"Năm 356 TCN, Vệ Ưởng muốn thay đổi hẳn pháp độ, bèn tâu với Tần Hiếu công. Tần Hiếu công bằng lòng, nhưng trong triều vẫn còn có Cam Long và Đỗ Chí phản đổi, nhưng đều bị Vệ Ưởng phản bác. Tần Hiếu công tin theo lời Vệ Ưởng, phong ông làm Tả thứ trưởng và cho thay đổi pháp chế[1].
Được nhà vua đồng ý, Vệ Ưởng bèn sai chia dân thành từng nhóm, năm hộ, mười hộ, phải kiểm soát nhau và bị ràng buộc vào nhau, lại ra lệnh ai không tố cáo kẻ gian thì bị chém ngang lưng; ai tố cáo kẻ gian thì cũng được thưởng ngang với người chém đầu quân địch; người che giấu quân gian bị phạt ngang với người đầu hàng quân địch, gia đình có hai người con trai trở lên mà không chia của ở riêng thì bắt đánh thuế gấp đôi. Ai có quân công thì cứ theo thứ bậc mà được thưởng, ai đánh nhau vì việc riêng thì đều bị hình phạt lớn hay nhỏ, tùy theo nặng hay nhẹ mà trị. Ai ra sức vào nghề nghiệp gốc, cày cấy, dệt vải, cung cấp nhiều lúa thì được tha khỏi sưu dịch; trái lại ai theo cái lợi trên ngọn cùng những người lười mà nghèo thì đều bắt cùng với vợ con làm nô; người tôn thất mà không có quân công, thì không được ghi vào sổ sách họ nhà vua định cấp bật tước trật cao thấp rõ ràng; ghi tên các ruộng vườn, thần thiếp, áo quần theo số hiệu từng nhà. Ai có công thì hiển vinh, ai không có công thì tuy giàu có cũng không được vinh hoa.
Sau khi có pháp chế, Vệ Ưởng vẫn chưa ban bố vì sợ dân không theo. Vì vậy, ông dựng một cây gỗ dài ba trượng ở phía nam chợ của kinh đô, nói rằng ai có thể mang nó đến cái cửa phía bắc thì có mười lạng vàng. Dân lấy làm lạ, không ai dám mang đi. Ông lại tăng lên năm mươi lạng thì có một người mang. Vệ Ưởng bèn cho người đó năm mươi lạng để chứng tỏ mình không lừa dối. Sau đó ông mới ban bố pháp lệnh..."
( WikiPedia)
( WikiPedia)
Trung Quốc: Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội sẽ giám sát 1,4 tỷ dân suốt 24 giờ
Đài ABC (Úc) đưa tin, Chính quyền Trung Quốc đang thử nghiệm “Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội” để giám sát chặt chẽ nhất cử nhất động của 1,4 tỷ dân Trung Quốc, đã có 10 triệu người bị liệt vào danh sách đen.
Theo Đài ABC (Úc) đưa tin, hiện tại, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lắp đặt hơn 200 triệu camera giám sát CCTV ở khắp trên toàn Trung Quốc, dường như sẽ giám sát chặt chẽ nhất cử nhất động của 1,4 tỷ dân Trung Quốc, đã có 10 triệu người bị liệt vào danh sách đen. Danh sách đen không những làm ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng cả đến người nhà và con cái của họ; nếu bị trừ quá nhiều điểm, bị liệt vào danh sách đen sẽ không mua được vé tàu, vé máy bay; người có điểm số cao, tại sân bay sẽ được hưởng đãi ngộ mức khách quý (VIP), thậm chí khi phỏng vấn tìm việc sẽ được hưởng ưu đãi.
Tháng 5/2018, chính quyền Trung Quốc đã thử nghiệp giám sát vài triệu người dân. Mỗi người sẽ được cho điểm số, cao nhất là 800 điểm. Dựa vào điểm số, mỗi người sẽ được thưởng hoặc bị phạt.
Lưu Hổ – Phóng viên điều tra quan chức tham nhũng đã nhiều lần đưa tin về nhân quyền. Vào cuối năm 2017, ông phát hiện mình bị liệt vào danh sách đen, ông không mua được vé đường sắt cao tốc, và bị kẹt ở thành phố Trùng Khánh không thể đi nơi khác được. Ông cho rằng, hệ thống đã hạn chế tư tưởng của người dân Trung Quốc: “Mắt của họ đã bị che, tai đã bị bịt lại. Họ biết rất ít về thế giới và sống trong huyễn tưởng”.
Từ chối 15 triệu lượt mua vé máy bay, tàu hỏa
Chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên công bố khởi động “Hệ thống tính điểm tín nhiệm xã hội” vào năm 2014, đồng thời cho biết đến năm 2020 sẽ triển khai toàn diện. Trên danh nghĩa, hệ thống này là vì để mở rộng dịch vụ tài chính, nhưng đã bị giới quan sát chỉ trích là đang dùng để giám sát người dân.
Giáo sư Bjorn Alpermann thuộc Đại học Julius Maximilian tại Würzburg (Đức) cho rằng, từ việc thí điểm hiện tại mà xét, hệ thống điểm tín nhiệm xã hội đã vượt xa khỏi phạm vi thông tin tài vụ. Những ghi chép về vi phạm luật giao thông, vi phạm đạo đức công cộng, con cái không thăm cha mẹ định kỳ, thậm chí phê bình chính phủ đều có thể đưa vào hệ thống đánh giá cho điểm.
Theo thông tin từ Ủy ban Phát triển Cải cách quốc gia Trung Quốc, chỉ riêng trong năm 2017, đã có 6,15 triệu người bị liệt vào danh sách đen, theo Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, đến cuối tháng 4/2018, đã có 10,542 triệu lượt người mất tín nhiệm, bị hạn chế mua vé máy bay là 11,141 triệu lượt người, và 4,25 triệu lượt người bị chặn không mua được vé tàu.
Ngày 1/5/2018, hệ thống tín nhiệm được triển khai toàn diện trong lĩnh vực đường sắt, hàng không, hải quan, một khi bị liệt vào danh sách “mất tín nhiệm”, sẽ bị các hạn chế như bị cấm đi tàu hỏa nửa năm hoặc bị cấm 1 năm không đi được máy bay.
Trung Quốc: Một nhà giam khổng lồ
Có bình luận cho rằng, ĐCSTQ vì muốn duy trì và bảo vệ chính quyền và lợi ích của mình nên công dân về cơ bản không có vấn đề riêng tư, tất cả đều nằm dưới sự giám sát của ĐCSTQ.
Nhà bình luận thời sự Tang Phổ chia sẻ với Epoch Times cho biết, “Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội” về cơ bản là đang giám sát từng người dân, giống như cuốn tiểu thuyết “Năm 1984” của George Orwell, không những lắp thiết bị nghe lén, “từng người đều bị giám sát”, hơn nữa còn sử dụng đến camera để cho điểm từng người, mục đích là biến Trung Quốc thành “nhà giam khổng lồ”.
Ông cho rằng, ĐCSTQ gần đây đã bắt đầu triển khai thực hiện hệ thống đáng sợ này, là vì ĐCSTQ mất niềm tin vào sự thống trị của mình. Nhất là trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, ĐCSTQ cảm thấy vô cùng khủng hoảng, nên cần phải giám sát chặt chẽ người dân, sợ chính quyền chuyên chế của ĐCSTQ sẽ bị lật đổ.
Cư dân Hồng Kông, Macau, Đài Loan gặp rủi ro bị giám sát
Vào tháng 8/2018, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố mở rộng cấp phép chứng nhận cư trú tại Hồng Kông, Macau, Đài Loan và đã chính thức bắt đầu tiếp nhận đơn xin cấp phép vào ngày 1/9.
Theo quy định này, cư dân Hồng Kông, Macau, Đài Loan cư trú tại Đại lục từ nửa năm trở lên, có nghề nghiệp ổn định hợp pháp, có nhà ở, học tập liên tục, chỉ cần 1 trong 3 điều kiện này, thì có thể được cấp phép cư trú, thời hạn lên đến 5 năm.
Chính quyền ĐCSTQ cho biết, việc này là để người dân Hồng Kông, Macau, Đài Loan tiện lợi hơn trong việc mua vé qua mạng, lấy vé tự phục vụ, thuê khách sạn, nghiệp vụ tài chính. Tuy nhiên, Ủy ban Vấn đề Đại lục của Đài Loan phản hồi lại cho biết, đây là một mắt xích trong chiến lược mặt trận thống nhất của ĐCSTQ, và cũng chỉ ra rằng, những năm gần đây, ĐCSTQ đẩy mạnh công nghệ giám sát toàn dân, ủy ban này kêu gọi người dân Đài Loan chú ý đến việc “Chứng nhận cư trú” có thể sẽ đem đến phiền phức bị giám sát.
Nghị viên Trần Quốc Cường – thuộc phe dân chủ quận Sa Điền của Hồng Kông, thường xuyên đến Đại lục công tác, ông cho rằng giấy chứng nhận cư trú “không có ý nghĩa gì”, bởi vì bản thân người dân Hồng Kông được hưởng quyền lợi cư trú. Ông nghi ngờ việc triển khai chứng nhận cư trú này là vì để chính quyền ĐCSTQ thu thập và tổng hợp thông tin những người Hồng Kông tại Đại lục.
Kết hợp với thẻ tính điểm, giám sát toàn diện
Nhà bình luận Tang Phổ cho rằng, “Chứng nhận cư trú” là cách khác của “Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội” của ĐCSTQ vươn ra ngoài Đại lục, bởi vì trong đó không chỉ có ảnh và số hiệu, còn có con chíp, “dễ dàng giúp ĐCSTQ giám sát nhất cử nhất động của mỗi người”. Ngoài ra, sau khi hệ thống truy thu thuế toàn cầu được chính thức thực thi vào tháng 9/2018 thì các hệ thống liên quan cũng sẽ dễ dàng giúp Trung Quốc thu thuế của cư dân Hồng Kông, Macau, Đài Loan.
Nhà bình luận thời sự Hằng Hà sống tại Mỹ cho biết, chính quyền Trung Quốc trước đây thực thi giấy chứng nhận tạm trú, đến hiện nay là chứng nhận cư trú, thực thi là mô thức quản trị “lấy chứng nhận để quản người, lấy phòng ngừa để quản người, lấy nghề nghiệp để quản người”, cơ điểm là vấn đề “quản” như thế nào, nó là một cơ chế quản lý hộ tịch bất bình đẳng.
Nhà sản xuất thiết bị giám sát hàng đầu Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt
ĐCSTQ đã tiêu tốn lượng tiền lớn để thực thi giám sát người dân một cách toàn diện, khiến quốc tế phải chỉ trích gay gắt, và các tổ chức nhân quyền bày tỏ lo ngại. Các doanh nghiệp tư nhân, những công ty công nghệ hàng đầu tích cực phối hợp với ĐCSTQ giám sát người dân, đến nay cũng bị xã hội phương Tây đưa ra chế tài.
“Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội” dựa vào 200 triệu camera giám sát khắp nơi tại Trung Quốc, và công ty sản xuất camera giám sát này chính là Công ty Công nghệ số Hikvision tại Hàng Châu, gần đây công ty này đã bị Mỹ trừng phạt.
Mỹ đã cấm các cơ quan chính phủ mua và sử dụng sản phẩm của Hikvision. Tuần trước, cổ phiếu của công ty này đã giảm 8%, tính từ đầu năm đến nay đã giảm đến 29%.
Hikvision là công ty camera giám sát lớn nhất thế giới. Các thiết bị công nghệ gián điệp của công ty này đã vươn ra toàn cầu, từ Luân Đôn đến Memphis, Canberra (Mỹ), cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp bốn lần trong hai năm.
Bloomberg News từng đua tin, Hikvision có liên quan mật thiết với chính quyền Trung Quốc. Camera của công ty này có mặt khắp Tân Cương. Ở đó, ĐCSTQ đã đẩy mạnh việc lắp đặt các thiết bị an ninh và đã phải đối diện với hàng loạt các chỉ trích xâm phạm nhân quyền. New York Times dẫn lời quan chức Mỹ cho biết, hiện tại Mỹ đang cân nhắc đến việc chế tài đối với các công ty và quan chức ĐCSTQ tham dự vào xây dựng trại giam và giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Bloomberg News đưa ra cảnh báo những nhà đầu tư thiết bị giám sát: “Coi cơ hội phát tài dựa vào sự nghiệp giám sát người dân của ĐCSTQ, có thể không phải là chủ ý tốt”.
Theo Trithucvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét