Nếu “ngôn ngữ là linh hồn dân tộc”, thì cũng có thể nói một phần linh hồn Việt đã được gói ghém trong các tác phẩm văn thơ xưa. Nhưng để hiểu về văn thơ cổ đại thì không thể không nhắc đến những điển tích, điển cố mang nhiều nội hàm và ý nghĩa sâu xa. Chỉ khi tìm về với tích cũ truyện xưa, ta mới có thể thưởng thức trọn vẹn tinh hoa văn hoá của nước nhà, và cũng để thấy rằng thi ca cổ đại quả thực là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”…
Trong Truyện Kiều, có một hình ảnh được sử dụng khá nhiều lần đến mức quen thuộc, và chúng ta cứ ngỡ đã hiểu rõ ràng về nó, nhưng lại không phải vậy. Đó là hình ảnh “trúc mai”.
Khi nàng Kiều vừa bán mình chuộc cha, trước ngày theo Mã Giám Sinh lên đường về Lâm Tri, nàng một mình cô quạnh dưới ngọn đèn khuya, khóc thương cho mối tình dang dở với Kim Trọng:
“Biết bao duyên nợ thề bồi.Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì.Tái sinh chưa dứt hương thề.Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai.”
Ảnh minh hoạ Thuý Kiều.
Ảnh minh hoạ Thuý Kiều. (Ảnh: wattpad.com)
Rồi khi ở thanh lâu, sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh, ngày ngày bướm lả ong lơi, nàng lại thêm xót xa cho thân phận mình:
“Thờ ơ gió trúc, mưa mai,Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân.”