Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Huy Đức: “Sau bức hình này là một câu chuyện”

20-9-2018. Nguồn: FB THS
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi
Ông Dương Danh Dy đã từ trần hôm 17 tháng 9 và được đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng một cách lặng lẽ. Chỉ có vài cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức loan báo điều này sau khi mạng xã hội và hệ thống truyền thông quốc tế đưa tin.
Với ông Dy, chết không phải là hết. Chuyện ông giã từ cuộc đời là dịp để người ta ôn – nhớ lại nhiều thứ, cả riêng với cá nhân ông lẫn những vấn đề có liên quan tới lịch sử, giờ tác động không chỉ tới hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai:
– Dương Danh Dy – Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, rồi Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc suốt hai thập niên (1977 – 1996), một trong những người được xem là “hiểu Trung Quốc nhất” đã đưa ra nhiều cảnh báo, khuyến cáo có giá trị nhất về quan hệ Việt – Trung. Góp sức cảnh tỉnh, loại bỏ sự mơ hồ giữa vận nước với “tình hữu nghị” và nỗ lực toan làm cho nó “đời đời bền vững”…

– Dương Danh Dy – viên chức ngoại giao kỳ cựu, thành viên của một thế hệ các viên chức ngoại giao như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ,… tuy là Đảng viên CSVN nhưng suy tư và hành động vì lợi ích lâu dài của quốc gia, đặt lợi ích quốc gia bên trên tham vọng đổi hết mọi thứ để duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, nâng tinh thần dân tộc lên cao hơn “tinh thần quốc tế vô sản”…
Dương Danh Dy từ biệt cuộc đời một cách lặng lẽ nhưng thời điểm ông “bỏ cuộc chơi” lại nhắc – khiến người ta nhớ tới “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ (1927 – 2015) – một viên chức có 44 năm phục vụ trong lĩnh vực ngoại giao, từ chối khi được phân công làm Ngoại trưởng, xin rút ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN. Người ta nhớ tới Dương Danh Dy vì ông là người trực tiếp dùng Internet phổ biến “Hồi ức và suy nghĩ” (1) – bạch hóa những bất thường, phi lý trong quá trình “bình thường hóa quan hệ Việt – Trung” mà di hại chưa biết đến bao giờ mới có thể khắc phục!
***
Một tuần trước khi ông Dy từ biệt cuộc đời, hệ thống truyền thông chính thức loan báo, Cục Xuất bản – In – Phát hành yêu cầu Sở Thông tin – Truyền thông các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát và thu hồi cuốn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” trên toàn quốc để “ngăn chặn việc phát tán cuốn sách có nội dung sai sót ra thị trường”.
“Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” là cuốn sách đầu tiên hệ thống hóa những thông tin, dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, kèm tường thuật của một số nhân chứng may mắn sống sót sau cuộc thảm sát ngày 14 tháng 3 năm 1988 ở bãi đá ngầm Gạc Ma, được… in – xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cho dù tham gia tổ chức nội dung, biên soạn “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” có hai ông tướng (Lê Mã Lương – Thiếu tướng, cựu Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Lê Kế Lâm – Chuẩn Đô đốc, cựu Tham mưu phó đặc trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, cựu Giám đốc Học viện Hải quân), một cựu Vụ trưởng đặc trách Cơ quan Thường trực phía Nam của Ban Tuyên giáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN (Đào Văn Lừng), một Đại biểu Quốc hội bốn nhiệm kỳ kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (Dương Trung Quốc), 68 nhà báo và các cựu chiến binh là nhân chứng vụ thảm sát ở bãi đá Gạc Ma nhưng tất cả đều bị một số ông tướng xem là “những kẻ đang thực hiện âm mưu xét lại lịch sử, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ quân đội và xúc phạm vai trò lãnh đạo của Đảng”…
Cho dù chính quyền Việt Nam đã thành lập một hội đồng cấp quốc gia để thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” và sau khi nâng lên, đặt xuống nhiều lần, hội đồng này mới gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học) nhưng cuối cùng hóa ra vẫn còn “sai sót” đến mức phải thu hồi!
“Sai sót” chính dẫn tới chuyện “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” bị xem là “cực kỳ nghiêm trọng, có hệ thống, nằm trong âm mưu xét lại lịch sử, nhằm làm suy yếu chế độ, làm phân hóa nội bộ Đảng, tiếp tay cho âm mưu ‘bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ’ của các thế lực thù địch, tiến hành ‘diễn biến hòa bình’ chống phá chế độ ta” là thông tin về “lệnh cấm nổ súng”. Dẫu không nêu đích danh nhưng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” khiến người ta phải liên tưởng đến vai trò, trách nhiệm của ông Lê Đức Anh, khi ấy là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, sau này là Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cùng lúc với sự kiện công bố lệnh thu hồi “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, người ta thấy một số diễn đàn điện tử, một số trang facebook đăng lại bài “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông” (2) của ông Khuất Biên Hòa, Đại tá, Trợ lý của ông Lê Đức Anh.
Nếu đọc “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, sẽ tìm thấy tại phần tường thuật về “Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”, ông Cơ than như thế này về Lê Đức Anh: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại! Thời điểm 1990, tướng Lê Đức Anh tìm mọi cách để thuyết phục Bộ Chính trị nên trả mọi giá để “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc” vì: “Mỹ là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh đó là Trung Quốc” (Hồi ức và suy nghĩ – chương 14)…
Nói cách khác, “Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông” của ông Khuất Biên Hòa là một nỗ lực “giải độc dư luận” từ thông tin, ý kiến của những người trong cuộc như ông Trần Quang Cơ, vừa nhằm loại bỏ trách nhiệm, vừa tô vẽ lại hình ảnh của ông Lê Đức Anh, kiểu như tác giả của 2/3 cuộc “lui quân vĩ đại trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ 20” (rút quân khỏi Campuchia và rút quân khỏi biên giới phía Bắc của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc để “khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai quốc gia, hai dân tộc).
***
Thập niên 1990, ít nhất, Việt Nam cũng có một Nguyễn Cơ Thạch – Ngoại trưởng, Ủy viên Bộ Chính trị – tuyệt vọng cảnh báo “Chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới”, vì không cản được nỗ lực trả mọi giá để “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc” và chính vì can ngăn, nhận định như thế mà bị Trung Quốc xem là trở ngại, bị giới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gạt ra rìa.
Thập niên 2000, ít nhất cũng có một Trần Quang Cơ, cảnh báo đồng chí, đồng bào bằng “Hồi ức và suy nghĩ”. Thập niên 2010, ít nhất cũng có một Dương Danh Dy, lưu ý phải chú ý về “Hội nghị Thành Đô”, công khai thừa nhận trong một cuộc tọa đàm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm rằng, trong Hiệp định Phân định biên giới Việt – Trung, Việt Nam mất 1.500 cây số vuông – tương đương diện tích tỉnh Thái Bình và mất toàn những địa danh có tính biểu tượng như: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm… vì bị Trung Quốc gài từ hồi thập niên 1950, 1960 của thế kỷ trước (3)…
Đáng buồn là những nhân vật như thế quá ít nên “tinh thần bốn tốt”, “16 chữ vàng” mà Trung Quốc đề ra vẫn được giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam xem là “kim chỉ nam”, nên sau những ông tướng như Lê Đức Anh, vẫn còn nhiều ông tướng khác như Nguyễn Chí Vịnh, cổ súy cho suy nghĩ: “Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam” (4)!
***
Những Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, giờ là Dương Danh Dy,… đã từ biệt cuộc đời một cách lặng lẽ nhưng có muốn cũng chưa thể đặt dấu chấm hết cho những cuộc ra đi đó.
Với tuổi tác, tình trạng sức khỏe như đã biết về ông Lê Đức Anh, có lẽ ông Anh cũng sắp chết và chắc chắn, dù muốn hay không, “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” cũng phải để tang ông Anh.
Dẫu quốc tang rình rang tới mức nào, Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tụng ca tới đâu thì người Việt và các thế hệ hậu sinh của người Việt cũng sẽ nhớ: 1988 – ngoài bãi đá Gạc Ma (Johnson), Trung Quốc còn cưỡng đoạt của Việt Nam sáu bãi đá ngầm khác ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên – Cuarteron, Chữ Thập – Fiery Cross, Ga Ven – Gaven, Tư Nghĩa – Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi – Subi), song một tháng sau ngày mất bảy bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa và sự kiện Trung Quốc thảm sát 64 người lính Việt Nam vẫn còn nóng hổi, lúc đến thăm quần đảo Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 33 năm Ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân (07/05/1955 – 07/05/1988), chính ông – Lê Đức Anh – vẫn khẳng định “nhân dân Việt Nam biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc”, dù “nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” nhưng sẽ “nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt – Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước”?
Người Việt và các thế hệ hậu sinh của người Việt sẽ ghi nhận, bất kể bảy bãi đá ngầm mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam đã được bồi đắp thành chuỗi căn cứ quân sự nhằm hiện thực hóa dã tâm mà ai cũng thấy là độc chiếm biển Đông nhưng khi xây dựng Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn – Quảng Ngãi, nhằm trưng bày dấu tích về lịch sử chủ quyền của người Việt trên biển Đông, những cá nhân mà ông – Lê Đức Anh – đã tham gia đào tạo, quy hoạch để lãnh đạo quốc gia, quân đội vẫn không quên giới thiệu những “lời vàng, ý ngọc” của chính ông về ơn nghĩa Trung Quốc và mối tình sâu nặng giữa Việt với Trung!
Chắc chắn sẽ rất ít người Việt và con cháu quên rằng, từ 1990, sau khi ông – Lê Đức Anh – và các đồng chí đồng thời với ông hoàn thành “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc”, những người lính Việt đã tử trận ở biên giới Việt – Trung từ 1979 đến 1988, ở Campuchia đều bị gạt ra khỏi lịch sử. Lịch sử Đảng CSVN và lịch sử hiện đại do Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam soạn thảo không giành chỗ cho họ vì điều đó ảnh hưởng đến cam kết thực thi “Láng giềng tốt. Bạn bè tốt. Đồng chí tốt, Đối tác tốt” và “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Chết không phải là hết nên sống, hành xử thế nào mới quan trọng. Sợ, lên án, ngăn chặn “lật sử” cũng không thể cản được việc lật lại lịch sử, xác định chính xác, rõ ràng, ai thực sự có công, ai thực sự đắc tội với dân tộc này.
(1) https://baotiengdan.com/…/…/2018/09/hoi-ky-tran-quang-co.pdf
(2) http://vietnamnet.vn/…/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trun…
(3) https://www.facebook.com/nxdien2k15/posts/1912455759057386
(4) https://tinquansu.wordpress.com/…/khong-ai-quen-loi-ich-qu…/
Nguyễn Xuân Diện
16 phút · 
TIẾT LỘ VỀ CUỘC GẶP GIỮA VÕ VĂN KIỆT VÀ DƯƠNG DANH DY TẠI HÀ NỘI
Gần cuối đời Võ Văn Kiệt mới hiểu Nguyễn Cơ Thạch
Huỳnh Phan
19-9-2018
Lời tác giả: Vĩnh biệt chú Dương Danh Dy, nhà ngoại giao – nhà nghiên cứu Trung Quốc. Bài phỏng vấn và lần chụp ảnh cuối cùng với chú (dù không được đăng) vào mùa xuân năm nay.
Một hôm, vào cỡ gần cuối năm 2006, ông Dương Danh Dy nhận được cú điện thoại từ thư ký nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Người thư ký nói rằng ông Kiệt muốn gặp ông Dy, và đề nghị ông Dy hẹn ngày đến Biệt thự Tây Hồ. Ông Dy không biết lý do ông Kiệt muốn gặp mình, một quan chức ngoại giao cấp trung đã nghỉ hưu, nhưng vẫn cứ hẹn ngày và đến.
Đến nơi, ông mới vỡ lẽ ra rằng ông Kiệt mới đọc xong cuốn Hồi ký Trần Quang Cơ, và muốn hỏi ông Dy, một chuyên gia về Trung Quốc của Bộ Ngoại giao, xung quanh cuốn hồi ký này.
Nhà báo Huỳnh Phan: Lần đầu tiên gặp ông Võ Văn Kiệt, câu nói đầu tiên ông nói với ông Kiệt là gì?
Ông Dương Danh Dy: Tôi nói với ông Kiệt rằng chính tôi là người đưa cuốn hồi ký của nguyên Thứ trưởng Trần Quang Cơ lên mạng. Ông Cơ rất thân với tôi, và sau khi hoàn thành xong hồi ký, ông đã đưa nó cho tôi đọc.
Cuộc nói chuyện ở Biệt thự Tây Hồ kéo dài bao lâu, và chủ yếu nói về chuyện gì?
Kéo dài tới 2 tiếng. Chủ yếu xung quanh chuyện ngành ngoại giao, và cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đã làm trong thời gian Việt Nam bị cấm vận, và cố gắng thoát khỏi điều đó, trong đó có việc rút quân khỏi Cămpuchia, đặc biệt là nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Nói chung là những điều đã được cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ ghi lại.
Nhưng quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là do phía Đảng tiến hành cơ mà?
Ông Kiệt cũng đặt vấn đề như vậy. Tôi có giải thích rằng sau cuộc gặp của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Từ Đôn Tín, phía Trung Quốc đã không muốn tiếp xúc để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam qua con đường ngoại giao, vì Tín cho rằng quan điểm của Bộ trưởng Thạch quá cứng rắn. Và Trung Quốc đã phát tín hiệu, qua cuộc gặp bí mật với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, về việc phải mở ra một kênh khác – đó là Ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Và mọi chuyện như anh đã biết.
Thực ra ông Thạch có chống lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc không?
Tôi có giải thích với ông Kiệt rằng là một nhà ngoại giao lão luyện, ông Thạch biết bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ mở ra đột phá khẩu phá thế bao vây cấm vận. Nhưng quan điểm bình thường hóa của Bộ trưởng Thạch là phải bình đẳng, coi trọng độc lập tự chủ của Việt Nam, và Trung Quốc không thích thế. Cũng chính vì vậy, trong cuộc gặp Thành Đô quyết định bình thường hóa, không có mặt Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
Tôi cũng nói để ông Kiệt biết rằng, ngay thời TBT Lê Duẩn, ông Thạch đã đề nghị bỏ Điều 1 trong Hiến pháp 1980 coi Trung Quốc là kẻ thù số 1, và năm 1984 ông lại đề nghị bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Cả hai lần TBT Lê Duẩn đều rất giận dữ với đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.
Hồi đó, tôi nghe thông tin nói rằng người ta đồn ông Nguyễn Cơ Thạch có tư tưởng thân Mỹ. Không hiểu ông Kiệt có hỏi chuyện đó không?
Có. Và tôi giải thích rằng việc ông Thạch thành lập nhóm nghiên cứu ở Bộ Ngoại giao chuyên tìm hiểu về chống lạm phát ở nước ngoài, vì ở Việt Nam, và phe XHCN nói chung, đâu có kinh nghiệm chống lạm phát. Việc ông đọc nhiều sách nước ngoài, trong đó có Paul Samuelson (người đoạt giải Nobel năm 1970 về kinh tế học) và truyền bá chúng cũng giúp cho Việt Nam có thêm tư liệu về kinh tế thị trường mới khai sinh ở Việt Nam. Ông Thạch là người chỉ tôn trọng lợi ích của Việt Nam chứ không thân Mỹ gì cả, dù ông đã tìm mọi cách để bắt mối với phía Mỹ nhằm xóa bỏ cấm vận với Việt Nam.
Sau khi nghe ông giải thích mọi điều, ông Kiệt nói gì?
Ông Kiệt nói “bây giờ tôi mới hiểu rõ ngành ngoại giao đã làm gì trong giai đoạn đó, và anh Nguyễn Cơ Thạch là người như thế nào”. Ngừng lại một chút, ông Kiệt trầm giọng lại, nói “hôm nào gặp Phạm Gia Khiêm (lúc đó là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) tôi sẽ nói với Khiêm là nên chú ý đến Phạm Bình Minh (lúc này là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao).
Xin hỏi ông một câu cuối. Nếu ông Nguyễn Cơ Thạch ở lại tiếp tục sau Đại hội VII, ông sẽ làm gì?
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch hồi đó thách thức 2 vị trí: tổng bí thư và thủ tướng.
Xin cám ơn ông.
 Phạm Đình Trọng
4 giờ
MỘT CHÍNH QUYỀN QUÁI GỞ
Người dân lương thiện nặng lòng với vận mệnh đất nước, chỉ đơn độc, lặng thầm và ôn hòa bộc lộ chính kiến trên Facebook và tham gia biểu tình đòi giữ gìn môi trường trong lành của đất nước thì bị tòa án nhà nước cộng sản kết tội lật đổ chính quyền nhân dân và bị tuyên án 14 năm tù dù không có bất cứ bằng chứng nào về tội lật đổ.
Cả một đám thanh niên hư hỏng xài ma túy bị ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu thì lập tức phó chủ tịch Hà Nội kéo cả bộ sậu một đám giám đốc sở, giám đốc Y tế, giám đốc Lao động Thương binh Xã hội vội vã đến bệnh viện, vồ vập, ân cần, trìu mến thăm hỏi.
Đứng trước tuổi trẻ bệnh hoạn ma túy, đám quan chức cộng sản khép nép cung kính như đứng trước những anh hùng thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ rồi tay nâng phong bì, thân thiết kính tặng tiền, khuyến khích lớp trẻ cứ ném tuổi trẻ huy hoàng vào ma túy.
Cứ ma túy đi, đừng đòi dân chủ, nhân quyền.
Cứ ma túy đi, đừng quan tâm đến biển Đông của tổ tiên ta đang bị giặc Tầu chiếm đoạt, đang hàng ngày bắn giết dân ta đánh cá trên biển của ta.
Cứ ma túy đi, đừng bận tậm đến tâm hồn Tàu, tư tưởng nô lệ Tàu đang sai khiến quan chức nhà nước cộng sản.
Cứ ma túy đi, đừng lo ngại hàng hóa Tàu đang giết chết nền kinh tế Việt Nam, đang đầu độc con người Việt Nam.
Cứ ma túy đi, đừng băn khoăn gì về lũ giặc Tàu đang ồ ạt đổ vào nước ta, đang làm chủ nhiểu vùng lãnh thổ đất nước ta, đang nghênh ngang mặc áo in hình lưỡi bò đi trên đường phố ta.
Cứ ma túy đi hỡi tuổi trẻ anh hùng của thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ.
Tuổi trẻ cứ say ma túy đi để nhà nước cộng sản rảnh tay đưa cả giống nòi Việt Nam vào nô lệ Tàu Cộng.
Một chính quyền quái gở của lịch sử Việt Nam



Viet Daonv Pham

Không có nhận xét nào: