Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Vì sao Bộ Công thương ép buộc các tỉnh làm nhiệt điện than của nhà thầu Trung Quốc bằng mọi giá?

 8

Việc Tàu Cộng đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhiệt điện than lạc hậu ra thế giới bằng hình thức cho vay vốn đã không còn lạ gì. Và dĩ nhiên Việt Nam là nước được ưu tiên nhất. Bởi vì Trung Quốc luôn muốn chiếm đất nước ta, biến dân Việt Nam thành dân tộc yếu hèn, bệnh tật triền miên, tinh thần chống Tàu, bảo vệ Biển Đông cũng vì thế mà mất đi.
Làm nhiệt điện với Trung Quốc thì thế nào, không nói thì nhiều người cũng đã quá hiểu. Các yếu tố như đội vốn, chậm tiến độ, th.am nh.ũng trong quá trình vận hành khai thác, giá nhiên liệu cao, hiệu suất thấp dẫn đến giá thành cao thì sức cạnh tranh thị trường kém. Và nguy báo lỗ có thể cầm chắc trong tay là hơn 90%. Rồi lại đắp chiếu, lại giải cứu. Và dĩ nhiên vẫn phải trả nợ, lãi cho Tàu. Tiền đâu ra mà trả chứ? Đi vay chỗ khác đập vào thì giờ ai cho vay nữa, hết thời hạn các nước cho Việt Nam vay ưu đãi rồi. Vậy không có tiền trả nợ cho Tàu thì thế nào nhỉ? Thôi rồi, Tàu nó không phải là cần tiền mà là lãnh thổ kia kìa, cứ nhìn Sri Lanka rồi sẽ rõ. Thế là “biên kia bên giới là nhà, bên này biên giới cùng là bên kia”. Đất nước dần rơi vào tầm kiểm soát của Trung Cộng. Đây mới chính là mục đích lớn nhất của Trung Quốc.

Nói vậy để biết Trung Quốc nó thâm độc cỡ nào, không đánh mà chiếm dần đất nước ta. Ấy mà lạ là vừa qua có thông tin: Trong khi Long An muốn xây dựng nhà máy nhiệt điện sử dụng công nghệ chạy dầu hoặc khí hóa lỏng để phát điện, thì bên phía tư vấn là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2 thuộc Bộ Công thương) lại muốn địa phương này sử dụng nhiên liệu than vì cho rằng có giá thành rẻ.
Vào tháng 08/2018 UBND tỉnh Long An có văn bản gửi Bộ Công Thương khẩn nài được làm dự án nhà máy điện đã qui hoạch trên địa bàn tỉnh sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng thay cho nguyên liệu than. Nguyên nhân do lo ngại ô nhiễm môi trường trong tỉnh và TP.HCM, lãnh đạo tỉnh đã nhất quán quan điểm “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”. Đáp lại, Bộ Công thương lạnh lùng ra tối hậu thư: “Nếu sử dụng than thì quy hoạch vẫn được tiếp tục theo sơ đồ điện VII, còn nếu không thực hiện điện than thì (Bộ Công Thương) sẽ chấm dứt quy hoạch vì thời gian đã quá lâu.”
Mấy hôm trước tại Hội nghị năng lượng với Liên Minh Châu Âu, đại diện Bộ Công thương khẳng định chắc nịch: “Nhiệt điện than nếu được đầu tư hợp lý, công nghệ tốt có thể ít ảnh hưởng môi trường.”
Vâng, mời ngài ra nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân mà tìm hiểu mức độ ô nhiễm môi trường mà nó gây ra.
Không hiểu sao mà quan chức Bộ Công thương luôn ủng hộ điện than? Trong khi E.V.N đang lo thiếu nguồn than cung cấp trong nước và đã có công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép E.V.N tìm kiếm các nguồn than hợp pháp trong nước và chủ động nhập khẩu than.
Còn ông Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ cho biết, ở Long An được quy hoạch xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện than, đó là Long An I và Long An II. “Vừa rồi, dự án bị người dân phản ứng nên Long An muốn đưa nhà máy nhiệt điện ra xa, đến gần TPHCM, nhưng khi muốn vị trí đặt nhà máy gần TPHCM, thì bắt đầu TPHCM la”, ông Tuấn cho biết và thông tin thêm rằng “Điều này có nghĩa là ai cũng nhìn nhà máy nhiệt điện than như “cái bãi rác”, không muốn ở gần nhà mình, đưa càng xa càng tốt”.
Theo ông Tuấn, khi nói điện than rẻ nó chỉ đúng trong thời gian đầu, nhưng sau đó nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, sức khỏe của người dân, nhiều ngành kinh tế khác và nếu được tính toán đầy đủ sẽ không còn rẻ.
Quy hoạch nhiệt điện than: đúng quy trình!
Vậy thì tại sao Bộ Công thương lại nhất quyết chỉ cấp dự án làm nhiệt điện than của nhà thầu TQ như thế? Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, có tình trạng các dự án lớn như nhiệt điện của tỉnh họ đã không muốn sử dụng nhà đầu tư Trung Cộng, nhưng lãnh đạo phía trên ép phải nhận thầu.
Ngày 26/11/2018 báo Dân trí loan tin, bà Phạm Chi Lan nói rằng, th.a.m nh.u.n.g là nguyên nhân khiến cho nhà thầu Trung Cộng thắng thầu, trước đây doanh nghiệp họ phải lót tay 30% số vốn đầu tư cho dự án để hối lộ, nhưng số tiền hối lộ hiện nay đã lên đến 50% tổng số tiền của dự án. Và mỗi lần tăng vốn đầu tư cho dự án là đều phải trích lại phần trăm tiền hối lộ.
Bà Lan còn chỉ rõ, Việt Nam hiện đang phụ thuộc Trung Cộng về thương mại, hàng hoá, những cái này còn thay đổi được, nhưng nếu phụ thuộc về vốn, bị thâu tóm công ty, dự án chắc chắn Việt Nam khó độc lập được với Trung Cộng. Và bà cảnh báo, nếu không trả được nợ thì Việt Nam sẽ mất luôn chủ quyền các nhà máy, thậm chí đó là các dự án quan trọng, ở vị trí quan trọng và kèm luôn sở hữu đất đai.
Mặt khác, nhiều chủ đầu tư, nhà thầu của Trung cộng tại Việt Nam đều nhỏ, chưa có kinh nghiệm, họ sang Việt Nam để làm nơi thử nghiệm, học hỏi vì vậy công trình làm xong cũng là lúc bị hư hại, người dân không dám đi. Còn tiến độ công trình luôn bị kéo dài, vốn đội lên gấp nhiều lần so với trước. Thế nhưng, lãnh đạo cấp cao luôn ép lãnh đạo cấp tỉnh phải nhận thầu của Trung cộng.
Vậy mới biết rằng người ta mang tiền đến d.a.u d.o.c dân và mua đất nước ra sao?
(Nam Hải)

Không có nhận xét nào: