Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

47 ĐẶC CÔNG BỊ THƯƠNG VONG 1984 Ở CỬA HANG DƠI ( THANH THỦY-VỊ XUYÊN) DO PHÁO TA HAY CỐI TRUNG QUỐC BẮN ? ( Phần 1)

Điều tra của Phạm Viết Đào.

         Đã nhiều lần lên Vị Xuyên để tìm kiếm thông tin về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979-1991; Qua thông tin của nhiều nhân chứng cung cấp về các trận đánh ở đây, tôi rất chú ý tới vụ: 47 đặc công của sư đoàn đặc công 305 thương vong vào một buổi chiều cuối năm 1984 tại cửa Hang Dơi?
          Tôi lật lại vụ thương vong này với mục đích: muốn làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan quan hệ với Trung Quốc; Tôi muốn các CCB là những nhân chứng sống sót, giúp làm sáng tỏ 1 vấn đề hệ trọng mang ý nghĩa lịch sử: Tại “ mặt trận Vị Xuyên” giai đoạn 1979-1991, bàn tay “ lông lá” của Trung Quốc đã sờ mó tới được những đâu, quân binh chúng nào và hàng ngũ cán bộ cấp chiến lược nào?
          Năm 2009, Trung Quốc kỷ niệm tưng bừng 25 năm cái mà họ gọi là “ Chiến thắng Lão Sơn”, phía Trung Quốc đã đúc kết 2 nguyên nhân dẫn tới “chiến thắng” này; Trung Quốc đã công khai trên báo tiếng Hoa và tiếng Anh; Có 2 nguyên nhân theo báo chí Trung Quốc: Chủ trương sử dụng pháo binh thay cho chiến thuật biển người áp dụng trong tháng 2/1979 của Đại tướng Dương Đức Chí, Tư lệnh quân khu Vân Nam và sử dụng nguồn tin tình báo của Hoa Nam?
            Đâu là sự thật?
          Qua cuộc trao đổi, “moi” thông tin thông qua FB Nam Thái Trần, tôi có tham vọng muốn bạch hóa, đánh giá lại cái sự “ kể công” của Trung Quốc có cơ sở đáng tin không, có đúng sự thật không?
Cửa Hang Dơi ở góc trái ảnh; 
Còn sát bên phải chiếc càu treo là chiếc am thờ to hơn tổ ong cạnh cái miếu thờ LS...
          
Đây là một sự tổng kết, thật sự là một sản phẩm của lịch sử quân sự của Trung Quốc và phía Việt Nam không thể làm ngơ; hay đây chỉ là sản phẩm của tuyên truyền của tuyên huấn, báo chí Tàu?
          Tôi mong các CCB khác lên tiếng để cùng minh định chủ đề này: tìm ra đâu là sự thật lịch sử qua cuộc chiến tranh 10 năm tại Vị Xuyên-Hà Giang?
          Sự kiện 47 đặc công bị thương vong có 2 luồng thông tin:
          -Luồng thông tin thứ nhất: Do pháo ta hụt tầm nên đã rơi trúng vị trí mà các chiến sĩ đặc công đang hóa trang chuẩn bị đi đánh chốt. Pháo hụt tầm nên đã gây thương vong cho 47 người, trong số đó có một số hy sinh tại chỗ sau này được xác nhận đơn vị đặc công này thuộc sư đoàn 305;
          -Luồng thông tin thứ 2: -Do cối của Trung Quốc bắn tình cờ trúng…

          Tôi đã nhiều lần qua lại Hang Dơi, chui vào tận trong hang, chụp ảnh cả trong và ngoài hang và ngắm nghía vị trí của Hang Dơi. Cửa Hang nằm mé bên nam của dãy núi có vách dựng đứng; phía trước ngọn núi đá này là suối Thanh Thủy.
          Một CCB đã chỉ cho tôi vị trí của một cây nghiến phía trên đỉnh của Hang Dơi, thời kỳ chiến tranh ác liệt, bộ đội ta phải lên để chặt hạ cây nghiến này vì pháo Trung Quốc thường lấy nó làm tâm điểm để bắn pháo, cối…
          Thời kỳ chiến tranh, Hang Dơi, hang Làng Lò và 3-4 hang nhỏ hơn như Hang Mán, Hang Chuột… là các địa điểm ém quân an toàn của bộ đội ta. Riêng 2 hang Hang Dơi và Hang Làng Lò có sức chứa cả tiểu đoàn 500-600 bộ đội…
          Có điều nếu pháo Trung Quốc thì không thể bắn được vào cửa Hang Dơi, chỉ có cối…Nếu cối Trung Quốc đặt ở 685 hoặc Đồi Đài, Đồi cô X. thì góc đạn rơi phải từ 80 độ trở lên thì đạn mới có thể rơi được vào cửa Hang Dơi. Từ những điểm trên, cách hang Dơi đường thẳng trên 1500 m, theo tôi, khó lòng cối Trung Quốc chỉnh đạn rơi 80 độ được mà chỉ có thể bắn tới các bãi cát dọc suối Thanh Thủy…cách cửa Hang Dơi quãng 100m…Trong khi đó thì trung đội đặc công 47 ngồi hóa trang ngay cửa hang và bị sát thương…
          Năm 2011, một số CCB Hà Giang đưa tôi lên thăm Hang Dơi. Khi thăm Hang Dơi phải đi qua sân của Đơn vị kinh tế 313. Lần đầu đến thăm, tôi để ý tới 1 cái am thờ đơn sơ được ghép bằng gỗ do anh em Đoàn kinh tế 313 lập để làm chỗ thắp hương, to hơn chiếc tổ ong một chút…
          Sau khi từ Hang Dơi quay về, chúng tôi quay vào Đơn vị kinh tế 313 vì CCB Tô Việt Hùng và Cao Tiến Viên ( F 313) có quen Đại tá Xuân là Thủ trưởng của Đoàn kinh tế 313. Tôi có hỏi Đại tá Xuan, vì sao có cái am thờ và do ai lập?
          Đại tá Xuân và anh em Đoàn kinh tế 313 cho biết: bên phía Hang Dơi rất linh thiêng, hồi chiến tranh có nhiều liệt sĩ tập kết bên đó, có biểu hiện vong linh các liệt sĩ có lui tới nên an hem tự lập nên để thắp hương…
          Tôi có góp ý với Đại tá Xuân và CCB Tô Việt Hùng: nên tìm một nguồn kinh phí nào đó lập cái am thờ hương khói cho anh em…Hiện nay cái am thờ cũ vẫn còn và đã xây thêm 1 cái miếu khang trang quãng 10 m2 bên cạnh cái cầu treo…
         CCB Tô Việt Hùng ghi âm lời của chị Dung, người dân sống trước cửa hang Nà Cáy; Phía sau là CCb Nguyễn Xung Kích và Cao Tiến Viên...

           Người đầu tiên cung cấp chi tiết cụ thể về vụ 47 chiến sĩ đặc công này là CCB F 313 Nguyễn Văn Thanh, quê Thanh Hóa, hiện đang sống tại Hà Giang. CCB này đã dẫn tôi tới trước cửa Hang Dơi và cho biết: thời điểm 47 chiến sĩ đặc công bị thương vong, Thanh ở trong Hang Dơi. 
         Khi tôi hỏi: Đường đạn bắn đi từ đâu thì Thanh nói là cối Trung Quốc và chỉ hướng một cách thiếu tự tin sang hướng Đồi Đài, Đồi Cô X., Đồi Chuối. Tôi nhìn theo hướng Thanh chỉ thì không tin cối từ phía Đồi Đài, Đồi Cô X. có thể bắn chéo được vào cửa Hang Dơi…
          Để có thêm thông tin, vừa qua tôi có đưa vào FB của Nam Thái Trần, một CCB, lính Đại đội vận tải 25, Trung đoàn 14, Sư đoàn 313 có mặt tại Vị Xuyên từ 1983-1987, một địa chỉ thu hút nhiều CCB Vị Xuyên vào trao đổi kỷ niệm chiến tranh…Tôi có đưa sự kiện này để tranh thủ ý kiến của các CCB khác và đã được tham gia nhiệt tình và cung cấp nhiều thông tin có giá trị.
          Trươc tiên xin cảm ơn Nam Thai Tran và các CCB đã tham gia cuộc tranh luận về vụ “47 chiến sị đặc công” bị pháo sát thương. Phần 1 tôi sẽ đưa các ý kiến, thông tin tiêu biểu và Phần 2 tôi sẽ nêu chính kiến của tôi về sự kiện này…

          PHẦN 1:


Cửa Hang Dơi nơi có khoanh đỏ

              Viet Daonv Pham:- Thái có biết vụ 47 đặc công hy sinh trước cửa Hang Dơi năm 1984 không?
          Sau khi câu hỏi này được đưa ra, nhiều CCB đã cho ý kiến. Sau đây là nhóm một số thông tin đáng chú ý:
              
          Trinh Kiên Hạnh:- Vụ đó làm gì mà bị 41 người? Chỉ có mấy người thôi vẫn tải chúng tôi biết mà các anh…
              Minh Minh:- Hình như hy sinh trong Hang Dơi chứ đâu phải trước Hang Dơi anh?
              Phó Cối:- Không có vụ nào đặc công chết 47 người ở cửa Hang Dơi!
              Minh Minh:- Em cũng nghe mang máng có một tổ đặc công bị trúng đạn pháo, sau này chỉ huy đơn vị có chất vấn về hướng đạn...nhưng vẫn được giải đáp là "trận địa bị lộ", pháo địch kích vào…
              Kí Ức Ngày Ấy:- Minh Minh các đ/c hiểu là cối và pháo địch không thể bắn sát tới được cửa Hang Dơi...Thường chỉ bên mé suối Thanh Thủy thỉnh thoảng đôi quả lọt ra giữa dòng. Vụ hụt tầm chỉ hy sinh mấy đ/c và vài đ/c nữa bị thương thôi.
              Minh Minh: -Em nghĩ anh Ký Ức Ngày Ấy nói đúng. Bộ đội đặc công không thể tập trung 1 chỗ đông như vậy được…
              Nam Thái Trần:- Bình thường là thế , nhưng chiều hôm đó họ họp. Vì trong hang hẹp và gập ghềnh khấp khểnh nên họ phải kéo nhau ra chỗ đó. Thực ra chỗ ấy thì quá an toàn với pháo, cối của địch, có ai biết đâu là có anh đại pháo quân ta lại mò vào gần đến thế.
          Cũng may là lúc đó đã tan họp, anh em tản bớt vào trong rồi chứ ko thì còn bị nhiều nữa. Tôi nghĩ con số 47 đc có thể hiểu là 27 đồng chí hy sinh tại trận cộng thêm các đ/c hy sinh ở các bệnh viện tuyến sau chăng…


              Định Sẹo: Số tử sỹ đó chôn ở Đường Tăng km 8 Phương Độ. Còn lại những anh em về viện hy sinh thêm, do lỗi kỹ thuật của ta ...

              Nam Thái Trần:- Định Sẹo chú có nhớ khoảng ngày tháng của vụ đó không?

              Nam Thái Trần:- Ồ thế quái nào mà anh lại nhớ là hồi tháng 6 nhỉ. Ờ bỏ mẹ...có khi đúng rồi , hồi đó mới mở màn chiến dịch lấn dũi được hơn chục ngày nên thương vong nhiều ...Ơ nhưng mà cũng chưa chắc ... Mẹ khỉ, đầu với chả óc sao mà cứ lẫn lộn nháo nhào ...
              Ký Ức Ngày Ấy:- Những người trực tiếp có mặt trong thời điểm đó nói thì hoàn toàn không sai.Cuộc chiến của những người lính F313 cũng như E881 - F314 cùng sát cánh chiến đấu.
          Nếu để nói rộng thì tôi còn phải học hỏi anh em lính F313 vì mặt trận chính của họ là tấn công bên tây song Lô tính từ cuối năm 1984 đầu 1985. Mặt trận chính của F314 do Quân khu giao phó là tăng cường phối hợp cả hai mặt trận bên tây sông Lô. Còn bên đông sông Lô là phòng ngự. Bao gồm nhiều đơn vị sang phối thuộc từ giai đoạn 1984-1989.

              Ký Ức Ngày Ấy:- Minh Minh cái miếu bây giờ ngày xưa chính là cái bãi để tử sỹ..Anh em đồng đội hy sinh được đưa từ trên chốt về để bên VT ( vận tải)  tiếp nhận rồi chuyển về làng Pinh. Sau đó mới chuyển xuống nghĩa trang...

              Hoàng Phú:-Vụ đặc công đó em được biết là như này. Vào trung tuần tháng 9/1984, khi đó đơn vi em nằm ở km 12 Đạo Đức làm nhiệm vụ bảo vệ QK (quân khu) tiền phương. Phía bên kia sông là làng Bình Vàng có 3 đơn vị đóng quân ở đó, trong đó có một D ( tiểu đoàn) đặc công của bộ lên phối thuộc cho mặt trận Vị Xuyên lấy phiên hiệu 1 B.
          Như em được biết tin của một anh thông tin QK cho biết: tổ có tất cả 11 người nằm ở đồi Chuối. Chập tối ra khỏi hang chuẩn bị xuất phát thì dính cối bị hy sinh 4 người, còn có bị thương nữa không thì không rõ.
          Trong số 4 người đó có một là bạn thân của Đức báo vụ A em. Được tin Đức buồn lắm xin phép đại trưởng cho sang chỗ 1 B ngủ chơi với bạn, chờ đưa tử sỹ về thì dự lễ khâm liệm để nhìn mặt bạn lần cuối. Song vì có lệnh giới nghiêm của QK nên các anh không cho phép ai được rời đơn vị
          Sáng hôm sau, bọn em xuống gần chỗ đầu cầu treo bên này để xem họ làm lễ truy điệu, vì Nghĩa trang của D 1 B nằm ngay bên kia đầu cầu vào làng Bình Vàng.
Bốn chiếc quan tài xếp ngay ngắn, mọi người xếp hình chữ U vây quanh. Người chỉ huy đứng ở giữa đáy chữ U cầm khẩu AK báng gấp, bằng một tay giờ lên đầu, nhưng không mở báng ra. Với ý định là bắn hết băng đạn đó để tiễn biệt những người đã hy sinh.   Xong điều đáng tiếc đã xẩy ra khi nổ được mấy phát thì khẩu súng đổ ngang ra, hai chiến sĩ nữa thiệt mạng. Sau khoảng 20 phút thì xe quân pháp QK xuống, đưa người chỉ huy kia đi và bọn em cũng phải về vì đơn vị báo động, thu hồi quân số để kiểm tra. Đức báo vụ của tiểu đội em được phen hú vía…

              Ký Ức Ngày Ấy: -Vụ đó là bên Đồi Chuối. Nhưng vụ mà anh em nói ở trước cửa vào Hang Dơi đ/c à. Đó cũng là nghe anh em họ nói lại…Còn tôi có mặt ở Hang Dơi vào tháng 7-1985 làm nhiệm vụ VT ( vận tải) cho đơn vị trên chốt, nếu bị đầu năm 1985 chắc chắn tôi đã nghe anh em đơn vị khác họ kể lại...
          Sau đó giữa tháng 7 -1985 chúng tôi mới lên phòng ngự trên đồi Đài…Vì vậy, vụ đó theo như anh em đơn vị khác họ nói phải là năm 1984. Anh em hy sinh ở Hang Dơi nhiều khả năng vào giữa năm 1984…Tôi nhớ không lầm khi đơn vị tôi sắp lên chốt, bên tuyên huấn của E, về chỉ nói chuyện là có 3 đồng chí hy sinh tại chỗ. Còn bị thương rất nhiều, họ giấu không nó rõ cụ thể bị do pháo ta hay pháo địch.
         Nguyên nhân được giấu kín…Sau khi bên VT ( vận tải) đưa xuống thì có thêm 1 đ/c nữa trên đường VT hy sinh. Câu chuyện trên tôi cũng chỉ nghe được anh em họ truyền đạt thời đó thôi.Chứ chưa có gì là khẳng định…

              Minh Minh:-Trước đây em cũng tìm hiểu thông tin về cuộc chiến, nhưng vì nhiều lí do họ cấp tin không "Phù hợp"...Cuộc chiến khốc liệt đã qua đi, nhiều sự thật trước đây chưa tiện công bố để phù hợp với bối cảnh chiến tranh là chấp nhận được, nhưng nay đất nước đã hòa bình.
          Sự thật của cuộc chiến cần được con cháu lưu giữ đầy đủ. Tiếp tục giấu diếm những bi hùng của cuộc chiến là “Có Tội” với người đã mất! Em rất cảm kích nhóm "nhân chứng" của các anh đã góp phần đắc lực cho việc này. Đặc biệt đóng góp của các Anh không vì sự háo danh, trục lợi, ham nổi tiến gì...trên sự mất mất của đồng đội nên chúng tôi rất trân trọng…
          Xin cám ơn và tri ân tất cả các thành viên trong nhóm
              Hoàng Phú:-Bạn có thể tìm hiểu qua cuốn "KÝ ỨC MIỀN CỰC BẮC " do BCH QS tỉnh Hà Giang.. Do đại tá Nguyễn Đình Tác và các cộng sự biên soạn đã xuất bản đã ra 3 tập. Trong năm nay ra tập 4, cuốn sách này có các tư liệu là hồi ký của các cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia chỉ huy, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã qua kiểm tra, kiểm duyệt nên độ tin cậy cao…
              Viet Daonv Pham:- Mình không có các tập sách này, bạn nào có phôtô cho mình hoặc cho biết bán ở đâu để mình mua?
              Minh Minh:-Em nghĩ, khi chưa có chủ trương chung về công bố toàn diện thông tin cuộc chiến, thì các tác phẩm, tác giả ra đời vẫn mục đích là tuyên truyền. Cái dư luận cần biết là SỰ THẬT sợ vẫn còn méo mó…
              Hoàng Phú:-Từ năm 2014 được sự đồng ý của lãnh đạo đảng và nhà nước, các tỉnh, thành phố được phép thành lập các Ban liên lạc CCB mặt trận Vị Xuyên. Đầu năm 2018 được phép thành lập các Ban liên lạc CCB sư đoàn 356. Đây là sư đoàn chủ lực của chiến dịch MB84. Như vậy sự công nhận của Đảng và nhà nước đã chính thức công khai thông tin…
              Kí Ức Ngày Ấy:-đ/c Nguyễn Xuân Thủy E 818-F 314 người Vĩnh Tuy có đủ 3 tập. Có gì đồng chí liên hệ nhé...
              Minh Minh: -Vâng. Vậy em sẽ tìm đọc. Cám ơn Anh.
              Viet Daonv Pham:- Ký Ức Ngày Ấy, Bạn cho biết giá sách bao nhiêu bạn cho số tài khoản hoăc địa chỉ tôi gửi tiền qua bưu điện hoăc qua điện thoại viettel, bạn gửi sách cho tôi được không ?
              Kí Ức Ngày Ấy:- Minh Minh em liên hệ anh Thủy số này: 0983389685…
              Kí Ức Ngày Ấy:- Viet Daonv Pham, ồ tiền nong gì bạn. Mình mượn quyển chính rồi về sao để đọc. Là ok. Rất nhiều tư liệu được tổng hợp lại những trận đánh của nhiều đ/c được đại diện viết bài từ giai đoạn 1984-1989.
              Viet Daonv Pham:Hôm nào mình có thời gian sẽ liên hệ gặp bạn để mượn photo nhé. Cảm ơn bạn…
              Duc Hong Nguyen: -Cũng không hẳn như vậy đâu. Vì một số đơn vị sau khi tham chiến ở VX đã giải thể. Các tài liệu vì thế cũng đi theo. Nên nhiều bác cũng nương theo chiều gió - chém bão vù vù...
          Trong tập 1 cuốn sách “Ký ức hào hùng miền cực bắ” có cựu binh viết: đánh giáp lá cà với quân Trung cộng ở E2 của 685 cứ như ở dưới đồng bằng ý. Hig…đọc đến đoạn ấy tôi thấy mình bị xúc phạm. Vì tay đó coi thường các CCB đã tham gia chiến đấu ở 685…
              Viet Daonv Pham:- Bạn HP ơi ngươi đưa thông tin đánh giáp lá cà là đại tá Đỗ Văn Trì nguyên sư trưởng 313 anh hùng thời chống Mỹ đó. Ông nói trong dịp gặp CCB HÀ NỘI Tại nhà hàng Thủy Tạ Trúc Bạch. Mình đã ghi lại phát biểu của đại tá ĐVT và đã đưa lên mạng hiện đang còn đấy.Chuyện đánh giáp lá cà không chỉ đại tá Đỗ Văn Trì mà báo mạng TQ cũng viết đấy...
              Lan Nguyen:- Mình là người trực tiếp tham gia cuộc chiến nên có nhiều khi có cán bộ cấp tướng nói ra cũng không chính xác ví như trận 23/ 9/ 1985…
              Kí Ức Ngày Ấy:- Trận 23-9-85 nhiều đồng đội D5-D6-E881-F314 hy sinh trên đồi Đài Đá Pháp 1 và 2…
              Lan Nguyen:- Hôm đó ở Đồi Cô X. hi sinh 2 ngươi là Sơn và Đỗi 1 ở Sóc Sơn 1 ở Bình Trị Thiên. 1 người dập nát mặt còn 1 người còn nguyên mặt nhưng toàn thân dập nát, nhìn thật khủng khiếp vậy mà mình vẫn phải ngồi gần đó ăn cơm thiu…
              Kí Ức Ngày Ấy:- Lan Nguyen, chúng tôi sang bên Thanh Thủy tăng cường cho F 313 vì thế công tác VT C 25 bị phụ thuộc F 313 mà. Bên đồi Đài cũng luôn bị chậm thực phẩm và đạn dược.
              Lan Nguyen:- Toàn bộ lực lực lượng phòng ngự của D 6 ở đồi Đài và Đồi cô X. và Đá Pháp 1 , Đá Pháp 2 đều phải ăn như vậy. Bởi cơm được đem lên từ tối hôm trước sáng hôm sau đã bốc mùi rồi. Mùa đông mùi ít mùa hè mùi nhiều vẫn cứ phải ăn không thì chết đói…
              Phó Cối:- Vụ đó ( vụ Hang Dơi) không phải 85 mà là 84. Có 4 người đang gói bộc phá để đi đánh bị một quả 152 mm tụt tầm rơi ngoài cửa hang chết 3 bị thương nặng 1. Chứ không bao giờ đặc công tụ tập một chỗ quá 10 người…
              Kí Ức Ngày Ấy:- Ồ đồng chí kiểm chứng lại thông tin đi. Chứ làm gì có 47 đồng chí hy sinh ở Hang Dơi đâu…
              Lê Sỹ Hoàng:- Các bố cứ tào lao...Tôi ở Hang Dơi đây. Có vụ nào mà chết nhiều vậy?
              Đỗ Huy:- Cối của địch vẫn có thể bắn và rơi tới bờ suối chứ cửa hang thì không thể tới được các đồng đội à. Huy là lính trinh sát pháo…
              Lê Sỹ Hoàng:- Đúng…
              Phó Cối:- Đơn vị tôi là bị nghi vấn đầu tiên nghi cối 160 mm bắn vào. Sau đó, ông Đàm trưởng ban pháo sư đoàn yêu cầu kiểm tra hố pháo và nhặt mảnh pháo mang lên 673 cho ông ấy kiểm tra. Kết quả là đạn nổ hất về một hướng cửa hang, nếu cối thì nổ xòe ra xung quanh. Kết hợp với mảnh pháo đã kết luận mảnh pháo của lựu 152 mm của 168 nhưng không biết khẩu nào chúng tôi đã được giải oan vụ đó…
              Đỗ Huy:- Nếu hất vào cửa hang thì pháo hụt tầm ở Phong Quang. Lữ 168 đấy là do không may mà đồng đội. Đài quan sát đều nằm cùng Huy tại Hang Hòn. Sát 1250…
              Đỗ Huy:- Còn cối thì nổ xoè như hình phễu…
              Phó Cối: -Đỗ Huy vụ đó là tháng 6-84 nhưng mình không nhớ ngày…
              Duc Hong Nguyen:- Tôi đồng ý với bác Phó Cối. Đạn cối nổ như thể một trận gió đi qua. Còn đạn pháo nổ nó hất tung mọi vật ra xa cỡ vài chục mét về một phía...
              Đỗ Huy:- Huy còn nhớ năm 1985 mình có chuyển 2 đại đội pháo 100 là pháo phòng ngự bờ biển Quân khu 3 lên Phong Quang. Nhớ là pháo 100 có từ thời Pháp thuộc. Khi bắn phải thông báo cho bộ binh nấp hầm khẩn trương sợ hụt tầm. Đạn quá đát lên bắn khoán...
              Phó Cối:- Đỗ Huy đấy là pháo phòng không 100 cải tiến bắn mặt đất…
              Đỗ Huy:- Phó Cối nhưng anh ơi, không phải phòng không. Nghe anh em lữ 168 nói đấy là pháo bắn tàu biển mà anh…
              Phó Cối:- Đỗ Huy loại này đạn nổ trên không như pháo 37mm…
              Đỗ Huy:- Nếu vậy là phòng không hạ tầm. Giống 37 li và 57 li. Vì đạn nổ 2 lần. Anh phó cối chuẩn…
              Duc Hong Nguyen: - Ở trận địa Phong Quang chỉ có lựu 152 mm và lựu 122 mm thôi…
              Phó Cối:- Không phải lựu 122 mà là D 74 -122 nòng dài…
              Đỗ Huy:- Phó Cối còn thiếu...Còn pháo ca nong.. 130. Bom bay và ĐKB- Đ K U- B 72 loại diệt tăng và lô cốt. BM 13 – 14, B M 21. Còn nhiều nữa các đồng đội à . Nhớ trận đấu pháo năm 85 Tàu ạ mình luôn. Tơi bời xác nằm ngổn ngang. Chở đi bằng xe tải. Máy xúc đào hố. Phun hóa chất đốt cháy mấy ngày…
              Phó Cối:- Đỗ Huy ơi DKB là của E14 nằm ở nà sát đầu trên Phong Quang
              Đỗ Huy:- Vâng đúng anh à. A Phó Cối không được nói chính xác. Cẩn thận nó dò ra vì đợt đấy mình dùng 2 w si ních 71…
              Phó Cối:- Đỗ Huy mình hiểu ý bạn rồi lúc nào nó cũng dùng sóng dài để bắt…
              Đỗ Huy:- Phó Cối em ngại cái anh gì đấy nghe.Tìm hiểu. Không góp ý. Vào chuyện của mình rồi lên bài thì hỏng anh à…
              Đỗ Huy:- Ngày ấy đã phần từ thung lũng tử thần hất lên 772-685- 300-400...là địch dùng cối. Và H 12 bắn gần. Còn pháo nó bắn áp chế tầm xa…
              Lê Sỹ Hoàng:- Thế là cái vụ em bị cối bắn là của anh Phó Cối rồi... Tan Long Vu đừng có bênh nữa nhé…
              Phó Cối:- Vụ đó là tháng 6-84 của Lữ 168 bên Phong Quang…
              Lê Sỹ Hoàng:- Phó Cối…Anh cứ chối làm giề... Quân ta bắn quân mình là chuyện thường. Em xí xoá không đưa ra tòa án binh đâu…
              Tan Long Vu:- Vụ đó, Cối tưởng chú là...Trung Quốc cơ hahaa
              Lê Sỹ Hoàng:- Tan Long Vu.... Hu hu hu
              Đỗ Huy:- Anh ơi cối 100 - 160 nó bắn hết tầm là 6-7 km đấy…
              Phó Cối:- Thời kỳ đầu bọn mình ở bên Nà Cáy dùng cối 160 mm của Liên Xô tầm với tối đa là 8040m, đến tháng 7 bọn mình đổi pháo lấy cối Ba Lan tầm với đươc có 5,1km và sang Minh Tân phối thuộc cho E 141 của F 312 đánh chiến dịch 12-7-1984…
              Đỗ Huy:- Phó Cối em nhớ thời kì đánh Mĩ mình nhờ nó in bản đồ quân khu Tây Bắc. Toạ độ thì đúng vậy, nhưng đều bắn hụt tầm từ 300-500 mét, nếu không bắn thử thì mình lại giã vào mình.
          Em nhớ ngày 28 - 4 - F 313 mất chốt. 1 h sáng em cùng tổ đài đã có mặt ở đỉnh Cóc Nghè 673. Đi trinh sát xuống đài hoa Phong Lan và cao điểm 800 sườn trái của 1509 sau lên 812.
          Đến 1 h đêm 8-5  F 314 kết hợp với F 313 đánh 1509 và 1100. Lần đấy gọi pháo bắn thì hụt tầm mất gần 50 quả 105. Trận địa tại làng Pinh em nhớ là E 881 đánh kết hợp cùng F 313. Đến 3 h sáng lệnh rút bộ binh.
          Sau trận đấy đài em được quân khu điều đi Quản Bạ- Yên Minh- Đồng Văn- Mèo Vạc bắn lại toạ độ và cộng thêm 500-600 m nữa là chuẩn. Đến 12-7 về đài từng vài lần kết hợp với E 141 và F 312. Đánh 1030 nhưng không hoàn thành nhiệm vụ…

              Phó Cối:- Đỗ Huy đúng rồi trận 9-5 tiểu đoàn 7 của 818 đánh lên 1200 thì chững lại không lên được; thằng bạn học của tôi lúc đó là chính trị viên C1 D7 hy sinh trên 1200…
              Đỗ Huy:-Bọn em nằm đài thấy hụt tầm an hận lắm a à. Nhưng cả mình cùng nó đều bắn. Bọn em nâng tầm cộng thêm 200 - 300 m gọi cấp tập 300 quả anh à…
              Đỗ Huy:- Bọn em nằm đài thấy hụt tầm ân hận lắm anh à. Nhưng cả mình cùng nó đều bắn. Bọn em nâng tầm cộng thêm 200 - 300 m gọi cấp tầm 300 quả anh à…
              Phó Cối:- Trận đó bọn mình còn hai khẩu ở Nà Cáy toàn bắn liều tầm xa…
              Đỗ Huy:- Phó Cối e nhớ ở cao điểm 812 xuống em thấy còn 4 khẩu cối 160. Em bắn được  1 con lợn anh à. Hồi đấy bà con đi sơ tán thức ăn để lai còn nhiều lắm…
              Phó Cối:- Đỗ Huy hôm đó F 356 đã lên 1 tiểu đoàn cối 160 nòng ngắn của Ba Lan. Còn đơn vị mình rút 2 khẩu sang Minh Tân phối thuộc cho  E 266 từ hôm 30-4 rồi…
              Đỗ Huy:- Phó Cối anh thế ạ. Lúc đấy em đi tăng cường cho E 466 F 314 anh à…

              Phó Cối:- Đến 1-7 mình về cao điểm 466 lấy cối Ba Lan nòng ngắn 4 khẩu…

              ( Còn nữa...)

Không có nhận xét nào: