Trong cuộc xung đột Mỹ - Trung sẽ kéo dài, khi mà Mỹ và Trung Quốc sẽ không thể nhanh chóng hoặc dễ dàng, đạt được một thỏa thuận mới, cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan cho rằng các nước ASEAN phải tìm ra một con đường dung hòa.
ASEAN cần phải hành động dứt khoát để bảo vệ mình trước những bất ổn dài hạn, trong khi tận dụng các cơ hội sẵn có.
ASEAN cần loại bỏ các rào cản phi thuế quan, hài hòa hóa phương thức tiếp cận đối với dịch vụ và di chuyển lao động, thu hút đầu tư nước ngoài cấp cao qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng, đảm bảo rằng công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ.
Tờ Nikkei Asian Review gần đây cho đăng một bài viết của ông Bilahari Kausikan, cựu ngoại trưởng Singapore, hiện là chủ tịch của Viện nghiên cứu Trung Đông, Đại học Quốc gia Singapore, trong đó cho rằng ASEAN phải tìm ra con đường dung hòa trong cuộc xung đột Mỹ – Trung.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi thế giới chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại
Phương Anh |
115
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: The National)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chính sách đơn phương hành động, tránh đối đầu.
Ông Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu mở đầu Triển lãm xuất nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần đầu tiên (CIIE):
“Đó là một điều rất quan trọng khi các nước mở cửa và mở rộng không gian cho hợp tác vì lợi ích chung, vì mở cửa đem lại tiến bộ, trong khi cô lập làm đình trệ phát triển. Các nước nên đứng lên chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chính sách đơn phương hành động, cố gắng tăng cường mức độ mở cửa ở cấp song phương và đa phương.”
Chủ tịch Trung Quốc nói thêm sự độc lập của nền kinh tế và sự thịnh vượng xã hội đang được tăng lên trong bối cảnh các cơ chế quốc tế thay đổi nhanh chóng. Theo ông Tập, cần có sự phối hợp để đối mặt với các thách thức và đe dọa hiện tại.
“Khi nền kinh tế toàn cầu chứng kiến sự thay đổi lớn, chủ nghĩa bảo hộ và chính sách đơn phương hành động lại đang có động lực, trong khi hệ thống thương mại đa phương và chủ nghĩa đa phương bị đe dọa, vì các nguy cơ và thách thức ngày càng tăng lên.” – ông nói.
Chủ tịch Tập cho biết thêm Trung Quốc sẽ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá hơn 10 tỷ USD trong 15 năm tới.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Trung Quốc cũng cho biết các biện pháp nhằm mở đường tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp đã được thực hiện phần lớn và các hạn chế đang dần được dỡ bỏ.
“Trung Quốc liên tục thúc đẩy mở cửa hơn đối với ngành tài chính, đồng thời duy trì mở cửa các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, sản xuất, viễn thông, văn hóa và chăm sóc sức khỏe” – ông phát biểu.
CIIE do Bộ Thương mại Trung Quốc và thành phố Thượng Hải chủ trì, sẽ kéo dài đến 10/11. Sự kiện có sự góp mặt của các quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà triển lãm và khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. Hơn 2.800 công ty dự định tham gia CIIE.
theo VTC News
Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc vắng bóng những nhân vật quan trọng
Huệ Anh
•
Thứ Tư, 07/11/2018 • 24 Lượt Xem
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung căng thẳng, ngày 05/11, tại Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất tổ chức ở Thượng Hải, ông Tập Cận Bình có phát biểu đầy ám chỉ phản đối cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Trump chống lại Bắc Kinh, đồng thời tiếp tục cam kết giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường Trung Quốc.
Tập phát biểu ám chỉ lên án Trump
Theo hãng tin Bloomberg Mỹ, tại Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất tổ chức ngày 05/11, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu rằng “Cách làm xem nước láng giềng là kênh rạch (dĩ bang vi hác)” sẽ dẫn đến trì trệ toàn cầu. “Dĩ bang vi hác” có nghĩa ban đầu ám chỉ rằng, nếu một nước biến nước láng giềng thành kênh rạch thì dòng nước của nước mình sẽ chảy sang đó. Cách nói ẩn dụ này tại Trung Quốc hiện nay nhằm ám chỉ việc đẩy khó khăn hoặc hoạn nạn cho người khác. Phát biểu này được nhiều phân tích cho rằng ám chỉ vào cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng nhắm vào Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình cũng cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy toàn cầu hoá, hứa hẹn thúc đẩy tiêu dùng trong nước, tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ; và thúc đẩy đàm phán thương mại với châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông tập nhấn mạnh: “Ngày nay, kinh tế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, tư tưởng cá lớn nuốt cá bé, kẻ thắng vơ cả là ngõ cụt mà càng lún vào càng bế tắc”.
Theo thông tin, hội chợ này có hơn 3.600 công ty từ 172 quốc gia, khu vực và tổ chức.
Bị chỉ trích nhai đi nhai lại luận điệu cũ
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán châu Á và tỷ giá Nhân dân tệ đều sụt giảm, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình gây chú ý hơn. Sue Trinh, người phụ trách chiến lược ngoại hối châu Á Ngân hàng Hoàng gia Canada (Royal Bank of Canada) tại Hồng Kông cho biết, kế hoạch đã được công bố vào tháng Chín, chẳng qua nhắc lại luận điệu cũ.
Trung Quốc chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ Trump và các nơi khác, yêu cầu giảm thặng dư thương mại 423 tỷ đô la Mỹ trên quy mô toàn cầu. Dù tại hội chợ, ông Tập Cận Bình cam kết trong 15 năm tới sẽ nhập khẩu hàng hóa trị giá 30 nghìn tỷ đô la Mỹ, và chỉ ra trong năm nay Bắc Kinh đã cắt giảm thuế quan, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm. Tuy nhiên nhiều chỉ trích rằng ông Tập Cận Bình đã không tiết lộ bất kỳ biện pháp kích thích kinh tế nào để giải quyết suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, cho dù ông Tập từng chỉ ra các biện pháp kích thích kinh tế đã được thông báo và đang thực thi trong nền kinh tế. Ông Tập cũng cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển Hải Nam thành cảng thương mại tự do, khiến giá cổ phiếu của các công ty tại các tỉnh phía Nam tăng lên.
Thiếu nhiều nhân vật quan trọng
Sau nhiều thập kỷ Bắc Kinh hò hét “cải cách mở cửa”, ngày nay lại tiếp tục nhấn mạnh mở cửa thị trường Trung Quốc với thế giới, và cùng thế giới “chia sẻ” những thành quả của phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các nước trên thế giới đã nhiều lần bị hố trước các cam kết của Trung Quốc nên đã không còn hào hứng trước những lời hứa hẹn. Mặc dù có 18 nguyên thủ hoặc lãnh đạo hàng đầu chính phủ tham gia hội chợ, nhưng toàn là những nền kinh tế nhỏ. Trong G20 chỉ có Nga cử người đứng đầu chính phủ tham dự.
Một vấn đề quan trọng nữa là hội chợ quốc tế này rõ ràng thiếu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, dù sự kiện này nhằm mục đích thu hút các công ty nước ngoài và người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng những thương hiệu toàn cầu tiêu biểu như Adidas, Wal-Mart, Procter & Gamble, Uniqlo… chỉ cử người của họ phụ trách thị trường Trung Quốc tham gia, hoặc không cử quản lý cấp cao tham gia. Starbucks tại Trung Quốc, trung bình 15 giờ lại mở một chi nhánh, nhưng CEO Kevin Johnson của doanh nghiệp này không tham gia Hội chợ, trong khi ông ta đang ở Thượng Hải.
“Chỉ soi người khác, không soi chính mình”
Mặc dù ông Tập Cận Bình không đề cập đến tên của Trump hay Mỹ, nhưng cuộc xung đột thương mại rõ ràng là chủ đề bài phát biểu của ông Tập: “Các nước nên nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh của mình, giải quyết vấn đề của bản thân đang xảy ra, không nên lúc nào cũng tự tô vẽ mình và đổ lỗi cho người khác, không thể như cái đèn pin chỉ soi vào người khác, không soi chính người cầm đèn”.
Trong những ngày gần đây, Trump đã bày tỏ sự lạc quan rằng sẽ đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, tại một cuộc vận động bầu cử ở bang Tennessee ông cho biết, “Chúng tôi đã đưa ra những hành động nghiêm ngặt nhất chống lại sự lạm dụng thương mại của Trung Quốc. Chúng tôi đã làm rất tốt”.
Mặc dù Hội nghị Trump – Tập vào cuối tháng Mười Một có khả năng sẽ đạt được thỏa thuận, nhưng sự khác biệt giữa hai bên về tiếp cận thị trường và trợ cấp vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất lớn.
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Trung Quốc đứng thứ 59 trên 62 quốc gia về sự cởi mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong cuộc khảo sát vào tháng Sáu năm nay của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc, gần một nửa số công ty cho biết rằng do quy định hạn chế hoặc các rào cản để tiếp cận thị trường, họ đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh ở Trung Quốc, họ dự đoán trong vòng 5 năm tới, rào cản này sẽ tăng lên.
Thế giới đang chờ đợi hành động và lịch trình cụ thể
Khoảng 180 công ty Mỹ cử đại diện tham gia, trong đó có những tên tuổi lớn như Google thuộc Alphabet Inc, Boeing, Caterpillar Inc, Facebook, General Motors và Honeywell International Inc, Microsoft, Tesla, Qualcomm…
Mặc dù Trung Quốc cho biết, vào tuần trước Trump và Tập Cận Bình đã trao đổi qua điện thoại và Trump bày tỏ sự ủng hộ Hội chợ Quốc tế này của Trung Quốc, nhưng về cơ bản chính phủ Mỹ đã không tham gia. Phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ cho biết, Trump không có kế hoạch cử đại diện cấp cao của chính phủ tham gia, cũng nói thêm rằng “Trung Quốc cần phải thực hiện những cải cách cần thiết để chấm dứt hoạt động thương mại không công bằng gây tổn hại cho nền kinh tế thế giới”.
“Chúng tôi muốn là hành động cụ thể và thời gian biểu cụ thể trong kế hoạch cải cách này”, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Thượng Hải Andrea (Carlo Diego D’Andrea) cho biết. Họ không thể chỉ dựa vào “hứa hẹn” để thúc đẩy các CEO châu Âu (CEO) ở Trung Quốc mở mang các hoạt động kinh doanh.
Đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế vì thuế quan Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực chứng tỏ Trung Quốc có thể là một nguồn lực tích cực cho thương mại thế giới, một thách thức đòi hỏi lòng thành không hề dễ dàng, tờ The New York Times nhận định.
Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc sáng ngày 5.11, ông Tập khẳng định Trung Quốc là một nguồn tiêu thụ sản phẩm quốc tế lớn, đồng thời hứa hẹn Bắc Kinh sẽ giảm thuế nhập khẩu vả cải thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ.
“Mở cửa đã trở thành thương hiệu của Trung Quốc. Trung Quốc đã lớn mạnh là nhờ vòng tay quốc tế, và thế giới cũng được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa”, ông nói. “Cánh cửa Trung Quốc sẽ không bao giờ đóng, Nó sẽ chỉ ngày càng mở rộng”.
Cuộc triển lãm kéo dài 6 ngày ở Thượng Hải hứa hẹn là cơ hội để doanh nghiệp từ 130 nước thu hút 150.000 khách hàng Trung Quốc tiềm năng. Sự kiện dự định cho thấy Trung Quốc còn nhiều đóng góp khác ngoài việc cung cấp lĩnh vực sản xuất diện rộng đến thị trường thế giới, vốn đang khiến lãnh đạo Mỹ và nhiều nước lo ngại cho ngành công nghiệp nội địa.
Gần đây, câu chuyện yêu cầu cán bộ thiếu gương mẫu, thiếu năng lực từ chức lại một lần nữa được đặt ra trong các cuộc họp quan trọng.
Nhiều lần bàn về vấn đề này thì ai cũng hiểu muốn cán bộ rời ghế quả là rất khó.
Hiếm hoi lắm chúng ta mới nghe nói có một cán bộ từ chức, và càng hiếm hơn là cán bộ cấp tỉnh hoặc cao hơn. Những cán bộ từ chức phần nhiều là dính đến sai phạm, bị kỷ luật hoặc chẳng còn cách nào níu kéo chiếc ghế quyền hành. Tìm một cán bộ đang làm việc nhưng thấy năng lực mình không đủ, sự phục vụ của mình chưa tương xứng với kỳ vọng của người dân mà từ chức thì càng đỏ mắt. Cả triệu cán bộ trong bộ máy nhà nước hiện nay mà không có ai thấy mình thiếu năng lực thì quả là đáng nể.
Nói đâu xa, chúng ta đã thừa nhận bộ máy biên chế cồng kềnh, đang là gánh nặng đối với ngân sách quốc gia, và có khoảng 30% công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" thì nghiễm nhiên số lượng cán bộ thiếu năng lực, kém cỏi đang có ở khắp các cơ quan, khắp các địa phương. Kế hoạch của trung ương về việc tinh giản biên chế trên cả nước đang diễn ra là minh chứng làm rõ thêm thực trạng này. Thế nhưng, chuyện giảm biên chế không dễ dàng, không ít địa phương cứ kêu than không thể giảm cán bộ trong khi tỉ lệ cán bộ trên số dân của ta hiện nay thuộc diện cao nhất thế giới.
VOV.VN- Thủ tướng: Tục ngữ Việt Nam có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” với ngụ ý nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, là ngọn nguồn của sức mạnh
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất tổ chức sáng 5/11, tại thành phố Thượng Hải, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ ổn định, mong muốn cùng Trung Quốc và các nước thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại phát triển bền vững.
Thủ tướng phát biểu tại lễ khai mạc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, kinh tế thế giới tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư lan tỏa mạnh mẽ tới từng quốc gia, doanh nghiệp và người dân, mở ra nhiều cơ hội hợp tác cũng như các thách thức mới đan xen nhau. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại hiện diễn biến phức tạp, đòi hỏi các bên cần đối thoại, tăng cường lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, hợp tác bình đẳng.
Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018 | 7.11.18
Tình thật với Quốc Hội, tôi thoảng biết vừa có một cán bộ nhận được quà từ nhân dân. Cũng rau trái vườn nhà, quà quê lấy thảo. Tôi xúc động. Bởi vì giữa buổi thời nhiễu nhương này, vẫn le lói đâu đó tình quan-dân vô tư lý tưởng. Dân họ tặng vì đã nói hộ lòng họ, có vậy thôi, không xin xỏ chạy chọt.
Hình minh họa
Nó nói lên điều gì? Chỉ cần hiểu dân, dân đã mang ơn nhiều lắm. Chỉ cần làm đúng, dân đã tạ lễ đủ đầy. Cảm xúc của nhân dân luôn hướng về điều tốt đẹp.
Đáp lại tấm lòng đó của nhân dân, tôi thấy QH hoặc các cá nhân QH chưa chuẩn mực. Cảm giác của tôi là nhiều, rất nhiều đại biểu đang mặc nhầm chiếc áo, phần vì năng lực, phần vì tâm thế. Có quá ít người đứng cạnh nhân dân, nói điều dân hằng tâm nguyện.
Ngày 5-11-2018, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá chưa chính xác của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm gây dư luận không tốt.
Văn bản nêu rõ: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vừa qua được tiến hành với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, được đồng bào, cử tri cả nước, trong đó có cử tri trong lực lượng CAND đặc biệt quan tâm theo dõi và đánh giá cao. Hầu hết các đại biểu Quốc hội đã có những đánh giá thẳng thắn, khách quan về các vấn đề chất vấn, trong đó có các nội dung liên quan đến trách nhiệm của lực lượng CAND. Tuy nhiên, chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra một số số liệu liên quan đến đánh giá chưa đúng về chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an, gây dư luận nhiều chiều trong xã hội, trong đó có các bức xúc của cử tri trong lực lượng CAND.
Khi trả lời báo chí về việc trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vẫn khẳng định:“Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia”.
Trong cuốn sách bán chạy The Worst President in History: The Legacy of Barack Obama (tạm dịch: Vị tổng thống tồi tệ nhất lịch sử: Di sản của Obama), Matt Margolis đã tổng hợp 200 lý do cho thấy Barack Obama là tổng thống tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Dưới đây là 6 lý do trong số đó.
Cho đến nay, có lẽ bạn cũng đã được nghe nói về các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ tin rằng “Donald Trump là tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử” hoặc các học giả nghiên cứu về các đời tổng thống đã xếp ông Trump vào vị trí “bét bảng”. Bây giờ các bạn có thể bỏ các cuộc thăm dò cũng như những chuyên gia đó đi được rồi. Mặc dù có thể còn quá sớm để đánh giá đúng thứ hạng tổng thống cho các tổng thống gần đây, nhưng tôi tin rằng lịch sử cuối cùng cũng sẽ đánh giá Barack Obama mới là tổng thống tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng có.
Đại diện Tập đoàn Rostec tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 tiết lộ, Moscow và Bắc Kinh lại vừa ký thêm 3 hợp đồng vũ khí lớn khác ngoài S-400 và Su-35 đã ký trước đây.
Ngày 6/11, chia sẻ với hãng tin Sputnik, ông Viktor Kladov - Trưởng đại điện Tập đoàn Rostec tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 (Zhuhai Airshow 2018) cho biết, Nga và Trung Quốc đã kết thúc các hợp đồng mua bán vũ khí phục vụ cho cả các chiến dịch trên không, trên bộ và trên biển.
"Chúng tôi chủ động hợp tác với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực quốc phòng, cho cả không quân, hải quân và lục quân. Bên cạnh việc thực hiện thành công hai hợp đồng chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 và máy bay Su-35, chúng tôi vẫn còn rất nhiều dự án khác", ông Viktor Kladov cho biết.