Ngôi nhà Việt Nam đang bị cư;.ớp tấn công phía trước và bị ăn trộm lẻn vào từ phía sau. Phía trước, là Biển Đông. Phía sau là sông Cửu Long (Mekong). Tên trộm này không ai khác chính là Trung Quốc!
Trung Quốc, sau khi đã nắm trong tay chính quyền Campuchia, đang tiến từng bước trong thủ đoạn bành trướng, lấn áp hoặc mua chuộc các nước sống trong lưu vực sông Mekong. Dụng cụ chính Trung Quốc dùng trong “mặt trận thứ nhì” này là chương trình Hợp Tác Lancang-Mekong LMC). Lancang là tên con sông Mekong trong lãnh thổ Trung Quốc, đọc tên chữ Hán Việt là Lan Thương Giang (澜沧江).
Để biến lưu vực sông Mekong thành một “Cửu Đoạn Tuyến” trên đất liền, Trung Quốc đã lập ra tổ chức Lancang-Mekong vào năm 2015, bao gồm các nước Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trung Quốc muốn tổ chức mới của mình thay thế cho Ủy Ban Sông Mekong đã ra đời từ thập niên 1960, trong đó không có Trung Quốc và Myanmar; và tới giờ họ đã thành công.
Ngôi nhà Việt Nam đang bị cư;.ớp tấn công phía trước và bị ăn trộm lẻn vào từ phía sau.
Từ năm đó, Trung Quốc đã mời họp cấp bộ trưởng các nước ít nhất ba lần; phiên họp gần đây nhất ở Vân Nam vào Tháng Mười Hai, 2017. Ngày Thứ Tư, 10 Tháng Giêng, 2018, Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) sẽ tới Pnom Penh để phê chuẩn bản thỏa hiệp được soạn trong cuộc họp LMC tháng trước.
Kế hoạch Hợp Tác Lancang-Mekong LMC) của Trung Quốc là một nút trong ý đồ bành trướng của Tập Cận Bình tại Châu Á. Chương trình rộng lớn này gồm Con Đường Tơ Lụa trên biển, Vòng Đai qua miền Trung Á, hỗ trợ bởi Ngân Hàng Hạ Tầng Cơ Sở cho các nước Châu Á, và chương trình hợp tác kinh tế vùng RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) trám vào chỗ trống của thỏa hiệp TPP mà Tổng Thống Donald Trump đã xóa bỏ.
Để biến lưu vực sông Mekong thành một “Cửu Đoạn Tuyến” trên đất liền, Trung Quốc đã lập ra tổ chức Lancang-Mekong vào năm 2015
Nhưng khi nhìn vào những hành động của chính quyền Trung Quốc thì ai cũng thấy âm mưu của họ là dùng vị trí địa dư “đứng đầu nguồn” của mình để trục lợi, bất chấp những tai hại gây ra cho hơn 200 triệu người dân các nước ở khúc cuối sông Mekong. Trung Quốc sẽ vừa cưỡng ép, vừa dụ dỗ, mua chuộc, và chia rẽ chính quyền các nước đó; giống như họ đã làm ở Biển Đông nước ta trong mấy chục năm qua.
Con sông Mekong dài 4,880 km, gần một nửa chảy trong nước Trung Hoa, bắt nguồn từ Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải; từ trên độ cao 5,224 mét chảy xuống tới bở biển Việt Nam. Có 326 triệu người sống chung quanh dòng sông này, trong đó cuộc sinh nhai của 60 triệu người hoàn toàn tùy thuộc vào dòng sông. Trong lưu vực sông Mekong vốn có từ 1,200 đến 1,700 chủng loại cá khác nhau. Từ hàng chục năm nay, ngư dân trong các nước Campuchia, Việt Nam đã thấy rõ số lượng cá đánh được từ dòng sông Mekong đang giảm dần. Họ không hiểu tại trời nào đã gây ra thảm họa cho nguồn sống của họ. Thủ phạm chính là các đập nước do Trung Quốc xây dựng từ hơn 20 năm qua.
Năm 1995, Trung Quốc xây đập lớn đầu tiên, Manwan (Mạn Loan, 漫灣) trên sông Mekong. Sau đó, họ đã xây thêm bảy cái đập thủy điện lớn và hơn 20 đập nước nhỏ khác trong xứ Tây Tạng và các tỉnh Thanh Hải, Vân Nam. Khi thực hiện các chương trình này, Bắc Kinh không hề tham khảo ý kiến của các quốc gia cùng chia sẻ và sống nhờ dòng nước sông Mekong, như thủ tục quốc tế bình thường.
Trung Quốc lập ra LMC để xoa dịu nỗi bất mãn của các quốc gia liên hệ, nhưng họ không coi trọng phương pháp hợp tác đa phương mà vẫn nhấn mạnh tới các cuộc thương thuyết song phương. Đó cũng là thủ đoạn mà Trung Nam Hải thi thố trong cuộc tranh chấp với các nước khác ở vùng Biển Đông nước ta.
Trong hai năm từ khi thành lập LMC, Trung Quốc đã dành hàng tỷ đô la Mỹ để thực hiện 45 dự án. Năm ngoái, số tiền bỏ ra trợ cấp các dự án khai thác sông Mekong lên tới $400 triệu. Một trong những dự án mà Trung Quốc muốn thực hiện là phá vỡ bờ sông để mở rộng con sông Mekong nằm ở biên giới các nước Lào và Thái Lan, cho các loại tầu thủy lớn đi qua được. Mục đích của Bắc Kinh là mở rộng con đường chở hàng hóa giữa tỉnh Vân Nam với các nước Thái Lan, Myanmar, ra tới biển Bengal nối vào Ấn Độ Dương. Đường giao thông này đóng vai trò tối quan trọng trong kế hoạch Nhất Đới Nhất Lộ của Tập Cận Bình, trong đó có con đường tiếp tế dầu lửa từ Trung Đông vào thẳng Vân Nam, lên Tứ Xuyên, không cần đi qua biển Đông Nam Á.
Từ hàng chục năm nay, ngư dân trong các nước Campuchia, Việt Nam đã thấy rõ số lượng cá đánh được từ dòng sông Mekong đang giảm dần. Thủ phạm chính là các đập nước do Trung Quốc xây dựng từ hơn 20 năm qua.
Hiện nay Trung Quốc đã thao túng chính quyền các nước như Lào, Campuchia để hợp tác trong các dự án xây đập của họ. Các công ty Trung Quốc đang dự vào sáu dự án xây đập thủy điện trong các nước trên, mặc dầu Việt Nam và Thái Lan phản đối.
Hiện nay Trung Quốc đã thao túng chính quyền các nước như Lào, Campuchia để hợp tác trong các dự án xây đập của họ. Các công ty Trung Quốc đang dự vào sáu dự án xây đập thủy điện trong các nước trên, mặc dầu Việt Nam và Thái Lan phản đối.
Các dự án xây đập sẽ giảm bớt số nước chảy xuống miền dưới vì nước bị bốc hơi nhiều hơn. Chúng cũng sẽ tiêu diệt rất nhiều loài thủy sản trên sông Mekong, từ Lào xuống tới Việt Nam. Trung Quốc cũng không chấp nhận ký tên vào một thỏa ước quốc tế ràng buộc các nước ở đầu nguồn phải thông báo cho các nước cuối nguồn biết trước, mỗi khi xả nước từ các đập thủy điện! Năm 2016, miền Nam Việt Nam đã trải qua một trận hạn hán nặng nề nhất trong gần một thế kỷ. Gần hai triệu nông dân chịu cảnh mấ;.t mùa vì thiếu nước. Năm đó Việt Nam phải lên tiếng yêu cầu Trung Quốc mở một số đập ở Vân Nam cho nước được chảy xuống đồng bằng sông Cửu Long.
Khi đóng vai “ông trùm đầu nguồn” trên sông Mekong, Trung Quốc sẽ có thể làm áp lực với các quốc gia ở vùng dưới. Trong thực tế, Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng trên nền kinh tế tất cả các nước ở hạ nguồn. Sông Mekong sẽ là một Biển Đông trên đất liền!
Chiến thuật của Trung Quốc ở vùng sông Mekong giống hệt những thủ đoạn đã dùng ở vùng Biển Đông. Bắc Kinh chỉ theo các luật lệ do họ đặt ra, không cần biết đến luật pháp quốc tế. Họ đặt các quốc gia khác trước “những sự đã rồi” và luôn luôn đòi đàm phán song phương để dễ bắt nạt các nước nhỏ. Khi bị nhiều nước phản đối thì họ lập ra những cơ chế “hợp tác” như LMC, để đóng vai đầu nậu, chủ sòng bài, thu tiền của tất cả những con bạc tham dự! LMC sẽ mở đường cho Trung Quốc tràn xuống miền Đông Nam Á, vào cả miền Nam Á và Ấn Độ Dương!
Trước mối đe dọa sống chế..t ngay tại vườn sau nhà mình, hiện Việt Nam vẫn chưa có một kế hoạch đối phó nào cả. Kẻ cư;.ớp đã chiếm đảo, chiếm biển phía trước nhà. Nay chúng lại đang thậm thụt mua chuộc Campuchia và Lào để lấn đất, lấn sông ngay phía sau lưng.
Ai sẽ là người lo cho đất nước Việt Nam?
Nguồn: Tổng Hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét