Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Trung Quốc lo đỡ đòn cuộc chiến với Mỹ, FLC điêu đứng theo vì không còn nguồn tiền hỗ trợ?

 


Dư luận từng râm ran về mối quan hệ mập mờ giữa Tập đoàn FLC với Trung Quốc khi nước này từng chi khá nhiều tiền cho FLC vay để đổ cho các dự án bất động sản trải dài khắp đất nước. Thế nhưng, hiện nay kinh tế Trung Quốc đang điêu đứng vì cuộc chiến thương mãi chưa có dấu hiệu ngưng lại với Mỹ. Trùng khớp, thời điểm này cũng là lúc FLC rộ lên hàng loạt thông tin xấu về vấn đề tiền bạc: nợ lương của công nhân, chây ì trả nợ cho đối tác, nhận tiền của khách hàng nhưng không giao nhà, nợ thuế hơn 70 tỷ, … Phải chăng nguồn cung ứng Nhân Dân tệ từ ông chủ đã bị cắt đứng do đó “tay sai” cũng khủng hoảng theo?
Dư luận từng râm ran về mối quan hệ mập mờ giữa Tập đoàn FLC với Trung Quốc khi nước này từng chi khá nhiều tiền cho FLC vay để đổ cho các dự án bất động sản trải dài khắp đất nướ
FLC từng được ví như “Thánh Gióng” lớn nhanh như thổi chỉ sau vài năm xuất hiện trên thương trường: năm 2008, VĐL là 18 tỷ đồng đến 2015 đã tăng lên 8.400 tỷ,… (tăng gấp hơn 465 lần sau 7 năm). Đây được xem là điểm mấu chốt để dư luận đặt nghi vấn cho sự tiếp sức của một thế lực cực mạnh đứng sau Trịnh Văn Quyết.

Không chỉ là vốn điều lệ, FLC còn lớn mạnh khi đang vươn chân rết ra khắp mọi vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước với những dự án nghìn tỷ, triệu USD đình đám: FLC Quy Nhơn, FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort, hay một số dự án bất động sản nhà ở và văn phòng thương mại tầm trung như FLC Complex Phạm Hùng; FLC Landmark Tower và một số dự án đang triển khai như FLC Star Tower; FLC Complex Thanh Hóa… Tiền ở đâu ra mà FLC chơi mạnh đến vậy? Chưa kể, mới đây FLC còn tuyên bố đã ký hợp đồng mua 20 máy bay Boeing có giá tới 5,6 tỷ USD. FLC lại đang nổ hay y thực sự có nguồn tài trợ khủng?
Nổ hay không không rõ chỉ biết FLC hiện đang là con nợ siêu cấp không chỉ là nhà nước, mà tới cả dân nghèo cũng đang là chủ nợ của tập đoàn này.
Tại Quảng Ninh, Quảng Bình, hàng trăm nhân công làm thuê cho FLC đang lâm vào cảnh không có cơm ăn áo mặc vì bị nợ lương. Cứ tưởng FLC về tỉnh sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân, ai dè chính họ lại đang bị biến thành công cụ làm không công, nai lưng ra làm hoài mà không thấy tiền. Sau một thời gian bị lừa, rất nhiều người dân đã buộc phải nghỉ ngang, đi tìm việc khác, còn lỡ làm lâu thì gửi đơn cầu cứu khắp nơi mà chưa được hồi đáp.
Và đây là một trong nhiều lá đơn kêu cứu của doanh nghiệp đối tác
Chị Vy – một chủ doanh nghiệp từng là đối tác của FLC phân trần: Thấy FLC là công ty lớn, bà con hớn hở lắm. Gia đình chị cũng cầm cố tài sản vay mượn ngân hàng để mua xe làm đối tác vận tải, chở vật liệu xây dựng công trình cho FLC. FLC đã ký hợp đồng với gia đình chị thuê 5 chiếc xe từ tháng 12/2017, mỗi xe trị giá thuê 50 triệu/tháng, thời gian thuê là 2 tháng. Đến nay hơn 6 tháng, qua nhiều lần đòi nợ, nhiều lần hứa Công ty FLC mới tạm ứng trả được hơn 227 triệu đồng còn nợ lại hơn 320 triệu đồng.
Không chỉ riêng chị Vy, hãy còn nhiều công ty khác đang trở thành “chủ nợ” của con nợ khó đòi FLC, mỗi công ty như vậy, FLC nợ ít nhất 300 tỷ đồng. Chưa kể còn nhiều lao động làm xây dựng cũng đã và đang bị FLC trốn lương tới 3 tháng chưa trả. Con số vài tỷ đồng đối với FLC có thể là rất nhỏ so với các dự án triệu USD, thế nhưng lại là cả gia tài đối với các nhà đầu tư, và chỉ vài triệu đồng cũng là tiền mồ hôi xương máu của người lao động. Tuy nhiên, nhưng con số lặt vặt như vậy mà FLC cũng không trả nổi thì quá lạ, hay FLC cố tình ăn chặn của doanh nghiệp, công nhân?
Hay ở dự án FLC Hoàng Long, nơi bị FLC bê tông hóa từ những đồng lúa xinh đẹp thành một khu đất bị hoang hóa, cỏ mọc um tùm. Dự án này đã được FLC hứa hẹn triển khai cách đây 3 năm nhưng đến giờ vẫn đắp chiếu, nhiều hộ dân thì lâm vào cảnh khổ sở vì chưa nhận được tiền đền bù, bấp chấp sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Từ khi khởi công dự án Khu công nghiệp FLC Hoàng Long cho đến nay, dự án vẫn chưa được thi công, đất đai bò hoang, cỏ mọc um tùm (ảnh HC)
Mới đây, FLC còn bị phanh phui khi quảng cáo, rao bán căn hộ thuộc dự án FLC Garden City Đại Mỗ cho người dân từ năm 2016, thế nhưng đến nay vẫn chưa giao nhà và liên tục thất hứa. Quá bất mãn mà không thể làm được gì với tập đoàn này, hàng trăm người dân buộc phải giăng băng rôn trước trụ sợ của tập đoàn này để đòi lại công bằng.
Không chỉ nợ nhân dân, FLC còn là tay vay mượn có tiếng của chính quyền địa phương ở khắp các tỉnh thành.
Chắc bạn đọc chưa quên, tại Bình Định FLC Quy Nhơn gắn liền với tai tiếng tự ý ngăn đường, bịt đường xuống biển của ngư dân. Không chỉ vậy, tại đây, có tới hai doanh nghiệp của đại gia Trịnh Văn Quyết được xác định là nợ hơn 70 tỷ đồng tiền thuế: FLC và FLC Faros. Hay ở Quảng Bình, nơi mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc hỗ trợ giải phóng mặt bằng “phục vụ cho dự án”, tỉnh đã tạm ứng ngân sách gần 200 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng thay cho FLC. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, tập đoàn này chỉ mới trả cho tỉnh vài chục tỷ đồng.
Chưa hết, theo số liệu, tổng nợ phải trả của FLC tăng nhanh chóng gần 3.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018. Theo báo cáo tài chính hợp nhất nửa đầu 2018, tính đến 30/6/2018, tổng nợ phải trả của FLC là 17.600 tỷ đồng, trong đó 14.364 tỷ đồng là vay ngắn hạn. Tổng nợ vay và thuê tài chính của FLC ở mức 4.080 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tập đoàn này lại ký tới 2 biên bản mua 20 máy bay Boeing 787-9 dreamliner và 24 máy bay Boeing 787-9 dreamliner với tổng giá trị lên tới 200.000 tỷ đồng. Với tình hình nợ như chúa chổm của FLC, liệu tập đoàn này có đang “đánh bóng” tên tuổi?
Tổng nợ phải trả của FLC tăng nhanh chóng gần 3.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018
Còn đối với nguồn cung ứng tiền dồi dào của FLC là Trung Quốc, quốc gia này đang trong giai đoạn “thập diện mai phục”. Ông Donald Trump đã liên tiếp có những động thái mạnh mẽ, sau khi quyết định áp đặt thuế suất tăng 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập của Trung Quốc từ ngày 6/7; ông lại tăng sức ép bằng cách áp mức thuế tăng 10% đối với 200 tỷ sản phẩm nữa.
Kết quả là gì. Theo số liệu do Cục thống kê quốc gia Trung Quốc công bố hôm 31/7 cho thấy hoạt động mậu dịch tháng 7 đã bị giảm đi rõ rệt, giá cả tăng lên, phản ánh cục diện căng thẳng về thương mại với Mỹ đã bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Theo đó, ngân hàng TQ đã liên tục phải bơm tiền vào nên kinh tế để đối phó với lệnh áp thuế của Trump. Cộng thêm quy mô nợ công của Chính phủ TQ hiện đang là nối ám ảnh của chính phủ nước này, chiếm tới 272% GDP vào cuối năm 2017. Trong bối cảnh đó, liệu Chính phủ TQ có còn tâm còn trí, còn tiền để đổ cho các tay sai như Trịnh Văn Quyết tiếp tục làm càn trên khắp đất nước hay không? Đó là lý do các dự án của FLC rơi vào cảnh “chết yếu”, đến tiền của nhân công còn ăn quỵt?
Khi nguồn vốn từ “ông chủ” đã bị tắt lịm, Quyết sẽ phải làm gì để hà hơi thổi ngạt cho các dự án còn đang dang dở? Không còn tài sản để thế chấp, liệu FLC có sẵn sàng bán hết cho Trung Quốc để trả nợ? Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra? Trung Quốc dù đang rất khó khăn cũng không thể nào bỏ qua miếng mồi quá ngon, bổ, rẻ như vậy mà không chớp lấy. Quyết mà tàn, thì ngày tàn của VN phải chăng cũng tới?
Nguồn: 24h / Zing / Giáo dục VN 

Không có nhận xét nào: