Sau cú áp thuế 200 tỷ, Bắc Kinh có lẽ chỉ còn lại vốn liếng 60 tỷ và dốc hết nhưng chỉ với thuế suất 5% và 10%. Nghĩa là Bắc Kinh hết đạn trong cuộc chơi này rồi. Và giờ đây với bản chất cố hữu của chế độ Trung quốc, Bắc Kinh đang dùng tới các đòn bẩn là tác động vào cuộc bầu cử Mỹ bằng cách tấn công vào nông dân, chủ trang trại và lao động công nghiệp Mỹ để gây bất tín nhiệm với chính phủ Trump. Chưa rõ các ngón đòn Bắc Kinh sử dụng thế nào vì Trump không phân tích mà chỉ tố cáo trên Tweet, tuy nhiên với tỷ lệ tăng trưởng cao của nền kinh tế cộng với thị trường chứng khoán Mỹ càng khởi sắc khi đi sâu vào cuộc chiến thương mại, thì những đòn bẩn của Bắc Kinh khó phát huy tác dụng.
Hình minh họa |
Ngay trong cuộc chiến thương mại, Mỹ không chỉ thắng Bắc Kinh ở thuế suất mà còn ở chỗ, trong khi Trung quốc vẫn cần nhập hàng Mỹ vì không có nguồn hàng thay thế thì ngược lại Mỹ không cần nhập hàng Trung quốc. Đây là ưu điểm tuyệt vời của nền kinh tế Mỹ khiến cho Bắc Kinh bối rối.
Ngược lại với kinh tế Mỹ, kinh tế Trung quốc ngày càng đi vào hỗn loạn trên mọi lĩnh vực từ xuất khẩu đến đầu tư và sản xuất trong nước. Ông Hạ Giang Binh, chuyên gia phân tích tài chính nổi tiếng Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn tờ "Nhật báo Bình Quả" (Hongkong) đã nhận định: nếu trong 2 tháng tới không giải quyết được vấn đề va chạm mậu dịch với Mỹ, kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào mô thức tan vỡ. Ông Hạ cho rằng, nhìn vào số liệu kinh tế của Cục Thống kê Trung quốc thì thấy tháng 8 đã trực tiếp rơi vào mô thức tan vỡ, và ông cho rằng "chiến tranh thương mại kéo dài 1 ngày thì kinh tế Trung Quốc sẽ sớm tan vỡ 1 năm".
Xin nói thêm một chút về mô thức tan vỡ. Khi rơi vào mô thức này thì các chỉ số của nền kinh tế sẽ hướng đến sự tan vỡ trong tương lai gần chứ không phải là tan vỡ ngay lúc đó. Nhưng khi nền kinh tế đã vào mô thức tan vỡ thì không có phép màu nào có thể cứu vãn.
Một điều cần lưu ý là, Trump sau một năm rưỡi ngồi ghế tổng thống, thực hiện xong nhiệm vụ chấn hưng nền kinh tế Mỹ rồi mới tiến hành chiến tranh thương mại. Nên thế chủ động của Mỹ rất cao. Đó là chưa kể nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế thực chất, khác với nền kinh tế Trung quốc là nền kinh tế bong bóng. Và sự tan vỡ của nền kinh tế bong bóng trong một cuộc chiến dữ dội như cuộc chiến này không tính bằng phép số học vì các hiệu ứng xô đẩy nhau theo dây chuyền. Thí dụ sự tháo chạy của nhà đầu tư sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, từ tâm lý hoang mang dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính... Cứ như thế các tác động sẽ cộng hưởng nhau một cách rất đáng sợ.
Đó là chưa kể Trump không thực hiện đơn lẻ chiến lược áp thuế mà dùng tổng lực các chiến lược. Thí dụ hiện nay Trump kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi Trung quốc để quay về Mỹ. Vì thế nên sự sụp đổ của Trung quốc sẽ đến rất nhanh.
Trần Đình Thu
Ngược lại với kinh tế Mỹ, kinh tế Trung quốc ngày càng đi vào hỗn loạn trên mọi lĩnh vực từ xuất khẩu đến đầu tư và sản xuất trong nước. Ông Hạ Giang Binh, chuyên gia phân tích tài chính nổi tiếng Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn tờ "Nhật báo Bình Quả" (Hongkong) đã nhận định: nếu trong 2 tháng tới không giải quyết được vấn đề va chạm mậu dịch với Mỹ, kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào mô thức tan vỡ. Ông Hạ cho rằng, nhìn vào số liệu kinh tế của Cục Thống kê Trung quốc thì thấy tháng 8 đã trực tiếp rơi vào mô thức tan vỡ, và ông cho rằng "chiến tranh thương mại kéo dài 1 ngày thì kinh tế Trung Quốc sẽ sớm tan vỡ 1 năm".
Xin nói thêm một chút về mô thức tan vỡ. Khi rơi vào mô thức này thì các chỉ số của nền kinh tế sẽ hướng đến sự tan vỡ trong tương lai gần chứ không phải là tan vỡ ngay lúc đó. Nhưng khi nền kinh tế đã vào mô thức tan vỡ thì không có phép màu nào có thể cứu vãn.
Một điều cần lưu ý là, Trump sau một năm rưỡi ngồi ghế tổng thống, thực hiện xong nhiệm vụ chấn hưng nền kinh tế Mỹ rồi mới tiến hành chiến tranh thương mại. Nên thế chủ động của Mỹ rất cao. Đó là chưa kể nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế thực chất, khác với nền kinh tế Trung quốc là nền kinh tế bong bóng. Và sự tan vỡ của nền kinh tế bong bóng trong một cuộc chiến dữ dội như cuộc chiến này không tính bằng phép số học vì các hiệu ứng xô đẩy nhau theo dây chuyền. Thí dụ sự tháo chạy của nhà đầu tư sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, từ tâm lý hoang mang dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính... Cứ như thế các tác động sẽ cộng hưởng nhau một cách rất đáng sợ.
Đó là chưa kể Trump không thực hiện đơn lẻ chiến lược áp thuế mà dùng tổng lực các chiến lược. Thí dụ hiện nay Trump kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi Trung quốc để quay về Mỹ. Vì thế nên sự sụp đổ của Trung quốc sẽ đến rất nhanh.
Trần Đình Thu
* Tôi sẽ cập nhật và phân tích liên tục các vấn đề liên quan chính trường Mỹ hiện thời và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, vì vậy các bạn nhớ bấm nút theo dõi trên fb tôi để không bỏ sót thông tin nhé.
(FB Trần Đình Thu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét