Bàn về đầu tư Trung Quốc và Việt Nam thì có thể thành cả một luận án và ắt sẽ có nhiều điểm trùng lập với các tham luận khác ở Hội thảo. Mặt khác, liên quan đến Trung Quốc và tài nguyên, vấn đề nổi cộm nhất là các dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng và Đăk Nông, đã có rất nhiều phân tích, bài viết, đặc biệt của cộng đồng mạng, cho nên ở đây chỉ có thể tóm tắt một số điểm chính. Một điều cần nêu lên là những thông tin chính thức rất ít, sơ sài và chung chung, để tìm hiểu phải kết hợp, đối chiếu nhiều nguồn khác nhau, khi có sai biệt khó truy tìm được gốc để kiểm chứng. Như một nhà phân tích nhận xét, trong một công trình nghiên cứu về vai trò đầu tư khaithác tài nguyên của Trung Quốc trong vùng sông Cửu Long. Các hệ thống kinh tế và quản lý hành chính trong ba nước [Đông Nam Á] tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn thiếu trong suốt. Thông tin ít ỏi về những thành phần Hên quan đến đầu tư và về quy trình đầu tư, và các tài liệu cần thiết như bản đánh giá tác động lên môi trường không được công bố khiến công việc nghiên cứu hết sức khó khăn”.
Cho đến giữa năm 2006, Trung Quốc có 377 dự án đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, với 795,6 triệu USD vốn đăng ký, đứng hạng 15 trên 74 nước đã đầu tư ở Việt Nam. Theo ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cuối tháng 6.2010, đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã đạt 2,92 tỷ USD nhưng vẫn đứng thứ 15 trên tổng số 91 nhà đầu tư nước ngoài, và chỉ bằng một phần bảy của kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước là 22 tỷ USD cuối năm 2009. Tuy so với đầu tư từ các nước châu Á khác như Nhật và Đài Loan, đầu tư từ Trung Quốc không cao nhưng vì những dự án lớn tập trung vào khai thác tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản, nên vai trò của Trung Quốc trong thực tế lớn hơn so với những con số tương đối khiêm tốn trên.
Việt Nam là một nước giàu tài nguyên, với trữ lượng hàng đầu trên thế giới cho một số khoáng sản như phosphat, bauxite, volfram và đất hiếm.
Những mỏ dầu, than, vàng, đá quý, đồng, kẽm, thiếc, cromit, mangan, titan, than chì (graphite) đều có thể được khai thác cho lợi nhuận.
Hơn 50% xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là nguyên liệu thô hoặc bán chế (semi-processed), và là 20% của tổng số xuất khẩu của Việt Nam. Theo thống kê chính thức, trị giá xuất khẩu than Việt Nam sang Trung Quốc là 595 triệu USD năm 2006, nhưng con số này không kể số lượng không nhỏ than xuất khẩu lậu. Cho đến năm 2000, phần lớn các hoạt động khảo sát, sản xuất và mậu dịch khoáng sản là do các công ty quốc doanh như Tổng công ty Than Việt Nam. Từ năm 2000, các công ty nước ngoài, kể cả của Trung Quốc, tham gia khảo sát những khoáng sản có nhiều triển vọng như đồng và bauxite.
Theo thống kê của WTO, Việt Nam chỉ đứng hạng 30 trong danh sách các nước cung ứng tài nguyên cho Trung Quốc năm 2008 với 2,28 tỷ USD và thị phần 0,69%, tuy châu Á tính chung là nguồn cung ứng lớn nhất của Trung Quốc, với 109,33 tỷ USD và thị phần 33%. Ba nước châu Á cung ứng chính của Trung Quốc là Ấn Độ (hạng 7), Nam Hàn (hạng 8) và Nhật (hạng 9), với kim ngạch tính chung là 42,2 tỷ USD và thị phần chung 12,74%.
Những con số khiêm tốn về đầu tư Trung Quốc cho Việt Nam hiện nay một phần là vì đa số nguyên liệu xuất khẩu dưới dạng thô hay ít chế biến, một phần vì những đầu tư khai thác khoáng sản của Trung Quốc ở Việt Nam còn phôi thai, nhưng chắc chắn sẽ tăng lên nếu những dự án như bauxite ở Lâm Đồng và Đăk Nông tiếp tục được triển khai. Những tác hại của hai dự án này về nhiều mặt – môi trường, kinh tế, xã hội, và cả an ninh quốc gia – đã được trình bầy rất rõ ràng và thuyết phục từ mấy năm nay bởi nhiều người tâm huyết trong và ngoài nước, với hiệu quả thế nào ai cũng thấy, không cần phải nhắc lại ở đây. Song, cũng phải nói lên điều này: thực trạng Việt Nam còn đáng đau buồn hơn nữa nếu so sánh với một nước trong khu vực.
Dưới áp lực của công luận, tháng 4 năm nay, Malaysia giao cho một nhóm 10 chuyên gia của Tổ chức Nguyên tử lực Quốc tế IAEA đánh giá tác động lên môi trường của dự án nhà máy xử lý chế biến đất hiếm của công ty Australia Lynas gần Kuantan, thủ đô của tiểu bang Pahang.
Cuối tháng 6, ngay sau khi nhận được bản báo cáo của các chuyên gia, chính quyền Malaysia họp báo, công bố chính thức, và sau đó toàn bộ văn kiện được đưa lên trang mạng của IAEA. Cùng lúc, Malaysia yêu cầu Lynas phải tuân thủ các khuyến cáo, trả lời thoả đáng 10 vấn đề được nêu lên trong báo cáo trước khi được cấp giấy phép đi vào hoạt động, khiến dự án coi như sẽ bị đình hoãn ít nhất từ 6 tháng đến một năm. Sự phản kháng của dân chúng đối với Lynas cũng khiến chính quyền Malaysia huỷ bỏ giác thư đã ký kết với công ty CVM Minerals Ltd của Hồng Kông về việc khảo sát và khai thác các mỏ đất hiếm ở tiểu bang Perak.
Thật ra thì Thủ tướng Najib Razak cũng rất muốn thu hút thêm đầu tư nước ngoài nhưng sợ lại càng mất phiếu sau khi liên minh của ông đã thua nặng trong những cuộc bầu cử năm 2008. Đầu năm 2010, ông cũng huỷ bỏ dự án nhà máy nhiệt điện dùng than của công ty điện lực nhà nước Tenaga trong bang Sabah ở Bomeo trước sự phản đối về hậu quả của dự án lên môi trường. Biết nghe ý dân, tuy chủ yếu là để khỏi mất ghế, cố gắng trung thực và trong suốt (đánh giá tác động lên môi trường do chuyên gia độc lập thực hiện và có thể được truy cập dễ dàng), như thế là tiến bộ. Trong khi đó, ở Việt Nam, công luận bị trấn áp, bản đánh giá tác động lên môi trường thì do chính công ty đầu tư Vinacomin làm, có khác gì học sinh đi thi tự chấm điểm lấy, và đã mấy ai được thấy nó ở đâu, ra sao. Bài học từ một nước chưa hẳn là điển hình dân chủ lại càng làm tủi thêm cho Việt Nam.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét