Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Đại tướng Mỹ: Việt Nam ngày càng quan trọng trong khu vực và thế giới

22/08/2018
Đại tướng Robert Brown (trái) của Lục quân Thái Bình Dương Mỹ và Thượng tướng Phạm Hồng Hương một buổi họp báo sau khi kết thúc hội thảo Lục quân Thái Bình Dương do Việt Nam và Mỹ đồng tổ chức ở Khách sạn Melia ở Hà Nội hôm 20/8.
Quân đội Việt Nam và Mỹ lần đầu tiên cùng tổ chức Hội thảo Quản lý Lục quân Thái Bình Dương trong bối cảnh Hoa Kỳ tăng cường quảng bá chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Hội thảo thường niên lần thứ 42 diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Mỹ, theo trang web của Lục quân Hoa Kỳ.
Việc Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức hội thảo khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Robert Brown, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Mỹ
“Đây là một sự kiện rất quan trọng vì nó đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam là bên đồng tổ chức cùng với Mỹ,” Thượng tướng Phạm Hồng Hương, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, nói tại diễn đàn quân sự đa quốc gia hôm 20/8.
Tại buổi họp báo bên lề, Đại tướng Robert Brown – Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Mỹ - nhận định việc Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức hội thảo khẳng định “vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới,” theo ZingNews.
Kể từ năm 1977, Lục quân Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương (USARPAC), có căn cứ ở Honolulu – Hawaii, và một quốc gia khác trong khu vực Thái Bình Dương hàng năm đồng tổ chức sự kiện này.
Theo VOV, đây là cơ hội để lực lượng lục quân các nước trong khu vực trao đổi các biện pháp thúc đẩy nhằm đối phó với thảm họa thiên tai và góp phần duy trì ổn định trong khu vực.
Khác với các lần trước khi chỉ có các đại diện của khu vực Thái Bình Dương, PAMS-42 được tổ chức ở Hà Nội có sự tham gia của đại diện lục quân của 26 nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Điều này thể hiện sự nhất quán của chính sách tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ.
Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên giới thiệu về chiến lược này tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương trong một bài diễn văn khai mạc ở Đà Nẵng vào tháng 11/2017.
Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên giới thiệu về chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương trong một bài diễn văn khai mạc ở Đà Nẵng vào tháng 11/2017.
Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên giới thiệu về chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương trong một bài diễn văn khai mạc ở Đà Nẵng vào tháng 11/2017.
Theo các chuyên gia, đây là sự nối tiếp của chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama nhằm tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc nổi lên mạnh trong khu vực.
Theo Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia được Soha trích lời, Việt Nam rất quan trọng đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á được Tổng thống Trump tiếp đón tại Nhà Trắng ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1/2017. Ông Trump cũng đã có chuyến thăm chính thức tới Hà Nội ngay sau khi tham dự APEC tại Đà Nẵng cuối năm ngoái.
Việt Nam cũng được nêu ra trong Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ công bố hồi tháng 12/2017 như là một đối tác kinh tế và an ninh ngày càng quan trọng của Washington cùng với Indonesia, Malaysia và Singapore.
Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã thăm Hà Nội và mô tả Việt Nam là một "đối tác có cùng chí hướng". Vào tháng 3, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson lần đầu tiên đến Việt Nam kể từ sau khi chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng chọn Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất để tới thăm trong chuyến công du vào tháng 7 sau chuyến đi quan trọng tới Bình Nhưỡng.
Vào tháng 4, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông và Đông Nam Á nói rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là ưu tiên của chính quyền Mỹ và rằng chính sách của Washington đối với Biển Đông không thay đổi.

Không có nhận xét nào: