Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Kim Jong Un đưa ra thời biểu phi hạt nhân hóa, TT Trump ‘cám ơn"

06/09/2018
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore ngày 12/6/2018.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa đưa ra khung thời gian cho việc giải trừ hạt nhân, đặt mục tiêu là cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, Reuters dẫn lời các giới chức Seoul cho biết hôm 6/9, khiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảm ơn và sẽ “cùng nhau hoàn tất”.

ĐỀ NGHỊ CCB F 313 NÀO ĐÃ THAM GIA TRẬN 31/5/1985, HOẶC NẮM ĐƯỢC THÔNG TIN BỔ SUNG THÊM TƯ LIỆU VỀ TRẬN: TA TIÊU DIỆT 1 SƯ ĐOÀN CỦA QUÂN KHU BẮC KINH...

( Rút từ trong tập bút ký-tiểu luận-điều tra: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG)




1/THIẾU TÁ HOÀNG CƯỜNG-TRỢ LÝ TÁC CHIẾN BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ HÀ TUYÊN KỂ VỀ TRẬN 31/5/1985

 

Đăng ngày: 08:20 19-04-2011 


P.V.Đ: Trong năm 1985, theo bác có trận nào chúng ta đã đánh trả Trung Quốc đáng chú ý không ? 
Trong năm 1985 vào giai đoạn đó, chúng tôi được cấp trên hoan hỷ báo tin là ta cũng đã lừa được Trung Quốc được một trận. Ta đã dùng mẹo để cuối cùng bằng hỏa lực pháo binh, bắn phá trong một ngày đêm liền. Kết quả theo thông tin chúng tôi được phổ biến, trong một ngày đêm liền bắn phá liên tục, pháo binh của ta đã tiêu diệt, xóa sổ được cả một sư đoàn quân chủ lực của Bắc Kinh?
Sau trận này, quân dân Vị Xuyên được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang…Đánh trận đó theo thông tin mà tôi nắm được là do Sư 313 đánh. Sư 313 sau khi để mất 1509 và chịu nhiều thiệt hại, được củng cố trở lại và tăng cường lực lượng pháo binh và đây là trận ta đã lừa được Trung Quốc…
( Còn lừa như thế nào, tôi có gặng hỏi nhưng ông Hoàng Cường không kể… Đây là thông tin mà tình cờ Thiếu tá Hoàng Cường buột mồm kể ra, không biết có trùng với trận thảm bại của Trung Quốc trong ngày 31/5/1985 tại Cao điểm mà Trung Quốc gọi là 211? Đó là trận do Tướng Túc Nhung Sinh con trai của Đại tướng Túc Dụ cầm quân? Thông tin đã đăng trên blog trong kỳ 22…) 


2/ ĐẠI TÁ ĐỖ THANH TRÌ, NGUYÊN SƯ TRƯỞNGF 313 KỂ VỀ NHỮNG TRẬN ĐÁNH GIÁP LÁ CÀ Ở VỊ XUYÊN

 

Ghi chép của Phạm Viết Đào.
Clip ghi lại cuộc gặp gỡ của CCB Sư 313 tại Hà Nội ngày 10/3/2013 tại Nhà hàng Trúc Bạch 1...
F 313 đã đánh trận nổi tiếng tiêu diệt 3000 quân Trung Quốc lán chiếm Đồi Đài ( Trận đánh xảy ra 1985 tại Cao điểm 400) ở khu vực Thanh Thủy-Vị Xuyên; Về trận này khi qua Thái Lan, báo chí Thái Lan hỏi, Triệu Tử Dương thừa nhận thất bại nhưng chỉ dám nói là chết 500 quân. Theo tài liệu của quân báo ta, Trung Quốc thiệt hại trên 3000 quân...
Về trận đánh Đồi Đài ( Cao điểm 400 tại khu vực cử khẩu Thanh Thủy), trên đã điều về cho F 313 Trung đoàn 567 của Quân khu 1 sang Vị Xuyên, chiến đấu để lập thêm thành tích...Đây là một Trung đoàn anh hùng đã lập thành tích đánh Trung Quốc...

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Trung Quốc lo đỡ đòn cuộc chiến với Mỹ, FLC điêu đứng theo vì không còn nguồn tiền hỗ trợ?

 


Dư luận từng râm ran về mối quan hệ mập mờ giữa Tập đoàn FLC với Trung Quốc khi nước này từng chi khá nhiều tiền cho FLC vay để đổ cho các dự án bất động sản trải dài khắp đất nước. Thế nhưng, hiện nay kinh tế Trung Quốc đang điêu đứng vì cuộc chiến thương mãi chưa có dấu hiệu ngưng lại với Mỹ. Trùng khớp, thời điểm này cũng là lúc FLC rộ lên hàng loạt thông tin xấu về vấn đề tiền bạc: nợ lương của công nhân, chây ì trả nợ cho đối tác, nhận tiền của khách hàng nhưng không giao nhà, nợ thuế hơn 70 tỷ, … Phải chăng nguồn cung ứng Nhân Dân tệ từ ông chủ đã bị cắt đứng do đó “tay sai” cũng khủng hoảng theo?
Dư luận từng râm ran về mối quan hệ mập mờ giữa Tập đoàn FLC với Trung Quốc khi nước này từng chi khá nhiều tiền cho FLC vay để đổ cho các dự án bất động sản trải dài khắp đất nướ
FLC từng được ví như “Thánh Gióng” lớn nhanh như thổi chỉ sau vài năm xuất hiện trên thương trường: năm 2008, VĐL là 18 tỷ đồng đến 2015 đã tăng lên 8.400 tỷ,… (tăng gấp hơn 465 lần sau 7 năm). Đây được xem là điểm mấu chốt để dư luận đặt nghi vấn cho sự tiếp sức của một thế lực cực mạnh đứng sau Trịnh Văn Quyết.

« Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ rình rập « bạn bè » Trung Quốc

Thụy My

mediaThành phố cảng Colombo do Trung Quốc đầu tư đang được xây dựng tại Sri Lanka. Ảnh chụp ngày 23/08/2018.REUTERS/Dinuka Liyanawatte
Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới » của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, cho đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải báo động, và một số Nhà nước nghĩ đến việc thối lui.
Mùa hè năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lăng-xê sáng kiến đại quy mô, nhằm xây dựng một loạt những hải cảng, xa lộ và đường xe lửa chạy xuyên qua châu Á, châu Phi và châu Âu, với vốn đầu tư vài chục tỉ đô la.
Năm năm sau, « Con đường tơ lụa mới » trở thành trung tâm bị chỉ trích, nghi ngờ. Bắc Kinh bị cáo buộc sử dụng sức mạnh tài chính để mở rộng ảnh hưởng. Tuần trước ông Tập đã trấn an« không phải là một câu lạc bộ Trung Quốc », cho rằng đây là việc « hợp tác đôi bên cùng có lợi ».
Chương trình này trên lý thuyết sẽ được khoảng 70 nước cùng đầu tư, nhưng trên thực tế nhiều dự án là do các định chế Trung Quốc tài trợ. Trong năm năm qua, các khoản đầu tư trực tiếp của người khổng lồ châu Á tại các nước liên quan đã vượt quá 60 tỉ đô la, và giá trị các dự án được các công ty Trung Quốc ký kết đã đạt 500 tỉ đô la, theo Bắc Kinh. Những quốc gia dễ thương tổn về tài chính có nguy cơ mất khả năng chi trả.

Cán bộ công an vi phạm kinh khủng mà chỉ hạ hàm từ “tướng” xuống “tá”?

Dân trí Những hành vi phạm tội nghiêm trọng phát hiện ngay trong nội bộ cơ quan phòng chống tội phạm của ngành công an tiếp tục là vấn đề được mổ xẻ trong phiên thảo luận của UB Tư pháp của Quốc hội về các báo cáo công tác năm 2018 của khối cơ quan tư pháp Trung ương…
 >> Thượng tướng Lê Quý Vương: CNC không phải công ty bình phong của lực lượng công an!

Về báo cáo công tác năm 2018 của Viện trưởng VKSND tối cao, nhóm nghiên cứu của UB Tư pháp chỉ ra một trong các hạn chế là tỷ lệ các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng toà án nhân dân trả hồ sơ cho viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung chiếm tới 21,5% (178/826 vụ), trong khi tỷ lệ trả hồ sơ nói chung với các loại tội phạm chỉ là 2,54%.
Nhóm nghiên cứu đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá kỹ các nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung loại tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn như vừa qua và giải pháp khắc phục hạn chế này.
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí giải trình một số vấn đề UB Tư pháp của Quốc hội đặt ra
Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí giải trình một số vấn đề UB Tư pháp của Quốc hội đặt ra
Viện trưởng Lê Minh Trí than: “Tại sao các vụ án kinh tế, tham nhũng hồ sơ cứ phải trả đi trả lại thì có những cái chúng ta thừa biết hết rồi, giờ cứ hỏi nguyên nhân hoài”.

Người Việt uống bia quá đà, Tổ chức Y tế Thế giới lo ngại

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018 | 6.9.18


Một nhóm đàn ông Việt uống bia ở Hà Nội. 

Cơ quan chuyên trách về y tế toàn cầu của Liên Hợp Quốc mới gửi thư tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ quan ngại về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn ở mức “báo động”, trong khi đó, tin cho hay, người Việt tiêu thụ trên 4 tỷ lít bia năm 2017.

Một dây chuyền sản xuất bia ở Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rượu, bia ở Việt Nam “đã dẫn tới 79.000 ca tử vong trong năm 2016”, và “hàng trăm nghìn người khác phải nhập viện điều trị”.

Tổ chức này cũng cho rằng việc tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức có hại “là yếu tố chính, góp phần vào gánh nặng các bệnh không lây nhiễm”, cũng như “gây tai nạn giao thông đường bộ, bạo lực và thương tích”.

Ông Nguyễn Phương Nam, chuyên gia của WHO tại Hà Nội, cho VOA tiếng Việt biết rằng “mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực” và “97% tổng lượng tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam là bia”.

Ông Nam cho hay, “lượng tiêu thụ trung bình của mỗi người Việt Nam trên 15 tuổi là 8,3 lít đồ uống có cồn trong năm 2016”.

Nam giới Việt Nam đang tiêu thụ rượu, bia ở mức "nguy hiểm".

Những dấu hiệu phản ánh uy quyền đầy bất ổn của Tập Cận Bình

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018 | 5.9.18

Cách đây chưa lâu đã bùng nổ làn sóng tin đồn quyền lực của Tổng Bí thư Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, đang đối mặt với những thách thức lớn từ nội bộ. Bắt đầu từ tháng Bảy, hoạt động tuyên truyền sùng bái Tập Cận Bình trên các báo giấy của nhà nước Trung Quốc đã tạm lắng xuống. 

Ông Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 3 – 4/9 (Ảnh: Getty Images)
Tuy nhiên, sau cuộc họp Bắc Đới Hà thì ông Tập Cận Bình lại trở lại mạnh mẽ, giọng điệu oai phong. Dù vẫn được truyền thông nhà nước liên tục tung hô như trước đây, nhưng uy thế của Tập Cận Bình có thực sự đã trở lại mạnh mẽ như xưa? Nhiều nhà phân tích chỉ ra có ít nhất năm dấu hiệu cho thấy vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ.

Những dấu hiệu uy quyền đầy bất ổn của Tập Cận Bình

Vào ngày 02/9, Vương Đan (Wang Dan), một trong những lãnh đạo của phong trào dân chủ Thiên An Môn Trung Quốc 1989, đã chia sẻ quan điểm trên Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, cho dù ông Tập Cận Bình xuất hiện trở lại với uy thế như trước và nhìn bề ngoài cục diện chính trị của ĐCSTQ có vẻ bình ổn, nhưng những biểu hiện này có sát với thực tế hay không, từ một số manh mối vẫn có thể nhận ra nhiều điểm đáng nghi vấn.

Thứ nhất, trong một hội nghị chuyên đề về sáng kiến “Vành đai và Con đường” diễn ra vào tuần trước, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng “Một vành đai, Một con đường” không phải để xây dựng liên minh địa chính trị hay liên minh quân sự, không phải là một “câu lạc bộ của Trung Quốc”.

Nhất đới Nhất lộ hay Thoát Trung

Nguyễn Quang Dy
Trí khôn của con người rất mạnh, nhưng chúng ta không nên coi thường sự ngu xuẩn của con người” (“Human wisdom is very powerful, but we should never underestimate human stupidity” - Yuval Noah Harari, “It takes just one fool to start a war”).
 Ba cơn địa chấn
Ngày 9/5/2018 đi vào lịch sử đương đại Malaysia, như một “cơn địa chấn chính trị” (New York Times, May 17, 2018). Sự kiện ông Mahathir Mohamad (93 tuổi) thắng cử còn là một “bước ngoặt chiến lược” trong quan hệ giữa Malaysia với Trung Quốc và sáng kiến “Nhất đới Nhất lộ”, với những hệ quả “không định trước” (unintended consequences).
Trước đây, sáng kiến “Nhất đới Nhất Lộ” của Trung Quốc được triển khai thuận lợi tại Malaysia dưới thời ông Najib Razak, nay bỗng nhiên bị đảo lộn bởi ông Mahathir Mohamad. Hãy hình dung cái cầu khổng lồ “Nhất đới Nhất Nhất lộ” bắc ngang qua vùng Đông Nam Á, thì nay “nhịp cầu Malaysia” đang bị cơn địa chấn làm rung chuyển (tuy chưa sụp đổ).  
Ông Mahathir trở lại chính trường ở tuổi “xưa nay hiếm”, liên minh với Anwar Brahim (là đối thủ chính trị) đánh bại Najib Razak để lên làm thủ tướng. Nhưng ông không chỉ điều tra để luận tội tham nhũng của Najib Razak, mà còn đang xoay trục để “thoát Trung”, đảo ngược nhiều chính sách của chính phủ cũ, trong đó có các dự án “Nhất đới Nhất lộ”.
Bước ngoặt này đang làm Bắc Kinh giật mình, đối phó lúng túng (vì bị bất ngờ). Tuy Bắc Kinh buộc phải xem xét lại để điều chỉnh chính sách, nhưng điều chỉnh như thế nào, và có kịp hay không lại là chuyện khác vì “thiệt hại đã xảy ra rồi” (damage is done). Làn sóng “thoát Trung” trước đây còn âm ỷ thì nay đang lan rộng nhanh sau cơn địa chấn Mahathir. Thực ra, trong năm 2018, Bắc Kinh đã giật mình và bị động đối phó với ba cơn địa chấn.
Thứ nhất, Kim Jung-un tìm cách xoay trục để “thoát Trung”, thông qua hòa hoãn Liên Triều và Mỹ-Triều nhằm “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên. Cuộc gặp cấp cao đầy kịch tính Moon-Kim (Panmunjion, 27/4) và Trump-Kim (Singapore, 12/6/2018) làm Bắc Kinh đau đầu vì để mất vai trò chủ đạo khi bị Mỹ và hai bên Triều Tiên gạt ra khỏi cuộc chơi mới.
Cơn địa chấn thứ hai là Mahathir lên cầm quyền tại Kuala Lumpur (9/5/2018), đang xoay trục để “thoát Trung”, và từng bước rút khỏi cuộc chơi “Nhất đới Nhất lộ”. Cơn địa chấn thứ ba là Trump bất ngờ quyết định (6/7/2018) đánh thuế 25% hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, mở màn cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, sau khi phó thủ tướng Lưu Hạc sang Mỹ đàm phán nhưng thất bại. Đó là ba bước ngoặt lớn có ý nghĩa chiến lược.
Có thể nói, ba cơn địa chấn nói trên không chỉ làm Bắc Kinh đau đầu đối phó, mà còn làm nhiều nước khác (trong đó có Việt Nam) cũng giật mình, phải suy nghĩ lại để điều chỉnh chiến lược, (trước khi quá muộn). Tuy Malaysia và Bắc Triều Tiên khác nhau, nhưng ý định “thoát Trung” không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà là một xu hướng tất yếu. Trong một bài gần đây tôi có viết: “nếu một số nước ngả theo Trung Quốc là nhất thời do hoàn cảnh hay vì thực dụng nên có thể đảo ngược, thì xu hướng thoát Trung không thể đảo ngược”.  

Xu hướng thoát Trung 
Sau nhiều năm ngả theo Trung Quốc, nên bị mắc kẹt vào cái “bẫy nợ” (debt trap) của kế hoạch  “Nhất đới Nhất lộ”, ông Najib Razak đã đưa Malaysia đến bờ vực phá sản. Nay ông Mahathir Mohamad lên cầm quyền, phải dọn dẹp cái đống tham nhũng và nợ công (250 tỷ USD) do chính phủ cũ để lại. Malaysia là một nước ASEAN có quá trình phát triển đầy ấn tượng (trong thập niên 1980 và 1990), nhưng Malaysia nay đang suy thoái và có nguy cơ trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa thực dân mới” (neo-colonialism) mang bản sắc Trung Quốc.  

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bức hình lịch sử


Võ Nguyên Giáp và Philippe LeclercBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque cùng truy điệu binh lính tử trận ở Đông Dương, đằng sau là Cao ủy Jean Sainteny (mặc Âu phục trắng). Ảnh của Keystone-France\Gamma-Rapho/Getty Images công bố lần đầu ngày 17/06/1946
Hồi năm 2010, BBC Tiếng Việt đã đăng bài của nhà phê bình Đặng Tiến từ Pháp về một bức hình lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) và Tướng Philippe Leclerc (1902-1947) nhưng không có đúng ảnh đó để minh họa.
Nay chúng tôi đã mua được tấm hình từ kho tư liệu Keystone-France\Gamma-Rapho qua công ty Getty Images nên xin đăng lại toàn bài như sau:
"Hình ảnh tướng Giáp xuất hiện lần đầu trên sách báo phương Tây có lẽ là tấm ảnh chụp chung với tướng Leclerc, khi hai vị lãnh đạo quân đội cùng đi duyệt binh tại Hà Nội ngày 22 tháng 3-1946, trước những đơn vị Pháp vừa mới trở lại, và Việt Nam vừa mới thành lập.
Võ Nguyên Giáp thời ấy chưa có quân hàm, mặc thường phục, đội mũ phớt cố hữu, và Leclerc chào quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lá cờ cũng mới được chính thức công bố trước đó.
Jean Sainteny, Đặc ủy Cộng Hòa Pháp tại Bắc Bộ, có mặt hàng đầu bức hình, kể lại:
"Cuộc duyệt binh có sự tham dự của tiểu đoàn Việt Nam đầu tiên, gồm hầu hết là cựu binh sĩ khố đỏ, hàng ngũ chỉnh tề. Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng, đi cạnh Leclerc (…) ; quốc thiều Việt - Pháp đã trổi lên và quan khách đứng nghiêm trước đài tử sĩ Việt - Pháp. Giáp nghiêm nghị và tươi cười, mũ phớt chụp xuống tận tai, chào với nắm tay."
Cuốn Lịch sử một hòa đàm dang dở của tác giả Jean Sainteny, xuất bản năm 1953, tóm tắt một bi kịch lịch sử kéo dài 30 năm. Cuối sách có phụ lục tiểu sử tướng Giáp (đến năm 1948) "người nhỏ thó nhưng rắn rỏi, Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh xuất chúng với ý chí sắt đá và cá tính can trường".
Sainteny là chính khách uy tín, đã trở lại Hà Nội làm Tổng đại diện cho Pháp, 1954-1958, và sau đó tới năm 1966 là Đặc phái viên của Tổng thống De Gaulle tại Miền Bắc.
Võ Nguyên GiápBản quyền hình ảnhBETTMANN
Image captionTướng Giáp trong một hình chụp của Eastphoto năm 1952
Trong hình, bên cạnh Sainteny là tướng Salan, thời ấy là thiếu tướng Tư lệnh quân lực Pháp tại Bắc Bộ, có nói thêm: "Tiểu đoàn Việt Minh có lúc ngừng bước, dập nhịp để hát vang một đoạn ca giải phóng, rất gây ấn tượng", như theo cuốn Mémoire (Hồi ức) của tướng Raoul Salan, xuất bản năm 1971.