Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

NGÀY XƯA, MỌI CHUYỆN CÓ LIÊN XÔ CHỊU, CÒN BÂY GIỜ CHẮC LÀ....TRUNG QUỐC ?

FLC vẫn muốn "ôm khư khư" hàng trăm héc-ta đất, ai chịu trách nhiệm?

XUÂN QUANG

(GDVN) - Sau 3 năm, dự án Khu công nghiệp FLC Hoàng Long dậm chân tại chỗ, hàng trăm hộ dân chưa nhận được tiền đền bù. Nay, FLC lại xin chuyển sang xây khu đô thị.
FLC xin chuyển đổi đất?
Sau hơn 3 năm, hầu hết các hạng mục đầu tư dự án FLC Hoàng Long vẫn dậm chân tại chỗ. Không ít lần Tập đoàn FLC cam kết sẽ triển khai dự án theo đúng tiến độ, trả tiền đền bù cho dân, nhưng lời hứa chưa được thực hiện.
Trong khi đó, nếu căn cứ theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai thì dự án "treo" này hoàn toàn có đủ điều kiện để thu hồi. Tuy nhiên do chính quyền địa phương thiếu quyết liệt, vô tình đưa người dân vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”: Mất tư liệu sản xuất mà vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Hàng trăm héc-ta đang từng ngày bị hoang hóa, hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng vì tư liệu sản xuất bị “treo” hết năm này qua năm khác, khiến họ có lý do để đặt câu hỏi: Có phải các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá đã quá ưu ái FLC?
Ông Lê Khả Thành - Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoằng Thịnh nhớ lại: “Khi bắt đầu triển khai dự án, cán bộ từ thôn trở lên chạy sình sịch với yêu cầu giải phóng mặt bằng nhanh, gọn, khẩn trương". Ảnh của Xuân Quang.
Sau hơn 3 năm không thực hiện cam kết thì mới đây Tập đoàn FLC có một động thái "bất thường" đó là xin chuyển đổi diện tích đất làm Khu công nghiệp FLC Hoàng Long sang đất xây dựng khu đô thị.
“Về việc này, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa giao Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh nghiên cứu thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi, báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh có cơ sở trình Tỉnh ủy xem xét.

Nhập khẩu máy móc Trung Quốc tăng nhanh

RFA

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 RFA
Máy móc Trung Quốc tăng tốc nhập vào Việt Nam, chiếm khoảng 35% tổng giá trị nhập khẩu hàng công nghệ, máy móc trên cả nước trong thời gian 9 tháng qua.
Mạng báo Dân Trí loan tin này vào ngày 15 tháng 10, cho biết thêm số máy móc Việt Nam nhập từ Trung Quốc trong 9 tháng qua trị giá 8,6 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 400 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, bốn nước còn lại có kim ngạch nhập khẩu lớn vào Việt Nam là Đức, Nhật, Hàn và Mỹ lại ổn định hoặc giảm đi.

GIÁ DẦU THẾ GIỚI TĂNG, CHỨNG TỎ MỸ ĐÃ NỚI LỎNG BỚT SIẾT CỔ NGA ĐỂ DỒN LỰC BÓP TRUNG QUỐC; TT TRUMP: TRUNG QUỐC NGUY HIỂM HƠN NGA...

Giá dầu thế giới tăng, VN thu thêm tiền, người dân gánh thêm ‘giá xăng tăng’

15/10/2018

Nhân viên đang đổi bảng giá tại một cây xăng.


Giá dầu thế giới tăng đang giúp cho Việt Nam kiếm tiền, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và có thể giúp cho nước này xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Duy chỉ có một cảnh báo, đó là giá xăng dầu cao hơn cho người tiêu dùng Việt Nam.

Kiểm toán Nhà nước: Việt Nam bội chi ngân sách hàng ngàn tỷ đồng

RFA

Một bức tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/9/2016.
Một bức tượng Hồ Chí Minh ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/9/2016.
 AFP photo
Hai thành phố ‘đầu tàu kinh tế’ của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ hụt ngân sách nhà nước hai năm liên tiếp vì năm 2017 đạt 80,5% và năm 2018 đạt 88,8% dự toán giao.
Đó là thông tin được truyền thông trong nước loan đi hôm 15/10, dựa trên số liệu báo cáo đánh giá thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước  năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

VNTB- Ông Phúc lại thất bại khi ‘xin tiền’ ở Nhật Bản



Thường Sơn


(VNTB) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lại thất bại thêm một lần nữa - lần thứ hai trong hai năm liên tiếp kể từ năm 2016 - mà không thể ‘xin tiền’ được của Nhật Bản.

Tham dự Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 vào tháng Mười năm 2018, ông Phúc đã có một cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhưng kết quả đáng thất vọng nhất đối với Thủ tướng phúc lẫn giới chóp bu đang khát ODA ở Việt Nam là đã chẳng có một lời hứa hẹn, và càng không có sự cam kết nào về việc ‘Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ ODA cho Việt Nam’ hoặc ‘Nhật Bản sẽ dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA ưu đãi’, bất chấp Thủ tướng Phúc đã phải một lần nữa đề nghị “Nhật Bản tăng cường hỗ trợ vốn ODA ưu đãi hơn cho Việt Nam”.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.


Vào tháng Sáu năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đi Nhật để dự Hội Nghị G7 mở rộng. Nhưng kết quả của chuyến đi này là đã không có bất kỳ một hứa hẹn hay cam kết nào từ phía Nhật về viện trợ cho Việt Nam.

TP.HCM lên kế hoạch bảo vệ cán bộ trên không gian mạng

Thứ Hai, ngày 15/10/2018 - 16:22

TP.HCM lên kế hoạch bảo vệ cán bộ trên không gian mạng
(PLO)- Đảng ủy Quân sự TP.HCM và Đảng ủy Công an TP.HCM được giao nhiệm vụ căn cứ luật và quy định của Chính phủ, của ngành phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng, nhất là bảo vệ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của TP.HCM và cán bộ diện trung ương quản lý (thực hiện từ năm 2018).
Sáng 15-10, dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X đã khai mạc. Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung về xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết một trong những nội dung mà hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận là về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương khóa XII.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thăm Việt Nam nhằm kiềm chế Trung Quốc; Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặt Việt Nam vào thế đối đầu hơn với Trung Quốc

RFA

Hình minh họa. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (giữa) tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội hôm 25/1/2018
Hình minh họa. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (giữa) tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội hôm 25/1/2018
 AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis sẽ đến thăm Việt nam vào thứ Ba ngày 16/10 trong nỗ lực nhằm siết chặt quan hệ hơn nữa giữa Mỹ và Việt Nam nhằm đối phó với những hành động quân sự gây hấn của Trung Quốc trong khu vực, theo nhận định của các chuyên gia quốc tế.

Ông Lê Đức Anh thời ở đồn điền cao su

14/02/2016  03:02 GMT+7

- "Suốt một năm, tôi vừa làm cu ly quét dọn, cùng những người cu ly khác hằng ngày dọn dẹp 10 ngôi biệt thự và quét lá thông trên mấy quả đồi, vừa làm thuê chế biến thực phẩm nguội...".
LTS: Trong cuốn hồi ký Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh dành một chương để kể lại những năm tháng tổ chức các nghiệp đoàn ở đồn điền cao su Lộc Ninh và tham gia đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945. Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc một chương có nhiều dữ kiện đáng giá về ông:
Để tránh sự truy lùng của địch, cuối năm 1939, tôi lánh vào Hội An - Quảng Nam, ở nhà chị gái là Lê Thị Búp. Đầu năm 1940, tôi vào Phan Rang và đi xe lửa lên Đà Lạt.
Đến Đà Lạt, tôi ở nhà chị gái Lê Thị Trĩ. Một tháng sau, tôi xin vào làm công tại khu nghỉ mát của sở Nam Kỳ. Hồi đó, bọn chủ vẫn gọi những người lao động là cu ly. Công việc hằng ngày là quét dọn trong nhà, ngoài sân và quét lá thông ở tất cả các đồi. Họ trả lương 15 đồng một tháng. Tiền ăn đã hết 12 đồng, chỉ còn lại 3 đồng, phải tằn tiện, chắt bóp lắm mới đủ tiêu vặt cho những sinh hoạt thường nhật.
Ông Lê Đức Anh thời ở đồn điền cao su
Phó Tư lệnh -Tham mưu trưởng Quân giải phóng miền Nam Lê Đức Anh tại Bộ Tư lệnh miền - khu căn cứ Tà Thiết, năm 1966. Ảnh trong cuốn hồi ký

Cả nước còn tới 150.452 phòng học tranh tre nứa lá, tạm, nhờ, mượn, thuê

15/10/2018 07:37
58 lượt xem

Dân trí: 
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước còn khoảng 150.452 phòng học để xóa phòng tranh tre nứa lá, bán kiên cố, tạm, nhờ, mượn, thuê (mầm non 54.700 phòng; tiểu học 71.289 phòng; THCS 21.700 phòng; THPT 2.763 phòng).

Phòng học quây bạt của học sinh mầm non miền núi
Phòng học quây bạt của học sinh mầm non miền núiThời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp học. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) còn nhiều phòng học tranh tre nứa lá, bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài, tình trạng thiếu phòng học (cấp hoạc mầm non, tiểu học), thiếu các phòng chức năng (cấp THCS, THPT) vẫn còn ở một số địa phương.
Một số thành phố lớn đông dân cư bị quá tải ở một số nơi (các trường thiếu phòng học, trong khi đó không còn quỹ đất để xây thêm), tình trạng nhà vệ sinh, công trình nước sạch chưa đạt chuẩn còn cao, tình trạng các công trình trường/lớp học xuống cấp chưa được nâng cấp cải tạo kịp thời.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

TT TRUMP VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI


Tổng thống Trump đọc diễn văn trong phiên họp khoáng đại thứ 73 của Đại Hội Đồng LHQ tại trụ sở LHQ ở New York vào ngày 25 tháng 9 năm 2018.
Hạ tuần tháng Chín vừa qua, Liên Hiệp Quốc họp phiên khoáng đại với sự hiện diện của nhiều quốc trưởng. TT Trump đã tới, đọc một bài diễn văn quan trọng, phác họa ra chính sách đối ngoại mới của Mỹ.
Cũng như tất cả những gì TT Trump làm hay nói, bài diễn văn đã gây sóng gió lớn, chỉ vì nó đã đưa ra cho cả thế giới thấy chính sách đối ngoại… không giống chính sách đối ngoại của bất cứ ông tổng thống tiền nhiệm nào.

Vốn Trung Quốc thâu tóm BĐS Việt Nam: Nguy cơ nhãn tiền

Nếu Việt Nam quản lý không chặt, liệu có chỗ nào người Trung Quốc không đủ khả năng mua?

Đây là nỗi trăn trở, lo ngại của ông Nguyễn Anh Sơn, nguyên Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định khóa XIII, nguyên Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trước sự đổ bộ của các công ty, tập đoàn Trung Quốc vào thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm gần đây.
Ông Nguyễn Anh Sơn chia sẻ nỗi lo này ông đã mang từ rất lâu, khi nhìn vào sự có mặt của nhà đầu tư Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác rồi sang bất động nghỉ dưỡng, các khu vực kinh tế trọng điểm…
Theo vị nguyên ĐBQH, Trung Quốc có nhu cầu xuất khẩu vốn ra nước ngoài nên tìm mọi cách dể xâm nhập vào nhiều quốc gia khác, không riêng gì Việt Nam.
Với thị trường bất động Việt Nam, ông Nguyễn Anh Sơn ghi nhận sự tham gia của các nhà đầu tư Trung Quốc giúp cho thị trường có thêm nguồn vốn, góp phần kích thích thị trường phát triển. Tuy nhiên, điều khiến ông không mấy yên tâm chính là cách tiếp cận, thâm nhập vào thị trường bất động sản Việt Nam của các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Họ không tuyên bố gì mà cứ âm thầm săn lùng các dự án bất động sản tại Việt Nam và dần thâu tóm chúng. Bao giờ họ cũng lựa chọn những dự án ở vị trí đắc địa, những khu đất có vị trí quan trọng không chỉ về mặt kinh tế thuần túy, thậm chí có những khu đất mà vị trí của nó trước giờ không có dấu hiệu gì của sự tăng trưởng kinh tế. Vấn đề là nhà đầu tư Trung Quốc nhìn xa hơn và họ có cách thâm nhập rất chậm rãi, không lộ diện.

Nguyên ĐBQH khóa XIII Nguyễn Anh Sơn