Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Phóng xạ Polonium: Thần chết vô hình trong tay sát thủ; Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang qua đời vì mắc ‘virus hiếm và độc hại’

Ông Nguyễn Quốc Triệu: 'Chủ tịch nước từng 6 lần điều trị ở Nhật'

Chủ tịch nước Trần Đại Quang được chẩn đoán mắc bệnh virus hiếm gặp, thế giới chưa có thuốc chữa. 

Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chia sẻ với VnExpress, Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đi Nhật chữa trị. Từ đó đến khi qua đời, ông đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản. 
Các bác sĩ chẩn đoán, ông mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại. "Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian", ông Triệu nói.
Ông Nguyễn Quốc Triệu. Ảnh: QH. 
Ông Nguyễn Quốc Triệu. Ảnh:QH. 
Theo ông Triệu, thời gian gần đây, bệnh của Chủ tịch nước nặng hơn. Đến chiều 20/9, ông phải nhập viện Trung ương Quân đội 108. Các bác sĩ Việt Nam cùng chuyên gia người Nhật đã cùng hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị.
Đến khoảng 15h cùng ngày, ông bán hôn mê. Hai tiếng sau, Chủ tịch nước hôn mê hoàn toàn đến lúc qua đời vào 10h05 sáng nay.
Ít ngày trước khi qua đời, Chủ tịch nước vẫn có nhiều hoạt động đối nội, đối ngoại như gửi thư chúc Tết Trung thuthiếu nhi cả nước, tham gia một cuộc họp của Bộ Chính trị hôm 19/9, chủ trì Phiên họp Ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương ngày 15/9, tiếp Tổng thống Indonesia thăm Việt Nam ngày 11/9, đánh trống khai giảng năm học mới 2018-2019...
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định, trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Phó chủ tịch nước hiện nay là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, 62 tuổi, quê ở Ninh Bình. Ông là giáo sư, tiến sĩ Luật học; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.
Sau nhiều năm làm cán bộ Cục Bảo vệ chính trị, rồi Cục trưởng Tham mưu An ninh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, ông được bầu làm Thứ trưởng Công an rồi Bộ trưởng Công an.
Tháng 4/2016, ông được bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Video Player is loading.
0:05
/
1:31
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Hai năm hoạt động của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Biên tập: Khánh Hoàng.
Viết Tuân

Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang qua đời vì mắc ‘virus hiếm và độc hại’

21/09/2018
Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9/2018 ở tuổi 62.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một trong ba lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 62 vì mắc “virus hiếm và độc hại”, truyền thông nhà nước dẫn lời người chuyên trách về sức khỏe của cán bộ Trung ương cho biết hôm 21/9.
“Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian”, VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Quốc Thiệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết.
Vẫn theo nguồn tin trên, ông Trần Đại Quang đã được phát hiện “mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại” từ tháng 7 năm ngoái và đã đi Nhật 6 lần để chữa trị.
Ông Trần Đại Quang nhập viện Trung ương Quân đội 108 vào chiều 20/9 và qua đời khoảng 10:05 sáng 21/9 sau khi rơi vào tình trạng hôn mê hoàn toàn, theo VnExpress.
Ông Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào năm 2016. Kể từ đó, ông thường xuyên có mặt trong tất cả các sự kiện quan trọng bên cạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy, khoảng thời gian ông đột nhiên vắng mặt trên các bản tin ngay vào thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng 5 đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông có liên quan đến cuộc chiến giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản. Một số nguồn tin nói ông đã bị thay thế “vì lý do sức khỏe”.
“Các chuyên gia tin rằng ông nắm giữ phần lớn quyền lực trong cuộc chiến lãnh đạo đất nước”, theo NPR.
Ông Trần Đại Quang đã không xuất hiện trước công chúng vài tuần trước khi cái chết của ông được công bố.
Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Trước khi lên làm chủ tịch nước, ông Quang từng có nhiều năm là cán bộ Cục bảo vệ chính trị, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, sau đó làm Thứ trưởng Công an là trở thành người đứng đầu Bộ Công an, cơ quan thường xuyên bị các nhà phê bình quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam (theo NPR) vào tháng 8/2011.
Nhiều đại diện ngoại giao của các nước đã gửi lời chia buồn với Việt Nam.
“Thay mặt Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm thông tới gia đình ông và nhân dân Việt Nam vào thời khắc đau buồn này”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink viết trên trang Facebook.
“Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, người đại diện chính phủ Mỹ nói về Chủ tịch Trần Đại Quang trong thư chia buồn.
Đại sứ quán Nga cũng bày tỏ chia buồn với Việt Nam.
“Chúng tôi xin bày tỏ những lời chia buồn sâu sắc nhất về việc Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, đồng chí Trần Đại Quang từ trần”, theo thông cáo đăng trên trang Twitter của cơ quan đại diện ngoại giao Nga.
Theo luật Việt Nam, sau khi ông Quang qua đời, Phó Chủ tịch nước là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ lên nắm giữ quyền Chủ tịch nước cho tới khi Quốc hội bầu ra chủ tịch mới.

Phóng xạ Polonium: Thần chết vô hình trong tay sát thủ

 Do con người không thể phát hiện chất phóng xạ Polonium bằng thiết bị kiểm tra phóng xạ chuyên dụng nên các sát thủ mang theo nó có thể lọt qua các rào chắn an ninh nghiêm ngặt nhất để ám sát những nhân vật cấp cao.
Các chuyên gia Thụy Sỹ điều tra nguyên nhân dẫn tới cái chết của Tổng thống Palestine Yasser Arafat tìm thấy một lượng lớn chất độc phóng xạ Polonium-210 trên quần, áo của nhà lãnh đạo quá cố. Thậm chí họ còn thấy chất phóng xạ này trên bàn chải đánh răng và khăn trùm đầu mà ông Arafat thường sử dụng.
Phong xa Polonium: Than chet vo hinh trong tay sat thu hinh anh 1
Người dân tới viếng mộ nhà lãnh đạo Yasser Arafat tại Bờ Tây năm 2004. Ảnh: CNN.
Trên thực tế, Polonium-210 không phải chất phóng xạ phát ra các hạt gamma, loại  hạt có thể xuyên qua những bức tường cực dày. Khi phân rã, chất này giải phóng các tia alpha, loại tia hoàn toàn không thể xuyên qua bất kỳ thứ gì, kể cả một tờ giấy mỏng. Tuy nhiên, hạt alpha rất nguy hiểm bởi nó di chuyển ở khoảng cách ngắn nhưng lại có năng lượng lớn.
Nếu Polonium-210 thâm nhập vào cơ thể và phân rã, các hạt alpha sẽ liên tục bắn phá các tế bào, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng và mô của cơ thể, khiến người bị nhiễm độc gần như vô phương cứu chữa. Chất phóng xạ này nguy hiểm tới mức chỉ 1 gram cũng đủ cướp đi mạng sống của 1 con người.
Dù là chất kịch độc nhưng Polonium-210 hoàn toàn không thể xuyên qua da người. Nó chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở miệng. Ngoài ra, bầu không khí nhiễm Polonium-210 cũng là một trong những cách giúp chất phóng xạ là thâm nhập vào sâu trong cơ thể.
Giáo sư Cham Dallas - chuyên gia chất độc tại Viện chăm sóc sức khỏe Đại học Georgia, Mỹ - cho biết: “Polonium-210 gây hại tùy vào liều lượng, giống các loại chất độc hóa học thông thường khác. Nếu nạn nhân nhiễm lượng Polonium-210 lớn, cái chết sẽ ập đến nhanh hơn. Triệu chứng của nạn nhân nhiễm độc phóng xạ Polonium-210 giống với nạn nhân ung thư giai đoạn cuối”.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne của Mỹ, nếu nạn nhân nuốt phải Polonium-210, cơ thể sẽ đào thải khoảng 50 đến 90% độc tố theo đương tiêu hóa. Phần còn lại sẽ thẩm thấu vào trong máu và lan đi khắp cơ thể. Khoảng 45% sẽ đọng ở lá lách, thận và gan trong khi 10 % đọng lại ở tủy xương.
Khi các hạt alpha bắn phá gan, thận và tủy sống, nạn nhân sẽ cảm thấy buồn nôn và đau đầu khủng khiếp. Nạn nhân sẽ nôn, tiêu chảy và rụng tóc. Vài tuần hay thậm chí vài ngày sau khi Polonium-210 phát huy tác dụng, nạn nhân sẽ tử vong.
Theo giáo sư Dallas, chúng ta hoàn toàn không có cách chữa trị đối với người nhiễm độc phóng xạ Polonium-210 ở mức độ nặng. Các nhà khoa học thử nghiệm đang thử nghiệm một số biện pháp điều trị, nhưng Cục quản lý dược phẩm Mỹ vẫn chưa phê chuẩn các biện pháp ấy.
Do người ta không thể phát hiện Polonium-210 bằng các phương pháp dò tìm thông thường, sát thủ dễ dàng sử dụng nó để đầu độc nạn nhân. Khi nhiễm độc, các bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian để chuẩn đoán bệnh. Quá trình chuẩn đoán có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Khi chúng ta phát hiện ra Polonium-210 là nguyên nhân gây bệnh thì mọi phương pháp điều trị đều không phát huy tác dụng.
Dù Polonium-210 là một trong những chất nguy hiểm nhất song rất ít người có thể tiếp cận nó. Là chất phóng xạ hiếm tồn tại bên ngoài tự nhiên, Phần lớn Polonium-210 ra đời trong các lò phản ứng hạt nhân. Ở thời điểm hiện tại, chỉ các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Israel có đủ khả năng sở hữu loại chất độc này. 
Trịnh Duy

Không có nhận xét nào: