Phạm Viết Đào.
Theo một nguồn
tin trên mạng cho hay: Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Vonfram núi Pháo,
tỉnh Thái Nguyên đang và sẽ trở thành một “điểm nóng” có liên quan tới cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung:” Tại vì Núi
Pháo đã và đang cung cấp các sản phẩm Công nghiệp, chế biến sâu vonfram lớn
nhất ngoài Trung Quốc. Ngay tại Núi Pháo lại có sự góp vốn của Công ty Mỹ đó là
Mount Kellett Capital Management LP, một Tập đoàn vốn tư nhân của Mỹ Hoa Kỳ đã
bỏ ra 100 triệu USD vào tháng 01/2011 để nắm 20% cổ phần của Masan Resources,
là Công ty con của Masan Group, hiện đang phát triển dự án mỏ Núi Pháo…”
Cũng nguồn tin trên mạng:”Cách đây chín ngày, ( trước khi ông Trần Đại
Quang qua đời) vào ngày 12/9/2018 Masan Group muốn bán hết số cổ phiếu quỹ trị
giá gần 11.000 tỷ đồng…”
Cuộc chiến tranh
dành quyền kiểm soát khai thác mỏ Vonfram núi Pháo Thái Nguyên đã từng xảy ra
từ khi phát hiện ra mỏ này. Trung Quốc đã muốn nhảy vào làm chủ mỏ Volfram Núi
Pháo. “Theo ông Nguyễn Văn Thắng, người
gắn bó với mỏ Núi Pháo 20 năm qua, chỉ chậm một chút thôi thì mỏ Núi Pháo không
phải thuộc về Masan mà thuộc về công ty Trung Quốc.
Theo chia sẻ của
ông Thắng, mỏ Núi Pháo bắt đầu được khoan thăm dò từ năm 1996. Sau 4 năm, hoạt
động khoan thăm dò được hoàn tất và đã tiêu tốn tổng cộng 11 triệu đô la Mỹ. Bù
lại, chúng ta phát hiện được mỏ vonfram có trữ lượng lớn chưa từng thấy, gây
bất ngờ cho cả Việt Nam và thế giới.
Các công tác khai
thác được triển khai, công ty Núi Pháo được thành lập năm 2004 và được cấp giấy
phép khai thác năm 2005. Lúc đó, đối tác nước ngoài Tibron Canada đang nắm giữ
70% mỏ Núi Pháo, Việt Nam chỉ có 30%.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khiến
dự án gặp nhiều khó khăn, phải đổi chủ tới 2 lần. Tibron năm 2007 đã bán lại
Núi Pháo cho Dragon Capital, thế nhưng Núi Pháo dưới tay quỹ đầu tư ngoại này
cũng không mấy suôn sẻ do dự án cần quá nhiều vốn đầu tư, trong khi Dragon
Capital không thể thu xếp được. Dự án buộc phải tạm dừng năm 2008.
Ông Nguyễn Văn
Thắng cho biết, thời điểm đó ông là người đã mời ông Nguyễn Đăng Quang, bấy giờ
là Phó Chủ tịch Techcombank và Chủ tịch Masan tham gia vào dự án Núi Pháo, và
như chúng ta đã biết, Masan đã mua lại toàn bộ 100% Núi Pháo.
Ông Thắng tiết
lộ, "Chỉ chậm một chút nữa thôi thì người anh em của chúng ta là Trung
Quốc đã mua được Núi Pháo. Sau khi kết thúc thương vụ này, lúc bấy giờ chưa
biết dự án có thành công hay không, nhưng Chính phủ đã biểu dương vì đã giữ lại
kho báu, nguồn nguyên liệu quý của Việt Nam". Ông cho biết thêm,
"Trung Quốc đang sở hữu 80% thị phần vonfram cả thế giới, nếu họ mua nốt
Núi Pháo thì họ sẽ thống trị về vonfram".
(Mỏ Núi Pháo suýt chút nữa thuộc về người
Trung Quốc 22/04/2016 04:19 PM-
http://cafebiz.vn/mo-nui-phao-suyt-chut-nua-thuoc-ve-nguoi-trung-quoc-20160422160659787.chn)
Rất có thể mỏ
Vonfram Núi Pháo đang có nguy cơ bị Trung Quốc thôn tính để đối phó với Mỹ
trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, vì vonfram là nhu cầu cao của các
Tập đoàn Công nghệ, Tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới của Mỹ. Hàng năm
sản lượng vonfram Mỹ buộc phải nhập từ Trung Quốc lên đến 40%. Trung Quốc chiếm
70% sản lượng vonfram toàn cầu, Nga cũng là nước cung cấp vonfram cho Mỹ, nhưng
cả Nga và Trung Quốc đều là kẻ thù của Mỹ.
Chiếm Núi Pháo để
cắt, diệt nguồn vonfram của Mỹ cũng là một mưu đồ của Trung Quốc nhằm trả
đũa những đòn đánh thuế của Trump…
Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên là ông Trần Quốc Tỏ, em trai ông Trần Đại Quang...
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét