Trong thương vụ Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), với giá cao ngất ngưởng tới 8.889,815 tỉ đồng, chênh lệc với giá trị thực có của AVG chỉ đáng giá vài trăm tỷ (hay không quá 1.000 tỷ) đã gây thiệt hại cho nhà nước ít nhất là hơn 7.000 tỷ đồng. Người ta không thể bỏ qua một thông tin từ báo chí nhà nước cho biết, "Vụ Mobifone mua cổ phần AVG: 6 người nhận hơn 8.051 tỷ" (bit.ly/2mN9d0p). Theo đó, trong thương vụ Mobifone mua lại cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), các cá nhân nhận đa số (khoảng 8.051 tỷ đồng) trong tổng giá trị của thương vụ là 8.889,8 tỷ đồng.
Cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son |
Những thất thoát trong tài sản nhà nước trong vụ án Đinh La Thăng và đồng bọn tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) trước đây được cho là 3.200 tỷ, nếu so với việc cố ý làm trái trong vụ án Mobifone mua AVG đã gây thất thoát đến hơn 7.000 tỷ của nhóm tội phạm này, thì cho người ta thấy sự bất bình đẳng trong việc chống tham nhũng của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. Vì thế khi Đại Án Mobifone mua AVG sau một thời gian dài không bưng bít nổi, thì ban lãnh đạo đảng CSVN đã buộc phải đưa nó ra ánh sáng.
Theo như đánh giá của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về Phó Ban Tuyên giáo TW - nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn một trong những người giữ vai trò đầu vụ tham nhũng mua 95% cổ phần của công ty AVG là “đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm”. Và trầm trọng hơn, có thông tin, lúc còn là Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn làm việc với tổ thẩm định giá mua bán AVG mà không có đại diện của Mobifone, cũng như không thông báo cho Mobifone biết.
Nếu như chúng ta biết rằng Thứ trưởng Công An Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, vào thời điểm trước Đại hội 12 đảng CSVN đều nhăm nhe chiếc ghế Bộ trưởng hai bộ vừa kể. Song quan trọng là, để đạt được mục đích đó thì 2 ứng viên này cần phải có rất nhiều tiền để chạy vào Ban Chấp Hành Trung ương bằng được. Theo như triết lý " Cái gì không mua được bằng tiền, thì phải mua bằng rất nhiều tiền" của ông trùm mafia Năm Cam. Động cơ đó chính là nguồn cơn của phi vụ MobiFone mà AVG, chắc chắn số tiền chạy chọt đó đã nằm gọn trong túi các quan chức cỡ lớn trong đảng. Vì thế, nếu việc xử lý vụ việc mua AVG đến nơi đến chốn như Đinh la Thăng thì lấy gì đảm bảo rằng các bí mật đó không bị Trương Minh Tuấn bật mí?
Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, Tổng Bí thư Trọng muốn bỏ qua vụ đại án này cũng không được.
Tuy vậy đến hôm nay, sau khi đã có ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư trong việc xử lý Đại án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG, thì có dấu hiệu đại án này có nguy cơ chìm xuồng. Với lý do nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn còn có thêm chức danh Phó Ban Tuyên giáo TW, nếu xử lý thì không chỉ riêng hệ thống tuyên giáo của đảng CSVN mất uy tín, mà trực tiếp ông Nguyễn Phú Trọng cũng mất mặt. Chính vì thế, có thể khẳng định, đại án MobiFone mua 95% cổ phần AVG là một thách thức đôí với Tổng Bí Chủ Nguyễn Phú Trọng.
Một phần chận trễ trong đại án này cũng vì có liên quan đến vai trò của Bộ Trưởng Công An Tô Lâm trong việc giúp sức cũng như tiếp tay, khi xếp thương vụ này vào loại “Mật”. Vì muốn bưng bít thông tin cũng như muốn dập tắt các ý kiến phản biện của thương vụ đầy khuất tất này, Bộ TT và TT đã đề nghị Bộ Công an cho ý kiến về thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Đó chính là nguyên nhân đại án Mobifone mua AVG, gây thất thoát của nhà nước không dưới 7.000 tỷ đồng lại được Thanh tra Chính phủ cố tình trì hoãn trong một thời gian quá dài. Dẫu rằng họ thừa biết rằng vấn đề này là nằm ngoài phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ Công an nhưng họ vẫn cứ tiến hành, để sau đó 2 Bộ Công An và Bộ TT & TT đã lập tức xếp thương vụ này vào loại “Mật”.
Trong vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và Phạm nhật Vũ thao túng với sự chỉ đạo của Vượng Vin, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son khi ấy hoàn toản hiểu đây là một cú mua bán để ăn chênh lệch giá trên 7 ngàn tỷ đồng. Chính vì thế, tất cả các văn bản giấy tờ có liên quan đến thương vụ mua bán khuất tất này đều do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký. Dẫu rằng nó không phải là trách nhiệm cũng như quyền hạn của Trương Minh Tuấn, song vì lời hứa sẽ nhường cho ghế Bộ trưởng từ Bộ trưởng Son nên Thứ trưởng Tuấn đã nhắm mắt làm càn. Đó là lý do vì sao cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son sẽ bị trảm trước trong những ngày tới, để để điều tra mở rộng vụ án Mobifone mua AVG.
Tin nội bộ cấp cao từ Hà Nội cho biết, vào trung tuần tháng 11/2018 Cơ quan điều tra Bộ Công An đã bắt Nguyên Tổng Giám đốc MobiFone Cao Duy Hải và Phó Tổng Giám đốc Phạm Thị Phương Anh với tội danh vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Qua xét hỏi của cơ quan Công an, Phó Tổng Giám đốc MobiFone Phạm Thị Phương Anh đã khai toẹt ra rằng, là người trực tiếp đưa tiền lại quả cho cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son 155 tỷ đồng và nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn kiêm Phó Ban Tuyên giáo TW số tiền 98 tỷ đồng. Cũng cần được nhắc lại, Phó Tổng Giám đốc MobiFone Phạm Thị Phương Anh đã được cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son "ưu ái" đưa về MobiFone, với mục đích duy nhất để thực hiện thương vụ mờ ám này.
Ngày 17/11/2018 Ban Bí thư đã mời các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và một số người có liên quan làm việc, tại buổi làm việc ban chuyên án đã thông báo các chứng cứ điều tra liên quan đến việc nhận hối lộ hàng trăm tỷ đồng của Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Sau buổi họp, đã Ban Bí thư đã quyết định câu lưu cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son để chuẩn bị thủ tục ra lệnh bắt, còn nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn kiêm Phó Ban Tuyên giáo TW được cho về. Ngay trong đêm 17/11, ông Nguyễn Bắc Son đã "lên cơn" truỵ tim, phải vào viện 108 để cấp cứu. Và cho đến hôm nay cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son vẫn liên tục tục kêu mệt. Đó chính là lý do vì sao, giai đoạn cuố việc xử lý Đại án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG đã phải chững lại.
Ngày 28 tháng 11 năm 2018
© Kami
(Blog RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét