Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Trung Quốc tìm kiếm đồng minh trong vô vọng

Thời gian tạo 6/11/2018 8:37

Thời gian cập nhật 6/11/2018 8:37
Đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế vì thuế quan Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình đang nỗ lực chứng tỏ Trung Quốc có thể là một nguồn lực tích cực cho thương mại thế giới, một thách thức đòi hỏi lòng thành không hề dễ dàng, tờ The New York Times nhận định.
>> Dấu hiệu hụt hơi của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Trump
Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc sáng ngày 5.11, ông Tập khẳng định Trung Quốc là một nguồn tiêu thụ sản phẩm quốc tế lớn, đồng thời hứa hẹn Bắc Kinh sẽ giảm thuế nhập khẩu vả cải thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ.
“Mở cửa đã trở thành thương hiệu của Trung Quốc. Trung Quốc đã lớn mạnh là nhờ vòng tay quốc tế, và thế giới cũng được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa”, ông nói. “Cánh cửa Trung Quốc sẽ không bao giờ đóng, Nó sẽ chỉ ngày càng mở rộng”.
Ông Tập phát biểu tại lễ khai mạc Triễn lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Cuộc triển lãm kéo dài 6 ngày ở Thượng Hải hứa hẹn là cơ hội để doanh nghiệp từ 130 nước thu hút 150.000 khách hàng Trung Quốc tiềm năng. Sự kiện dự định cho thấy Trung Quốc còn nhiều đóng góp khác ngoài việc cung cấp lĩnh vực sản xuất diện rộng đến thị trường thế giới, vốn đang khiến lãnh đạo Mỹ và nhiều nước lo ngại cho ngành công nghiệp nội địa.

Tuy vậy, sự kiện cũng cho thấy những thách thức mà Trung Quốc đang gặp phải. Sau nhiều tháng chuẩn bị và thuyết phục lãnh đạo các nước tham gia, chỉ gần một chục thủ tướng và tổng thống có mặt tại lễ khai mạc sáng ngày 5.11. Trong đó, đa phần là các nước nợ tiền Trung Quốc thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” như Kenya hay Lào. Còn lãnh đạo các nền kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã không tham gia sự kiện.
Ngay cả những người có mặt cũng để lại dư vị tiêu cực về Trung Quốc, như Tổng thống Uhuru Kenyatta của Kenya tuyên bố giao thương song phương đã lớn gấp 8 lần nhưng “nghiêng về lợi ích cho Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Christine Lagarde của Quỹ Tiền tệ quốc tế chỉ ra trong phát biểu tại lễ khai mạc rằng tuy khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng, nhưng phần lớn là vì Trung Quốc nhập khẩu nhu yếu phẩm và giá dầu tăng cao trong năm nay.
Trung Quốc đã trở thành đối thủ số một của Mỹ – Ảnh: Reuters
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh không ngừng chiêu mộ đồng minh, một mặt tìm kiếm ủng hộ chính trị trong cuộc đối đầu với Washington, mặt khác để mở rộng thị trường cho các sản phẩm của mình.
Chính phủ các nước châu Âu và Đông Á như kẹt giữa cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Việc Tổng thống Donald Trump không được ưa chuộng ở các nước này khiến lãnh đạo các nước khó lòng ủng hộ ông. Tuy vậy, họ có cùng quan điểm với ông Trump về chính sách bảo hộ của Trung Quốc, vốn cực kỳ thiếu công bằng với công ty nước ngoài kinh doanh tại nước này. Theo đó, nhiều nước bắt đầu xem xét đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Tổng thư ký Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) ở Trung Quốc Adam Dunnett cho biết nhiều công ty châu Âu bắt đầu xuôi theo xu hướng cứng rắn của Mỹ trong những tháng gần đây. Họ muốn thắt chặt kiểm soát hàng xuất khẩu của Trung Quốc đến thị trường châu Âu nếu Bắc Kinh không cung cấp một thị trường công bằng.
“Đây là sự thay đổi quan trọng”, ông nói. “Việc chúng tôi có các thành viên xem xét điều này là một quan ngại thực sự”.
Bắc Kinh hiện là đối thủ hàng đầu của Washington, đặc biệt là sau khi Mỹ dần hàn gắn rạn nứt với EU và các nước Đông Á thông qua các thoả thuận thương mại tự do song phương.
Cuối tháng 9, bộ trưởng thương mại EU, Nhật Bản và Mỹ cũng ký kết tuyên bố chung về việc đối phó nạn ép buộc chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và hẫu thuẫn doanh nghiệp quốc doanh, một động thái rõ ràng là để đối phó Trung Quốc.
>> Ông Tập ví Trung Quốc là biển lớn chịu “cuồng phong bạo vũ” là chuyện thường

Không có nhận xét nào: