Lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Mỹ sẽ gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 11. Có nguồn tin từ truyền thông Mỹ cho biết, những chia rẽ giữa hai nước trong kế hoạch “Made in China 2025” sẽ là màn đen phủ lên “Hội đàm Trump – Tập”. Kế hoạch này đã mang lại ba vấn đề lớn cho nền kinh tế Trung Quốc, nếu hiện nay ông Tập Cận Bình từ bỏ thì không chừng sau này phải cảm ơn Trump về điều này.
Từ ngày 30/11 – 01/12, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Trump sẽ gặp nhau trong thời gian hội nghị thượng đỉnh.
Ngày 24/11, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) có nhận định rằng “Hội đàm Trump – Tập” có thể bị hỏng vì “Made in China 2025”, vì Tổng thống Mỹ Trump hy vọng Trung Quốc từ bỏ kế hoạch đầy tham vọng này trong khi ông Tập Cận Bình khó có thể chấp nhận.
Made in China 2025” của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một kế hoạch đầy tham vọng để đưa Trung Quốc thống trị khoa học và công nghệ thế giới trong tương lai, là một trong những hòn đá tảng gây trở ngại cho việc giải quyết căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Chuyên gia kinh tế Trung Quốc sống tại Mỹ Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong) cho biết: “Made in China 2025 tiếp thu công nghệ từ phương Tây, mục đích thực sự là để chi phối thị trường phương Tây, đặc biệt là thị trường Mỹ, nói cách khác là để đánh bại các lĩnh vực sản xuất của Mỹ, trong đó đặc biệt là các ngành công nghệ cao mũi nhọn”.
Ngày 22/11, tờ Bloomberg công bố bài viết cho rằng ông Donald Trump đang giúp Trung Quốc, vì rắc rối mà “Made in China 2025” gây cho nền kinh tế Trung Quốc là muốn chi phối nền kinh tế thế giới. Bài viết liệt kê một số khó khăn mà kế hoạch này mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc.
1, Kế hoạch sẽ tập trung nguồn tiền lớn để ưu tiên cho sự phát triển của một ngành công nghiệp, như vậy không hẳn mang lại cạnh tranh và đổi mới; 2, Nhờ hỗ trợ của ĐCSTQ, các công ty Trung Quốc có được thị trường trong nước, một khi ra khỏi đất nước thì phải cạnh tranh với các sản phẩm nước khác đã nổi tiếng, trong khi các công ty này thì chưa trải nghiệm thành công như vậy; 3, Kế hoạch này đã khiến chính phủ nước ngoài cảnh giác và bắt đầu có biện pháp để đối phó.
Bài viết cho rằng, nếu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ông Tập Cận Bình có thể hứa từ bỏ kế hoạch, sẽ không chỉ xoa dịu căng thẳng với Mỹ và đối tác thương mại khác để khiến thị trường nước ngoài mở cửa cho các sản phẩm của Trung Quốc, đồng thời còn thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc. Cuối cùng bài viết kết luận, trong hoàn cảnh này Tập Cận Bình nên “lấy lòng” Trump, như vậy không chừng tương lai sẽ biết ơn Trump.
Hôm 07/11, ông Trump cho biết về “Made in China 2025” tại cuộc họp báo của Nhà Trắng rằng, “Made in China 2025 rất nguy hiểm. Sau khi tôi đề cập với họ (Trung Quốc) rằng ‘Made in China 2025’ rất nguy hiểm, họ đã từ bỏ kế hoạch này”.
Ông Trump cho biết nền kinh tế Mỹ đang đi lên, ngược lại nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Ông không muốn kinh tế Trung Quốc suy thoái. Ông và ông Tập Cận Bình sẽ tổ chức một cuộc gặp thân thiện trong thời gian hội nghị thượng đỉnh G20, hai bên sẽ cố gắng để đạt được thỏa thuận, bởi vì ông muốn có quan hệ tốt với ông Tập Cận Bình và Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng trong vấn đề từ bỏ “Made in China 2025”, ĐCSTQ chỉ hứa suông nhằm xoa dịu chính phủ Trump, ĐCSTQ sẽ không thể từ bỏ triệt để kế hoạch 2025.
Có chuyên gia cho rằng, từ bỏ kế hoạch năm 2025 không khác gì từ bỏ công cụ mà ĐCSTQ kiểm soát phát triển kinh tế Trung Quốc, trong một nghĩa nào đó cũng tương đương với làm suy yếu sự ổn định và sự cai trị của chế độ Cộng sản Trung Quốc. Điểm mấu chốt của ĐCSTQ là để duy trì quyền lực, vì thế tổ chức này không bao giờ làm điều gây ảnh hưởng đến quyền lực chính trị và sự thống trị của mình.
Trí Đạt
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét