Bậc cao nhân xưa xem “tinh”, “khí”, “thần” như là tam bảo của sinh mệnh, muốn dưỡng sinh trường thọ và bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của bệnh tật thì cần giữ gìn 3 yếu tố này.
Trong “Hoàng Đế nội kinh”, khi Hoàng Đế thỉnh giáo Kỳ Bá (thầy của Hoàng Đế), người thượng cổ sống hơn trăm tuổi mà vận động không yếu đi, còn con người hiện nay sống không đến năm mươi mà vận động đã trở nên yếu ớt là do thời đại đã khác sao? Hay do khuyết điểm của bản thân con người?
Kỳ Bá trả lời, người thượng cổ thông hiểu đạo dưỡng sinh, ăn uống có tiết chế, sinh sống có quy luật, sinh hoạt không quá lao lực cho nên cơ thể và tinh thần đều khỏe mạnh, có thể sống đến rất lâu. Thế nhưng người ngày nay không như vậy, họ uống rượu thay nước, hành vi phóng túng, chuyện phòng the quá độ, hao tổn tinh khí, không biết khống chế cảm xúc, chỉ biết đuổi theo khoái lạc trong tâm hồn, thậm chí xem hành vi tổn hại sinh mạng là một thú vui, vì vậy sống đến năm mươi thì đã già.
Trung y vô cùng xem trọng việc dưỡng sinh, và trọng tâm của dưỡng sinh là dưỡng tinh, dưỡng khí và dưỡng thần. Bởi vì ‘tinh’, ‘khí’ và ‘thần’ là 3 bảo vật của cơ thể con người, cho nên mới có câu nói: “Trời có tam bảo là trời trăng sao; đất có tam bảo là nước lửa gió; người có tam bảo là tinh khí thần”.
Thần: Thần có liên quan đến trạng thái tâm lý
“Thần” bao gồm các biểu hiện hoạt động của sự sống được thể hiện ra bên ngoài như ý thức tinh thần và hành động tri giác, chủ yếu được thể hiện qua ánh mắt, màu da, biểu cảm, động tác, ngôn ngữ…
“Người có thần thì khỏe, người thất thần thì chết”, có thần tức là có đầy đủ tinh thần, thần thái ngời ngời; thất thần hay không có thần là đã mắc bệnh nặng, tinh khí thiếu khuyết, hoặc mạch máu yếu ớt, chính khí không đủ.
Biểu hiện của thần có liên quan đến trạng thái tâm lý, tấm lòng cởi mở, tinh thần vui vẻ, vô tư vô lo, thì sẽ dễ dàng có được nét đặc trưng của người có thần; còn ghen tị tham lam, lo lắng nghi ngờ, tranh quyền đoạt lợi, giận dữ nóng nảy sẽ dễ dàng có biểu hiện thất thần.
Tinh là một loại vật chất cơ bản tinh vi để duy trì sức sống của con người, đó không chỉ là huyết dịch (máu) và tinh dịch, mà còn là các thức ăn và nước mà cơ thể con người ăn vào. “Thủy cốc tinh vi” (thủy: nước, cốc: các loại hạt) gần như là vật chất tinh khiết, bao gồm cả “thận tinh”.
Nữ giới khi đến 14 tuổi và nam giới khi đến 16 tuổi, tinh khí sẽ được sung mãn, nữ giới còn xuất hiện một thứ được gọi là “Thiên quý” (tức kinh nguyệt), vật chất này có thể làm cho con người phát triển hơn về vóc dáng cơ thể. Nhưng khi nữ giới đến tuổi 49 thì Thiên quý kia không còn nữa, khí thận suy yếu đi, và thận tinh cũng giảm đi.
Để dưỡng tinh thì đầu tiên cần phải tiết chế dục vọng, trên đầu chữ sắc (色) có một con dao (刀), xuất tinh sẽ làm mất đi tinh khí của con người. Trong “Hoàng Đế nội kinh” có nêu rằng “tích giữ toàn diện tinh và thần”, muốn sống thọ thì phải giữ gìn thận tinh, thận tinh là nền tảng của sự sống, giống như giữ cho nguồn nước luôn đầy để nước cứ chảy mãi mà không bị cạn khô.
Thận còn quản cả tủy xương chính, đại não và bộ xương, nếu thận tinh bị suy yếu thì xương và não cũng sẽ bị tổn thương, vì vậy chuyện phòng the không tiết chế sẽ gây hại rất nhiều đến toàn bộ cơ thể.
Có câu: “Ăn được thì khỏe, không ăn được thì chết”, chế độ ăn uống toàn diện và cân bằng cũng là một cách quan trọng để duy trì tinh, đặc biệt là đối với người có thể trạng yếu, càng cần phải ăn uống phù hợp để bổ sung thêm khí huyết.
Nhiều loại thực phẩm tốt đều có thể giúp tăng cường sức khỏe, còn có thể điều trị được chứng tinh suy yếu, như thận của động vật, mè đen, khoai lang, quả óc chó, khiếm thực, hạt sen, địa hoàng… các loại này nếu dùng thường xuyên có thể kéo dài tuổi thọ.
Mắt: Trước tiên có thể xem màu sắc của lòng trắng mắt, người ta hay nói: “Người già mắt trở nên vàng”, chính là lòng trắng bị đục, trở nên vàng, mắt nổi lên sợi máu, đây là dấu hiệu cho thấy thiếu khí huyết (thiếu máu). Đôi mắt có thể căng to lên bất cứ lúc nào, để cho khí huyết được đầy đủ; nếu như bọng mắt quá lớn, mắt khô, mí mắt nặng thì đó đều là do thiếu khí huyết.
Da: Da hồng hào, sáng bóng, mềm mại đàn hồi, không nếp nhăn, không tàn nhang, thì đó là biểu hiện của khí huyết đủ; nếu da sần sùi, không sáng bóng mà tối màu đen sạm, vàng vọt trắng nhợt, có bớt dài màu xanh, thì là biểu hiện của thiếu khí huyết.
Tóc: Mái tóc đen huyền, dày và mềm mại là do khí huyết đầy đủ; còn nếu tóc khô vàng, sợi bạc trắng, chẻ ngọn là do không đủ khí huyết.
Ngón tay: Các ngón tay phẳng, mỏng yếu thể hiện khí huyết không đủ; nếu ngón tay dày thịt và đàn hồi thì là do khí huyết đủ đầy. Ngón trỏ mà chỉ nhìn thấy gân xanh thì tức là chức năng tiêu hóa không tốt, còn ngón út mà nhìn thấy gân xanh là do khí thận không đủ.
Móng tay: Khi xem móng tay, nếu nó không có hình bán nguyệt, hoặc chỉ có móng tay cái mới có hình bán nguyệt, thì điều đó cho thấy bên trong cơ thể có nhiều khí lạnh, chức năng tuần hoàn máu kém, khí huyết không đủ, máu không thể đưa đến được đầu ngón tay. Nếu hình bán nguyệt trên móng tay quá lớn, thì thể hiện tình trạng dễ bị chứng cao huyết áp, cường giáp và các vấn đề khác. Trên móng tay có quá nhiều đường vân, thể hiện rằng cả khí và huyết đều suy, sức khỏe suy kiệt, cơ thể lão hóa.
Nướu răng: Nướu răng bị khô teo là biểu hiện cho thấy khí huyết không đủ.
Ngủ: Ngủ sâu, thở đều một giấc cho đến sáng cho thấy khí huyết đầy đủ; khó ngủ, dễ bị thức giấc, hay tiểu đêm, hơi thở nặng nề hoặc hay ngáy là khí huyết suy nhược.
Sau khi tập thể dục: Sau khi tập thể xong bị tức ngực và khó thở, mệt mỏi khó hồi phục thì đó là do khí huyết không đủ; sau khi tập thể dục, tràn đầy năng lượng, cơ thể nhẹ nhàng là do khí huyết đầy đủ.
Tuệ Tâm, theo Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét