Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Bài 2: GS Hồ An Cương và thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ” bị phê phán tơi bời; Học giả TQ: Bắc Kinh đã phạm 2 sai lầm, TQ sẽ phải trả giá thê thảm trong chiến tranh thương mại


Giới quan sát nước ngoài cho rằng, liên kết Mỹ – EU – Nhật sẽ làm thay đổi quy tắc và trật tự của thương mại toàn cầu; còn Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ bị gạt ra ngoài hệ thống mậu dịch chủ yếu của thế giới.
Giới quan sát nước ngoài cho rằng, liên kết Mỹ – EU – Nhật sẽ làm thay đổi quy tắc và trật tự của thương mại toàn cầu; còn Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ bị gạt ra ngoài hệ thống mậu dịch chủ yếu của thế giới.
Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 1.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung ngày càng kịch liệt.
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, chưa có dấu hiệu ngưng lại cho dù xuất hiện tin đồn về sự tiếp xúc bí mật giữa hai bên nhằm đưa các quan chức quay trở lại bàn đàm phán.


Số liệu do Cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố hôm 31/7 cho thấy hoạt động mậu dịch tháng 7 đã bị giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên, phản ánh cục diện căng thẳng về thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nhà kinh tế có cách nhìn tiêu cực về kinh tế Trung Quốc, cho rằng đang lâm vào cảnh “thập diện mai phục”. Liệu có phải chính phủ Trung Quốc đã phạm sai lầm khi nhìn nhận, đánh giá đối thủ trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ?
Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 2.
Trương Lâm: Trung Quốc ngoài việc nhìn nhận, đánh giá sai về cá nhân Tổng thống Donald Trump, còn phán đoán sai lầm về quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU.
Học giả Trương Lâm, nghiên cứu viên thuộc Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Bắc Kinh (Unirule Institute of Economics) – một “think tank” độc lập ở Trung Quốc – hôm 30/7 đã viết bài đăng trên nhật báo SCMP của tỷ phú Jack Ma, cho rằng: Bắc Kinh đã phạm phải “hai sai lầm sẽ khiến Trung Quốc phải trả cái giá thê thảm”.
Ông Trương Lâm viết, Trung Quốc ngoài việc nhìn nhận, đánh giá sai về cá nhân Tổng thống Donald Trump, còn phán đoán sai lầm về quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU.
Ông Trương Lâm viết, thứ nhất, chính phủ đã sai lầm khi cho rằng Donald Trump chỉ là nhà buôn thích hư trương thanh thế, Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại chẳng qua chỉ vì cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ mà thôi; nhưng thực tế, chiến lược quốc phòng của Mỹ đã chỉ rõ: Mỹ sẽ không dung thứ cho cách làm của Trung Quốc trong mậu dịch và kinh tế nữa.
Sai lầm thứ hai mà Bắc Kinh phạm phải là “ảo tưởng và không thực tế khi muốn thiết lập mặt trận mậu dịch chung với EU để cùng liên kết chống lại Mỹ”.
Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 3.
Trung Quốc đã đánh giá sai lầm về cá nhân ông Trump
Thực ra hai vấn đề mà ông Trương Lâm nêu ra không phải mới. Thái độ của giới trong nước Mỹ mấy năm gần đây ngày càng trở nên cứng rắn với Trung Quốc, các giới đều nhất trí cao trong việc kiềm chế Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Ted Yoho từng nói “quan hệ Mỹ – Trung đã chuyển từ cạnh tranh sang giai đoạn mới đối đầu”; các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc cấp thiết đi tìm đồng minh đều bị EU cự tuyệt.
Về việc Trung Quốc có đánh giá sai tình hình hay không, nhà kinh tế Tần Vĩ Bình sống ở Mỹ lại có quan điểm hơi khác.
Ông nói: “Tôi cho rằng thời kỳ đầu thì có chút mơ hồ. Trung Quốc không biết ý đồ thực của Donald Trump thế nào; nhưng hồi tháng 5 Mỹ đã phái 7 đại biểu tới Bắc Kinh để “hạ chiến thư”, nói rõ cho Trung Quốc biết là (Mỹ) sẽ chơi rắn. Cuộc hội đàm đó đã truyền đi tín hiệu mạnh mẽ, nếu Trung Quốc vẫn không hiểu (ý tứ của Mỹ) thì thật không thể hiểu nổi. Tôi tin rằng, sau đó Trung Quốc đã biết rõ ý đồ của Mỹ, nhưng Trung Quốc bất lực, không có cách nào thay đổi được cục diện hiện nay”.
Ông bổ sung: chính phủ Trung Quốc cũng phạm sai lầm trong việc phán đoán tình hình trong nước hiện nay.
Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 4.
Nhà kinh tế Tần Vĩ Bình: Chính phủ Trung Quốc phạm sai lầm trong việc phán đoán tình hình trong nước hiện nay.
Ông nói: “Theo cách nói của chính phủ Trung Quốc thì tổng thể nền kinh tế đang vận hành rất tốt, cho nên họ mới dám tiếp tục tiến hành các hoạt động ngoại giao. Thực tế tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay rất xấu, lại thêm ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, có thể nói thời gian tới kinh tế Trung Quốc sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Tôi cho rằng không phải Trung Quốc tính toán sai, mà là họ đã đánh giá thấp ảnh hưởng do chiến tranh thương mại gây ra”.
Tuy người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh từng bày tỏ: Trung Quốc lúc đầu “không muốn đánh, cũng không sợ đánh” cuộc chiến mậu dịch này; nhưng theo bài phân tích của ông Cao Thiện Văn, nhà kinh tế hàng đầu của Công ty chứng khoán Trung Quốc Essence Securities viết hồi tháng 5 thì có vẻ Trung Quốc đã không hề chuẩn bị tư tưởng cho một cuộc chiến tranh thương mại.
Liệu có phải Trung Quốc vì “khinh địch” mà “tính toán sai lầm” về con bài mà mình có trong va chạm mậu dịch với Mỹ chăng?
Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 5.
Ngày quan chức hai nước quay trở lại bàn đàm phán vẫn xa vời
Về vấn đề này, Giáo sư Chính trị học Hạ Minh ở trường Đại học The City College of New York đã tổng kết thành 4 điểm:
“Thứ nhất, Trung Quốc do nguyên nhân đạt kỳ tích kinh tế, dễ xuất hiện tinh thần kiêu ngạo, tự đại; thứ hai, do vô tri, ngày nay đại bộ phận những người sống ở Trung Quốc trong ký ức không có chút khái niệm về khủng hoảng kinh tế; thứ ba, bộ máy truyền thông của nhà nước Trung Quốc luôn tuyên truyền chúng ta (Trung Quốc) tốt thế nào, còn họ (nước ngoài) xấu ra sao, hình thành sự ám thị tâm lý “Trung Quốc rất tốt” trong khi so sánh; thứ tư, lãnh đạo Trung Quốc “tự ngộ độc”, họ cho rằng mình rất tuyệt vời, tự nở mũi”.
Xét về tình hình hiện nay, cuộc tranh chấp mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngày càng kịch liệt. Cuộc chiến tranh thương mại “đánh lâu dài” này sẽ gây ảnh hưởng thế nào tới kinh tế hai nước? Rốt cuộc bên nào sẽ có lợi trong tình thế bế tắc hiện nay?
Theo ông Tần Vĩ Bình phân tích: “Đối với Mỹ có giả thuyết ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát tiền tệ; còn đối với Trung Quốc thì phải đối phó với áp lực và thách thức lớn hơn Mỹ nhiều. Dân chúng Trung Quốc sẽ không chỉ đối mặt với vật giá leo thang mà còn thất nghiệp, xí nghiệp sụp đổ, vốn nước ngoài triệt thoái. Nếu thời gian kéo dài thêm, thậm chí có thể gây nên bất ổn xã hội”.
Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 6.
Giáo sư Hạ Minh cho rằng Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ
Giáo sư Hạ Minh thì cho rằng: “Trung Quốc đã thua, không thể thắng được. Cuối cùng là xem kinh tế nước nào sẽ bị tổn hại lâu dài; trong tình thế hiện nay thì kinh tế Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại lâu dài. Các nước đang phát triển hình thành quan hệ dựa vào các quốc gia phát triển, hệ thống quản lý toàn cầu về cơ bản vẫn do phương Tây chủ đạo”.
Học giả Trung Quốc chỉ trích chính phủ phạm sai lầm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 7.
Sự liên kết giữa Mỹ, EU và Nhật sẽ gây nguy cơ Trung Quốc bị gạt ra ngoài cuộc chơi mậu dịch thế giới
Cục diện quốc tế đang trở nên biến ảo khó lường. Các thông tin mới cho thấy, tranh chấp mậu dịch giữa Mỹ và EU đã dần được tháo gỡ và đạt được hiệp định khung về “quan thuế zero (0)” trên một số lĩnh vực. Mỹ còn có kế hoạch khởi động đàm phán hiệp định mậu dịch tự do song phương với Nhật.
Giới quan sát nước ngoài cho rằng, liên kết Mỹ – EU – Nhật sẽ làm thay đổi quy tắc và trật tự của thương mại toàn cầu; còn Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ bị gạt ra ngoài hệ thống mậu dịch chủ yếu của thế giới.
theo Viettimes

Mỹ gây Chiến tranh thương mại vì bị Trung Quốc kích động:

Bài 2: GS Hồ An Cương và thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ” bị phê phán tơi bời

VietTimes -- Việc GS Hồ An Cương, Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước, Đại học Thanh Hoa công bố các báo cáo cho rằng Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực đã gây tranh cãi sâu rộng, thậm chí Hồ An Cương còn bị coi là thủ phạm gây nên cuộc Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. 
Giáo sư Hồ An Cương: Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt qua nước Mỹ
Giáo sư Hồ An Cương: Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt qua nước Mỹ

Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa đã đứng tên trong một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước (Quốc tình nghiên cứu viện) và tước bỏ học hàm của Giáo sư Hồ An Cương. Sau đó bức thư đã được hơn 1 ngàn cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng hàng đầu Trung Quốc này hưởng ứng ký tên trong một chiến dịch công khai phê phán năng lực học thuật, trình độ tư tưởng và đạo đức của Hồ An Cương.
Bài 2: GS Hồ An Cương và thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ” bị phê phán tơi bời  - ảnh 1
Ông Hồ An Cương: “Trung Quốc đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt qua toàn diện nước Mỹ; trong đó về thực lực kinh tế đã vượt Mỹ năm 2013, khoa học kỹ thuật đã vượt Mỹ năm 2015, sức mạnh quốc gia tổng hợp đã hoàn thành vượt Mỹ từ năm 2012." 
Bức thư viết, họ lấy làm xấu hổ vì trường Đại học Thanh Hoa có một giáo sư như thế và chỉ rõ: “Mấy năm gần đây, Tiên sinh Hồ An Cương, Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước đã lấy tiền thuế của dân mà nghiên cứu đi ngược những kiến thức thông thường, nặn ra cái gọi là báo cáo học thuật “Sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã vượt nước Mỹ”, có thể nói đã “trên khiến quốc gia nhầm lẫn khi ra quyết sách, dưới mê hoặc dân chúng, các nước ở xa cảnh giác, láng giềng gần lo ngại, thật là hại nước hại dân”. Họ cho rằng, Hồ An Cương đã không chỉ làm ô danh nhà trường Đại học Thanh Hoa mà còn làm hại đất nước và nhân dân, độc hại lâu dài.
Được biết, trong bản báo cáo được Hồ An Cương công bố năm 2016, ông cho rằng Trung Quốc đã trở thành nước chế tạo lớn nhất thế giới, nước xuất nhập khẩu nhiều nhất và thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Tháng 4/2017, tại một lần đăng đàn, ông lại công bố một bản báo cáo với kết luận: “Trung Quốc đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt qua toàn diện nước Mỹ; trong đó về thực lực kinh tế đã vượt Mỹ năm 2013, khoa học kỹ thuật đã vượt Mỹ năm 2015, sức mạnh quốc gia tổng hợp đã hoàn thành vượt Mỹ từ năm 2012. Đến năm 2016, ba thực lực trên so với Mỹ đã gấp 1,15 lần về kinh tế, gấp 1,31 lần về khoa học kỹ thuật và 1,36 lần về sức mạnh quốc gia tổng hợp, đứng thứ nhất thế giới!”.
Ngoài hai bản báo cáo chính “đuổi kịp và vượt qua Mỹ” trên, Hồ An Cương còn có các nghiên cứu khác với những số liệu không phù hợp nghiêm trọng với số liệu của chính phủ; ví dụ: Trung Quốc đã lần lượt trở thành quốc gia chế tạo lớn nhất năm 2010, quốc gia xuất nhập khẩu lớn nhất năm 2013 và thực thể kinh tế lớn nhất năm 2014. Ông cho rằng, trong so sánh sức mạnh quân sự Trung- Mỹ, mô thức so sánh là: “Tài nguyên quân sự = nhân viên quân sự (số quân) + ngân sách quân sự”, ám chỉ đã Trung Quốc mạnh hơn Mỹ.
Trong bài báo “Sự hưng suy của các nước lớn và cơ hội cho Trung Quốc – đánh giá về sức mạnh quốc gia tổng hợp” đăng trên “Kinh tế đạo san”, Hồ An Cương cho rằng, các quốc gia phát triển đã “vì phát triển mà lão hóa”, đang đi tới suy thoái, là cơ hội lịch sử hiếm có về “thiên thời, địa lợi, quốc hòa” đối với Trung Quốc.
Bài 2: GS Hồ An Cương và thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ” bị phê phán tơi bời  - ảnh 2
Ông Hồ An Cương cho rằng, các quốc gia phát triển đã “vì phát triển mà lão hóa”, đang đi tới suy thoái, là cơ hội lịch sử hiếm có về “thiên thời, địa lợi, quốc hòa” đối với Trung Quốc. 
Vậy Hồ An Cương là ai và có vai trò thế nào? Theo tư liệu chính thức, ông sinh năm 1953, quê Chiết Giang nhưng sinh ở Liêu Ninh. Sau khi lấy bằng Cử nhân tại Học viện Luyện kim Hà Bắc, Thạc sỹ ở Học viện Gang thép Bắc Kinh, Tiến sỹ tại Viện Tự động hóa, Viện Khoa học Trung Quốc; từ 1991 đến 1992, ông sang Đại học Yale, Mỹ tiến hành nghiên cứu sau Tiến sỹ; năm 1993 tới nghiên cứu tại Khoa Kinh tế, Đại học Murray State University; năm 1997 đến nghiên cứu tại Học viện kỹ thuật Massachusetts; năm 1998 sang nghiên cứu tại khoa Kinh tế, Đại học Trung văn Hongkong; năm 2000 tới Nhật giữ chức Giáo sư thỉnh giảng trường Đại học Keio; năm 2001 tới Mỹ làm Giáo sư thỉnh giảng Học viện Chính trị Kennedy, Đại học Havard; đầu năm 2003 sang Pháp nghiên cứu  tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu khoa học xã hội Pháp. Hồ An Cương cũng là đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 tháng 11/2012.
Từ 1985, Hồ An Cương đã tham gia Tổ nghiên cứu phân tích tình hình đất nước thuộc Viện Khoa học Trung Quốc do Chu Lập Tam lãnh đạo và dần trở thành một trong số những nhà nghiên cứu quyền uy nhất về lĩnh vực tình hình trong nước. Theo trang tin Đa Chiều, Viện nghiên cứu tình hình đất nước đặt tại Đại học Thanh Hoa do Hồ An Cương lãnh đạo là một “think tank” (cơ quan nghiên cứu) tư vấn quyết sách quốc gia hàng đầu của Trung Quốc, ấn phẩm “Quốc tình báo cáo” do trung tâm biên tập xuất bản chuyên cung cấp cho lãnh đạo cấp tỉnh, bộ trở lên tham khảo đến nay đã ra được hơn 500 kỳ.
Theo trang web của Viện nghiên cứu tình hình đất nước, “Quốc tình báo cáo” đã hơn trăm lần được lãnh đạo Đảng và nhà nước bút phê, có ảnh hưởng liên tục đến các quyết sách trọng đại của quốc gia. Hồ An Cương có danh tiếng và sức ảnh hưởng nhất định ở cả trong, ngoài Trung Quốc; tên tuổi ông thường xuyên xuất hiện trên các cơ quan truyền thông như “The New York Times” và các báo cáo của các “thin tank” Mỹ.
Nhiều người cho rằng báo cáo “Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt Mỹ” do Hồ An Cương đưa ra tháng 4/2017 đã đi ngược sự thật nghiêm trọng, cổ súy tinh thần kiêu ngạo của dân chúng Trung Quốc, dẫn dắt sai ảnh hưởng tới việc tầng lớp cấp cao đề ra quyết sách (“ngộ đạo cao tầng quyết sách chế định”) và gây nên sự cảnh giác, thù địch của Mỹ. Thậm chí có người cho rằng, Hồ An Cương chính là thủ phạm hàng đầu gây nên Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.
Những tranh cãi xung quanh luận điểm của Hồ An Cương
Giáo sư Vương Thiên Định ở Học viện Báo chí và truyền thông, Đại học Hải dương Trung Quốc viết bài đăng trên tờ “Tân Kinh báo” cho rằng: “Quan điểm “Sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã vượt nước Mỹ” không những trái ngược với số liệu quyền uy của chính phủ Trung Quốc, mà còn trái ngược với cảm nhận và hiểu biết của những người bình thường sống ở Trung Quốc. Ông đánh giá nghiên cứu học thuật của Hồ An Cương “cố ý lấy lòng mọi người, đu theo tâm trạng xã hội trong thời kỳ nhất định, không chỉ bại hoại phong cách khoa học mà còn hình thành một kiểu mẫu tồi; đó là điều chúng ta không muốn thấy”.
Ông Long Vĩnh Đồ, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc, Tổng thư ký Diễn đàn kinh tế Bác Ngao, hồi tháng 2/2018 cũng đã viết bài “Phê phán sự dẫn dắt sai lệch của Hồ An Cương về Trung Quốc đã vượt Mỹ ba thực lực”. Ông viết: “Mới đây, một báo cáo thành quả nghiên cứu của Viện trưởng nghiên cứu tình hình đất nước Hồ An Cương ở Đại học Thanh Hoa nói, hiện 6 thực lực phát triển của Trung Quốc (kinh tế, khoa học kỹ thuật, sức mạnh tổng hợp, quốc phòng, ảnh hưởng quốc tế và văn hóa mềm) đều đã bước vào thời kỳ đuổi kịp và vượt Mỹ toàn diện; trong đó 3 thực lực đầu đã vượt Mỹ.
Quan điểm đó là sai lầm; trong nước dẫn dắt sai lầm, ở nước ngoài càng có tác dụng dẫn dắt sai lớn hơn”. Ông nói, từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ coi thực lực kinh tế vượt Mỹ là tiền đề để xử lý quan hệ với Mỹ. Trung Quốc dù về thực lực phát triển, tố chất con người hay sức mạnh tổng hợp quốc gia đều còn có khoảng cách rất xa so với Mỹ; chúng ta cần có cảm giác bức bách và nguy cơ để không ngừng nỗ lực đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới, chứ không phải là lâng lâng tự sướng”. Ông kết luận, Hồ An Cương đã “dẫn dắt sai lầm tầng lớp ra quyết sách và xã hội Trung Quốc”.
Bài 2: GS Hồ An Cương và thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ” bị phê phán tơi bời  - ảnh 3
Cựu Bộ trưởng Ngoại thương Long Vĩnh Đồ cho rằng ông Hồ An Cương đã “dẫn dắt sai lầm tầng lớp ra quyết sách và xã hội Trung Quốc”. 
Nhà kinh tế Phàn Cương, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc  thì cho rằng, quan điểm của Hồ An Cương khiến người ta kinh sợ; muốn thực sự thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển phải mãi giữ cái đầu lạnh và đẩy mạnh tiến độ cải cách.
Ngày 21/6, ông Lưu Á Đông, Tổng biên tập “Nhật báo khoa học kỹ thuật” cũng gây chú ý khi nhắc đến thuyết “Trung Quốc đã vượt nước Mỹ” của Hồ An Cương khi thuyết giảng. Ông nói: “Khoa học kỹ thuật của Trung Quốc còn có khoảng cách rất xa so với Mỹ và các nước phương Tây phát triển. Đó vốn là điều bình thường, không thành vấn đề; thế nhưng một số người trong nước khi thì nói về “Tứ đại phát minh mới”, khi thì “đuổi kịp và vượt toàn diện”, “thực lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đều đã vượt nước Mỹ, trở thành nước đứng đầu thế giới”…
Nếu chỉ để cổ vũ sĩ khí thì đành một nhẽ, nhưng điều rắc rối là người đưa ra những luận điệu đó đã làm chao đảo lãnh đạo, dao động công chúng và cả bản thân, đó mới là vấn đề”. Ông cho rằng: “Không thể phủ nhận, những lời lẽ đó đã chứng minh cho luận thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc trên quốc tế. Những từ ngữ, luận thuyết thổi phồng khoa trương về Trung Quốc đó, dù với động cơ nào thì cũng trăm điều hại không một chút lợi, kết quả là gây họa nước hại dân”.
Nhân dân Nhật báo ngày 2/7 cũng vào cuộc với bài “Bàn về trào lưu thổi phồng tự đại”, chỉ trích “cách nói 3 thực lực của Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt Mỹ”. Báo này phê phán một số bài viết tung hô “Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về một số lĩnh vực, ai cũng khâm phục”, Trung Quốc hiện đã là nền kinh tế số 1 thế giới”, hoặc “Mỹ đã sợ chúng ta”, “Nhật bản kinh sợ, châu Âu hối hận”. “Những bài báo này đã kích động tinh thần cực đoan, dễ dẫn tới công chúng tự cao tự đại, xã hội sa vào thông tin vỡ vụn, vô hình trung cổ súy tư tưởng dân túy”.  
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bảo vệ và ủng hộ Hồ An Cương. Một số người nói, họ “không tán thành quan điểm của Hồ An Cương, nhưng cực lực phản đối hành vi thông qua liên danh viết thư bức bách nhà trường sa thải Hồ An Cương, đó là sự chà đạp tự do học thuật và tự do ngôn luận”.
Ông Mai Tân Dục, nghiên cứu viên của Bộ Thương mại đã viết bài trên Weibo cá nhân ủng hộ Hồ An Cương, nói phương pháp nghiên cứu của ông có thể có vấn đề, nhưng đó là tự do học thuật, không nên vì thế mà sa thải ông; cho rằng: “Sự vây đánh giáo sư Hồ cực kỳ không bình thường, đã vượt quá ranh giới tối thiểu. Ông ấy phân tích thế nào là việc của cá nhân, còn có tiếp thu hay không là việc của anh. Anh không thể vì không chấp nhận nội dung nghiên cứu học thuật mà đập vỡ bát cơm của ông ấy”.
Bài 2: GS Hồ An Cương và thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ” bị phê phán tơi bời  - ảnh 4
Ông Hồ An Cương những lời lẽ đó bị cho là đã chứng minh cho luận thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc trên quốc tế. Những từ ngữ, luận thuyết thổi phồng khoa trương về Trung Quốc, dù với động cơ nào thì cũng trăm điều hại không một chút lợi...
Tờ “Thời báo Hoàn cầu” - ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo tuy cũng tham gia phê phán Hồ An Cương, nhưng ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập của nó lại biện hộ cho Hồ An Cương trên Weibo cá nhân: “Nếu vì ông ấy tuyên truyền nhận thức về tình hình đất nước mà bị bãi chức, thì đó là sai lầm chính trị xã hội còn đáng sợ hơn sai lầm học thuật của ông ấy” và cho rằng, “chỉ cần không công kích chế độ chính trị căn bản của Trung Quốc thì những quan điểm bị dư luận chủ lưu coi là sai lầm cũng có quyền tồn tại trong xã hội này”.
Ông Hoàng Nhân Vĩ, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Thượng Hải thì thẳng thắn: “Năm 2015, khi Hồ An Cương bắt đầu phát biểu diễn thuyết về “Trung Quốc đã đuổi kịp và vượt Mỹ toàn diện” thì được coi là trao đổi học thuật bình thường; nhưng sau khi Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ nổ ra, quan điểm đó bị đẩy ra đầu sóng, ông trở thành cái bia sống cho một số người, thậm chí muốn dồn ông đến chỗ chết mới hài lòng”.
Bài 2: GS Hồ An Cương và thuyết “Trung Quốc đã vượt Mỹ” bị phê phán tơi bời  - ảnh 5
Có ý kiến cho rằng những quan điểm thổi phồng, khoa trương về thực lực của Trung Quốc đã gây nên cuộc Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ  
Trước búa rìu dư luận, ông Hồ An Cương khi trả lời phỏng vấn của mạng Tin tức Trung Quốc (Chinanews.com) đã bày tỏ không bình luận về những đánh giá đối với bản thân ông. Ông nói, những kết luận của ông được rút ra từ các luận chứng nghiên cứu học thuật nghiêm cẩn, “không thể dựa vào cảm giác phán đoán mà tự nói lời của cá nhân”. Ông đề nghị những người phê phán hãy đọc các bài viết rồi đối thoại học thuật.
Trang tin Đa Chiều ngày 2/8 cho biết, Hồ An Cương đã nói với các nhà báo: “Tôi đã tới Mỹ, tôi hiểu rõ nước Mỹ, tôi nhận biết Mỹ, tôi nghiên cứu Mỹ. Các ông cho rằng tôi chỉ là một chuyên gia về tình hình trong nước Trung Quốc sao? Những bài viết về sức mạnh tổng hợp đất nước Trung Quốc, kể cả bài đăng trên mạng, đó không chỉ là cần có sự nghiên cứu khoa học, mà còn cần phải có dũng khí”.

Không có nhận xét nào: