBản quyền hình ảnhJERRY REDFERN

Nhưng UBND Hà Nội thì cho biết, sau 22 ngày lấy ý kiến, có 90% ý kiến đồng thuận với quy hoạch tổng thể mặt bằng ga C9 trong số 1.800 người tham gia góp ý, theo Vietnamnet.
Còn theo ông Lê Trung Hiếu, phó trưởng BQL đường sắt đô thị Hà Nội, dự án này đã được UBND TP Hà Nội duyệt từ chục năm trước.


Ông Hiếu nói với báo giới Việt Nam hôm 22/8 là nhà ga C9 đưa hành khách đến tham quan di tích, "là công trình mang tính chất phục vụ khu vực Hồ Gươm" nên người làm kỹ thuật như ông nghĩ là "không vi phạm luật Di sản văn hoá".
Ông Hiếu cũng cho hay qua nghiên cứu thì thấy vị trí đặt nhà ga C9 hiện nay là khả thi nhất, không còn phương án nào thay thế. Bởi vị trí đặt ga C9 còn liên quan trực tiếp đến hướng tuyến và hai ga kế tiếp (ga C8 - đặt tại vườn hoa Hàng Đậu và ga C10 - đặt tại đường Hàng Bài).
Ngoài ra, ông Hiếu cho rằng độ lún tối đa ở khu vực này chỉ từ 4-8,8mm, "rất nhỏ, không ảnh hưởng đến di tích", theo Tienphong.vn.
Nhưng ông Hà Đình Đức nói với BBC là không thể viện lý do 'sự đã rồi' để tiếp tục dự án này vì sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.
Từ năm 2008, ông Đức cho biết đã gửi thư kèm các văn bản, tài liệu phân tích chi tiết các vấn đề có thể phát sinh nếu nhà ga được xây dựng, gửi ông Nguyễn Thế Thảo, lúc đó là Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan liên quan.
"Nhưng các ông ấy đến nay không ai trả lời."
Cũng theo ông Đức, ông Daisuke Oura, chuyên gia Phân tích Môi trường thuộc Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - một trong các chủ đầu tư của dự án ga ngầm đô thị, đã đích thân tới gặp ông để "tham khảo ý kiến về đoạn đường đi qua đường Đinh Tiên Hoàng và đường Lê Thái Tổ".
"Nhưng họ cũng chỉ ghi nhận và cám ơn vậy chứ chưa có phản hồi gì khác," ông Đức nói với BBC.
Xem thêm về Hà Nội:
Từ sáp nhập Hà Nội liên hệ tới Luật Đặc khu

Thứ Tư, 22/08/2018 - 00:36



Ban Quản lý đường sắt: Không còn cơ hội đổi vị trí ga C9 ở Hồ Gươm!

DÂN TRÍ ÔNG LÊ TRUNG HIẾU – PHÓ TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI KHẲNG ĐỊNH NHÀ GA C9 VÀ ĐƯỜNG NGẦM TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ SỐ 2 KHÔNG XÂM PHẠM DI TÍCH HỒ GƯƠM VÀ KHÔNG VI PHẠM LUẬT DI SẢN VĂN HÓA.
 >> ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ SỐ 2 HÀ NỘI XÂM PHẠM KHÔNG GIAN DI TÍCH HỒ GƯƠM(!?)

Ngày 21/8, ông Lê Trung Hiếu - Phó Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã chia sẻ với báo chí một số vấn đề liên quan việc Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nhà ga C9 và đường ngầm tuyến đường sắt đô thị số hai vi phạm di tích hồ Gươm.
- Ga ngầm C9 tuyến tàu điện số 2 có xâm phạm di tích hồ Gươm và vi phạm Luật Di sản văn hóa như nhận xét của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đưa ra không, thưa ông?
Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án trong đó có vi trí nhà ga C9 (ga hồ Gươm) được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2008. Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với di tích lịch sử danh thắng hồ Gươm và Đền Ngọc Sơn. Còn trong quá trình trình cấp giấy chứng nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở khu vực hồ Gươm lại không cập nhật vị trí đặt ga C9 (đã được quyết định trước từ năm 2008).
Nhà ga C9 đưa hành khách đến tham quan di tích, theo tôi nghĩ đây cũng là công trình mang tính chất phục vụ khu vực hồ Gươm. Do vậy, quan điểm của tôi là (người làm kỹ thuật), công trình này không vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Còn các chuyên gia trong buổi tọa đàm thì cho rằng đây là công trình giao thông, phục vụ gián tiếp cho khu vực này. Do vậy, họ cho rằng công trình này vi phạm Luật Di sản văn hóa.
Hiện tại, UBND TP đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ý kiến về vấn đề này theo đúng quy định.
Ông Lê Trung Hiếu - Phó Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội
Ông Lê Trung Hiếu - Phó Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội
- Quá trình chuẩn bị dự án các chuyên gia đưa ra hai phương án, trong đó có phương án hai không chạy qua khu vực hồ Gươm. Vậy tại sao TP Hà Nội lại chọn phương án một, phương án được cho là ảnh hưởng đến di tích?
Phương án hai ít tác động vào di sản nhưng lại tác động trực tiếp vào thân đê. Các cụ đã nói “nhất thủy, nhì hỏa”. Nên nếu tác động vào thân đê ngoài việc vi phạm Luật Đê điều (2006) nó còn nguy hiểm hơn rất nhiều, vì nó tác động, ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn của Hà Nội khi có thiên tai xảy ra.
Về mặt nguyên lý khi phát triển đường sắt đô thị phải tiếp cận được khu vực nhiều hành khách và tạo điều kiện cho họ tiếp cận khu vực tham quan, làm việc, học tập. Ngoài ra, phương án một, tuyến phần lớn đi ngầm giữa tim đường, nhà ga chủ yếu lấy đất cơ quan nhà nước, tránh GPMB nhà dân, ít tác động người dân nhất.
- Khi các chuyên gia chưa thống nhất như vậy, TP Hà Nội có tính đến phương án thay đổi vị trí đặt nhà ga C9 hay không?
Thực tế hiện nay không còn phương án nào đặt vị trí nhà ga C9 và đường ống tàu điện ngầm khu vực này. Bởi vị trí đặt ga C9 còn liên quan trực tiếp đến hướng tuyến và hai ga kế tiếp (ga C8 – đặt tại vườn hoa Hàng Đậu và ga C10 – đặt tại đường Hàng Bài).
Phương án một là vị trí đặt ga C9 tuyến đường sắt đô thị số 2
Phương án một là vị trí đặt ga C9 tuyến đường sắt đô thị số 2
- Vậy TP Hà Nội sẽ tiếp thu quan điểm của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội như thế nào?
Dự án chúng tôi đã nghiên cứu gần 15 năm. Trong thời gian hữu hạn của buổi tọa đàm, cùng với các ý kiến của một số chuyên gia chưa thể đại diện cho ý kiến của đa số chuyên gia có hiểu biết sâu về Quy hoạch đô thị cũng như đường sắt đô thị. Do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục giải trình thêm, báo cáo thêm các ý kiến Ủy ban để tạo sự đồng thuận.
Sụt lún, rung lắc không tác động đến di tích
- Những di tích quanh hồ Gươm tồn tại hàng trăm năm nay, kết cấu rất yếu. Điều đó khiến nhiều chuyên gia lo ngại trong quá trình thi công và vận hành tuyến đường sắt đô thị số 2 sẽ có những tác động tiêu cực đến di tích?
Trong quá trình thi công và vận hành tuyến đường sắt đô thị số 2 ở khu vực hồ Gươm, có hai vấn đề chúng tôi tính toán kỹ đó là độ lún và rung lắc. Theo tính toán của chúng tôi, độ lún tối đa ở khu vực này chỉ từ 4-8,8mm. Đây là độ lún rất nhỏ, không ảnh hưởng đến di tích. Còn quá trình vận hành, các chuyên gia tính toán, khi ống hầm nằm sâu 15m thì các xung động không thể truyền lên mặt đất.
Phương án kiến trúc lối lên xuống của nhà ga C9
Phương án kiến trúc lối lên xuống của nhà ga C9
- Các chuyên gia đưa ra cảnh báo, khu vực hồ Gươm có nền địa chất yếu, dẫn đến những nguy cơ khó lường khi làm tuyến ống ngầm đường sắt đô thị và ga ngầm C9. Điều này có thể ảnh hưởng không chỉ đến di tích mà còn nhà dân trong khu vực, thưa ông?
Cả Hà Nội và TP HCM đều hình thành và nằm trong vùng châu thổ của 2 con sông, địa chất phức tạp. Tuy nhiên, chúng tôi đã tính toán cụ thể với các thông số đã được đưa ra. Việc khoan khảo sát địa chất khu vực này cho thấy lớp địa chất yếu tương đối mỏng, còn lại là lớp cát rất mịn.
Từ những phân tích cụ thể, cho thấy lớp địa chất ở khu vực này là bình thường. Các biện pháp thi công hiện tại hoàn toàn có thể đáp ứng được với lớp kết cấu địa chất ở đây. Việc tính toán kết cấu công trình cũng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận hành khai thác vận tải sau này.
- Dù tính toán lớp địa chất không đáng quan ngại và trong quá trình xây dựng, vận hành tàu điện không có tác động gì đến di tích. Nhưng các chuyên gia vẫn còn có những lo ngại nhất định. Vậy trong thời gian tới, TP Hà Nội có xây dựng các phương án để lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào hay không?
Công nghệ thi công các tuyến ngầm hiện nay tương đối hiện đại. Việc thi công đường ngầm bằng máy khiên đào có thể cân bằng áp lực trong lòng đất và đào đến đâu chúng tôi lắp đặt vỏ ống ngầm đến đó. Với công nghệ đó quá trình thi công kết cấu và áp lực trong lòng đất sẽ không thay đổi, dẫn đến không ảnh hưởng gì đến công trình xung quanh.
Các nhà khoa học đưa ra những cảnh báo với mong muốn không có tác động tiêu cực đến di tích quanh hồ Gươm. Theo ông, nếu không xây tàu điện ngầm ở khu vực này, có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô hay không?
Dự án này hoàn toàn nhằm mục tiêu công cộng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi luôn thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chúng tôi áp dụng tất cả các biện pháp để không tác động đến môi trường, cảnh quan trong khu vực hồ Gươm trong quá trình thi công, cũng như khai thác tuyến tàu điện số 2.
Xin cảm ơn ông!

PHẢI KIỂM TRA BẰNG TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NN & PTNT NGUYẾN XUÂN CƯỜNG

Phạm Viết Đào.

Vietnamnet vưa đưa tin:” Mới đây, Bộ NN-PTNT vừa mới có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về việc hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei với phía Trung Quốc.
Theo Bộ NN-PTNT, tháng 5/2018, Tổng giám đốc cơ quan CITES Trung Quốc có thư gửi Bộ NN-PTNT đề xuất hợp tác bảo tồn rùa mai mềm Rafetus swinhoei (thường gọi là rùa Hoàn Kiếm). Đây là loại rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, Bộ NN-PTNT đã giao Tổng cục Lâm nghiệp lấy ý kiến các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, chuyên gia và tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo tồn rùa mai mềm.
Bộ này cho rằng, rùa Hồ Gươm thuộc Phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), thuộc Danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đồng thời đây cũng là loài thuộc Danh mục loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.
 Bộ NN-PTNT cho rằng việc hợp tác với phía Trung Quốc là cơ hội tốt và có tính khả thi trong việc nhân giống rùa Rafetus swinhoei (còn gọi là rùa Hoàn Kiếm hay rùa Hồ Gươm) khi trên thế giới chỉ còn duy nhất 4 cá thể…”
Sau khi đọc thông tin trên, người viết hơi sững sờ trước chủ trương quái lạ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng là ông Nguyễn Xuân Cường?
Để hiểu được nguồn gốc của cái công văn đang đe dọa an sinh quốc gia này, người viết đành vào mạng tra cứu tiểu sử của BT Nguyễn Xuân Cường để xem: về học vấn của vị tư lệnh cái ngành ban hành cái chủ trương nguy hiểm trên.
Xin trích dẫn nguồn từ trang mạng của Chính phủ tóm tắt về tiểu sử của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:
“Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
 - Ngày sinh: 14/10/1959
- Quê quán: xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- Ngày vào Đảng: 06/8/1986        Ngày chính thức: 06/8/1987
- Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư Nông nghiệp
- Học vị: Tiến sỹ Nông nghiệp 
Lý luận chính trị: Cao cấp
- Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI, XII
- Đại biểu Quốc hội khóa XIV
(http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tieusulanhdao?personProfileId=7838&govOrgId=3036 )
Đọc phần tiểu sử tóm tắt trên, không thấy ghi trình độ học vấn phổ thông, thế hệ ông Nguyễn Xuân Cường sinh năm 1959, thì tốt nghiệp trung học phổ thông là hệ 10/10…
Theo người viết bài này, có tuổi đời hơn ông Nguyễn Xuân Cường 7 năm thì mỗi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hệ 10 năm giai đoạn đó, phần lịch sử và văn học đều có trang bị cho học sinh về sự tích Hồ Gươm và sự tích về Rùa Hồ Gươm.
Sự tích trả gươm này gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, gắn liền với người anh hùng Lê Lợi, có công đánh đuổi ách xâm lược cúa nhà Minh. Theo lịch sử cận đại thế giới thì nhà Minh là 1 trong 9 đế chế hung hãn của trong lịch sử thế giới.
Rùa Hồ Gươm không chỉ có giá trị về mặt sinh học, đối với một em học sinh phổ thông trung học Việt Nam còn được truyền dạy để hiểu: Rùa Hồ Gươm là một biểu tượng lịch sử-văn hóa-dân tộc; gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của đất nước Việt Nam…
Vậy thì, việc một cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc có công văn dụ dỗ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng ý để họ tham gia vào cái dự án bảo tồn giống loài quý hiếm này của thế giới mà nhất là đối với Việt Nam có cần phải thận trọng, cảnh giác không?
Trung Quốc từng đã mua rễ hồi, móng trâu, rễ hồ tiêu, lá điều, đỉa...Liệu lần này lại hảo tâm sang giúp bảo tồn loại rùa quý hiếm: Rùa Hồ Gươm?
Vừa qua tại Hà Nội, một số hồ như Hồ Tây, hồ Đống Đa đã xảy ra những vụ thảm sát cá hiện cơ quan chức năng Hà Nội chưa có câu trả lời: Do thiên nhiên, do môi trường hay do một người nước lạ nào đó đem chất độc vào đầu độc? Vả cả cái chết của Cụ Rùa Hồ Gươm hiện đang còn là nghi án ?
Rùa Hồ Gươm là biểu tượng linh thiêng gấp triệu lần hàng loạt những biểu tượng thời trang, âm nhạc và thậm chí là cả chính trị đương đại…
Trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay, đến một em nhỏ cùng hiểu được Trung Quốc ác xấu và nguy hiểm như thế nào với Việt Nam. Điều này báo chí, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao đã nhiều lần lên tiếng, chỉ trích các giới chức hữu quan Trung Quốc…
Vậy chúng ta có tin rằng một cái cơ quan nào đó của Trung Quốc có thiện ý, xin vào để giúp Việt Nam, giúp Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, giúp Hà Nội bảo vệ loài Rùa quý Hồ Gươm, loài rùa gắn với huyện thoại bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước họa xâm lăng từ Trung Quốc…
Đọc tiểu sử của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, không ai nghi ngỡ về phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị của ông nhưng người viết bài này nghi ngờ rằng: Vị này chưa học qua bậc phổ thông trung học…
Qua cái công văn do Bộ này vừa phát đi cho thấy:Hình như cái ông Nguyễn Xuân Cường không biết một tý gì về biểu tượng của Rùa Hồ Gươm nên mới quyết định mời chuyên gia Trung Quốc vào giúp chăm sóc, bảo tồn, nhân giống…
Đất nước này đã phải chịu bao hệ lụy bao đời này do bởi sự ảnh hưởng bởi sự can thiệp của các đời đế quốc Trung Hoa từ quân sự, chính trị, văn hóa, tài nguyên, môi trường xã hội…Có vài ba con rùa quý còn sót lại mà không được yên thân với mấy chú “Khách” Trung Hoa.
Cái thời phát sịnh biểu tượng giữ nước Rùa Hồ Gươn ấy đã được Nguyễn Trãi đúc kết trong Bình Ngô đại cáo: “Tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hổi: Chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đầy tội ác…”
Về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Bài cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đều được đưa vào trong chương trình lịch sử và văn học của các trường phổ thông trung học, hiện nay là hệ 12/12; thời ông Nguyễn Xuân Cường là 10/10…
Người viết bài này đồ rằng: Có khi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chưa từng học phổ thông trung học nên mới thiếu hổng những kiến thức đáng sợ kể trên?
Kiến nghị Ủy ban kiểm tra TW vào kiểm tra ngay bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường là bằng thật hay bằng mua ?!
P.V.Đ.
Quang Phong

Không có nhận xét nào: