Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

‘Lò’ và ‘củi’ đang chất trước cửa nhà Lê Thanh Hải?

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, điện thoại và kính mắt
Chưa bao giờ trong triều đại gần hai chục năm trời thống trị Sài Gòn và nổi lên cầu vồng chính trường như một ngôi sao mập ú mang tên ‘Hai Đê’ (Đất - Đô), phe nhóm chính trị của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu chủ tịch và cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải lại rớt xuống sát với mặt đất để gần với vực thẳm hơn bao giờ hết vào năm 2018 này.

Ông Lê Thanh Hải ngồi hàng sau, bên trái.
‘Hải Heo’

Không biết vô tình hay hữu ý, nhưng lại rất cần được chú ý phân tích về mối tương quan xung đột nội bộ, vụ ‘Hải Heo’ ( một tục danh mà nhiều người dân Sài Gòn và nhất là tầng lớp dân oan Thủ Thiêm đặt cho Lê Thanh Hải) cùng bộ sậu ‘đệ ruột’ của ông ta đang hầu như chắc chắn tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc vào ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng sau cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào tháng Chín năm 2018.

Thời ‘Hậu Quang’, với ngày càng nhiều tín hiệu và chỉ dấu về một cuộc tổng công kích lớn và hầu như không hoài nghi sẽ diễn ra của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào Sài Gòn nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung mà gần như không còn gặp lực cản phá đáng kể nào. Tình cảnh của phe nhóm quan chức miền Nam vừa ăn ngập mặt vừa ‘thiếu lý luận’ giờ đây có thể được mô tả như ‘thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ’, hay nói trắng ra thì chẳng còn tồn tại phe nhóm nào - một hình ảnh tan rã và phân hủy tự nhiên lẫn cay đắng rất đặc trưng của hình thái chất thải so với thời oan liệt ‘còn bạc còn quyền còn đệ tử’ của nó cách đây ba năm.

‘Nạn nhân’ mới nhất của ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ có thể bị tống vào ‘lò’ là Trương Thị Hiền - một thời đệ nhất phu nhân Sài thành.

Vợ

“Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM” - báo Thanh Niên giật tít như thế đúng vào 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2018. Theo bài báo này: “Kết luận thanh tra khẳng định Tư vấn quản lý dự án có dấu hiệu ‘thông đồng’ với Tư vấn đấu thầu trong việc triển khai xây dựng gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM”. Giám đốc và Phó giám đốc Học viện được phân công phụ trách tại thời điểm phát sinh vụ việc. Vào thời điểm đó, giám đốc là PGS-TS Trương Thị Hiền…

Báo Thanh Niên còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành “Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.

Động thái đăng bài về Học viện Cán bộ TP.HCM và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam thì ý tưởng đó có lẽ chỉ xuất phát từ những cái đầu thâm nho Bắc Hà hoặc những ‘người Bắc có lý luận’.

Có thể sơ kết rằng cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.

Con, em và đệ

Trước Trương Thị Hiền, kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra TP.HCM bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã “chi khống 13,3 tỉ đồng” - một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.

Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 - bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”.

Cũng vào tháng Mười Một năm 2018, một quan chức được xem là ‘cánh hẩu’ của Lê Thanh Hải là cựu phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an khởi tố têm tội danh Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và chính thức bị bắt, dù đã bị khởi tố hai tháng trước đó và dường như đã xảy ra một cuộc điều đình ngầm kín nào đó trong thời gian qua.

Vụ khởi tố đầu tiên đối với Nguyễn Hữu Tín vào tháng Chín năm 2018 là sự liên đới mật thiết việc ông Tín đã tiếp tay cho Vũ ‘Nhôm’ mua với giá rẻ mạt nhiều lô đất vàng ở Sài Gòn. Vũ ‘Nhôm’ - hay người còn có tên là Trần Đại Vũ - lại được rất nhiều dư luận cho rằng có mối quan hệ ruột rà với Trần Đại Quang.

Cũng có dư luận cho rằng vụ khởi tố Nguyễn Hữu Tín là giọt nước tràn ly khiến Trần Đại Quang ‘lên máu’và ‘đi’ luôn.

Dù chưa có bất kỳ cơ quan chính quyền nào xác nhận hay phản ứng đối với các luồng du luận trên, nhưng điều hiển nhiên là chính vào lúc này Nguyễn Hữu Tín đã không còn ‘bức tường’ nào che chắn cho ông ta. Trong khi đó, cả hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra của Bộ Công an đã thuộc về người của Nguyễn Phú Trọng kể từ tháng Tám năm 2018.

Vụ Nguyễn Hữu Tín đã bị khởi tố thêm tội danh là một tín hiệu rất quan trọng cho thấy vụ án của ông ta và những quan chức đồng phạm không chìm xuồng mà sẽ mở rộng và phát triển với khung án tù giam có thể tương đương với mức án tù ban đầu của Vũ ‘Nhôm’ là khoảng một chục năm.

Nhưng vụ khởi tố và bắt Nguyễn Hữu Tín không chỉ được coi là có liên quan đến Trần Đại Quang, mà một cách thiết thân nhất, vụ này đang và sẽ móc xích với nhân vật được xem là ‘bố già’ ở Sài Gòn: Lê Thanh Hải.

‘Điểm sáng’ rõ nhất trong phần lớn thời gian công tác của Nguyễn Hữu Tín có lẽ là giai đoạn ‘trưởng thành cách mạng’ suốt từ những năm 2000 đến năm 2015 trùng với thời kỳ ngự trị của ‘Anh Hai’ Lê Thanh Hải ở Sài Gòn.

Nếu trước khi trở thành chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, Lê Thanh Hải từng là bí thư quận 5 - một quận giàu có với nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn, thì Nguyễn Hữu Tín cũng có thời được đưa về làm bí thư quận 5.

Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một ‘bố già’ ở Sài Gòn và kể cả sau khi ‘Anh Hai’ mất chức bí thư thành ủy TP.HCM vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là ‘đệ ruột’ của ông Hải, và tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân ‘mập’ như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào.

Trong khi đó, Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang - kẻ mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - chắc chắn sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế ủy viên trung ương.

Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng.

‘Thu hồi tài sản tham nhũng’

Một khi những ‘đệ ruột’ gần gũi nhất của Lê Thanh Hải như Nguyễn Hữu Tín và có thể sắp tới cả Tất Thành Cang - đương kim phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM, Nguyễn Thành Tài - cựu phó chủ tịch TP.HCM… rơi vào vòng lao lý, liệu số phận Lê Thanh Hải còn giữ được uy danh ‘bố già’ trên đất Sài Gòn?

Lê Thanh Hải không chỉ được đồn đoán là một trong những ‘tư bản đỏ’ kếch xù nhất trên rẻo đất chữ S quằn quại đau thương của hàng triệu dân oan đất đai, mà có lẽ còn là cái tên ngự ngay ở tốp đầu trong bản ‘danh sách tử thần’ của Nguyễn Phú Trọng: danh sách những quan chức mà nếu bị ‘mổ’ theo cách không kịp và không thể tẩu tán tài sản cá nhân thì đảng của ông Trọng sẽ có thể ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ từ 3 đến 5 tỷ USD mỗi năm - một thành tích không quá tệ so với việc Tập Cận Bình đã từng xử chung thân và tịch thu tài sản của ‘bạn’ của Lê Thanh Hải là Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, cùng lúc trám bớt vào cái lỗ trống toang hoác của nền ngân sách Việt Nam đang lao vào thời kỳ hộc rỗng đen tối.

Song vẫn còn một nguồn cơn khó nói khác: muốn tiến thẳng đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng để ‘đạp cửa xông vào liều mình như chẳng có’, cần phải vượt qua một chướng ngại lớn không thể không vượt qua là Lê Thanh Hải.

Chừng đó lý do sẽ đủ để vào một ngày đẹp trời nào đó, ‘Hải Heo’ sẽ nối gót đàn em để không chỉ ‘của thiên trả địa’, mà có khi còn phải thốt lên một triết lý chấn động ‘tâm thức cộng sản’ như Đinh La Thăng đã từng: “Hãy đối xử với bị cáo như một con người!”.

Phạm Chí Dũng 

(Blog VOA)
Kết quả hình ảnh cho Lê Thanh Hải

Khanh Tiến
15 phút· 

SÀI GÒN VÀ BẠO CHÚA
Sài Gòn từng là thành phố hoa lệ, Hòn ngọc Viễn Đông. Trong Đông Nam Á, Singapore và các nước đều phải "ngả mũ" trước sự trù phú và văn minh của vùng đất này, như băng thanh ngọc khiết tinh sương.
Sài Gòn 20 năm nay, sức phát triển đã không còn như trước. Ngoài những tòa cao ốc liên tục mọc lên bất chấp oằn gánh của một đô thị quy hoạch manh mún, ngoằn nghèo, người ta đã lãng quên mất cách xây dựng thành phố này thành nơi văn minh đáng sống. Cái văn hóa Nam Bộ hào sảng anh hùng, cũng bị mai một dần khi những tên trộm cướp công khai chém người giữa thanh thiên bạch nhật, khi quan trường chỉ tồn tại sự độc tôn của vương triều trọng "tiền", "quyền" hơn trí thức.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người
Nhiều thập niên, điều kỳ lạ nhất là người Sài Gòn bỗng nhiên sợ hãi bọn giật túi xách, đâm thuê chém mướn, và lực lượng công quyền thì tỏ ra thờ ơ với bạo lực trước dân. Dường như, vài người đứng đầu thành phố này trong nhiều thập niên qua chỉ ưu tiên dùng công quyền để bao vây cưỡng chế đất đai, lấy nhà cửa của dân để phục vụ cho nhóm lợi ích nào đấy. Mà lẽ ra, mục đích công quyền sinh ra từ dân, và chỉ nên phục vụ cho dân là đúng nhất.
Chưa bao giờ trộm cướp ngoài đường nhiều đến mức này, và hơn hết, có nhiều tên cướp lại ngồi trên những chiếc bàn giấy, giả dạng uy nguy, đeo mặt nạ da người.
Gần 20 năm, chỉ có công quyền dưới triều đại ông Lê Thanh Hải đã làm được "kỳ tích" che giấu một đại án oan Thủ Thiêm giữa lòng Sài Gòn, và nhiều kỳ án khác... Nước mắt dân oan chảy xuống thấm ướt hàng triệu trang đơn thư tố cáo, nhưng tất cả đều bị lãng quên trong vô vọng. Người ta giấu dưới, che trên, vứt vào sọt rác cả tương lai rất nhiều người dân vô tội.
Đà Nẵng vượt Sài Gòn, đã chiếm danh vị là thành phố đáng sống nhất. Những khách sạn đẹp nhất, khu vui chơi tráng lệ, nhiều resort mênh mông của các tập đoàn hàng đầu thế giới đều đặt tại Đà Thành.
Sài Gòn ngập lụt, kẹt xe với số lượng các cây cầu, công trình văn hóa gần như không thay đổi suốt nhiều thập niên. Một tương lai ùn tắc toàn diện không chỉ về giao thông, mà cả thứ tư duy quyền lực chính trị đang bao trùm thành phố này suốt 2 thập niên.
Đã đến lúc phải thay đổi !
Cái quyền biến của chính trị chính là những con xúc xắc xoay trong một canh bạc. Những người giữ cuộc chơi trong canh bạc cứ nghĩ mình mãi nắm giữ sinh mệnh của hàng triệu người, có ngờ đâu một ngày, sinh mệnh của chính mình cũng nằm trong bàn tay khác, dưới gót giày của dân oan.
Xúc xắc vẫn xoay cho đến khi canh bạc kết thúc, những gương mặt dối lừa của quan tham đạo đức giả cũng dần dần phơi bày trước thanh thiên, mặc cho dân tình phỉ nhổ...
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, cận cảnh và trong nhà
Có ai đó từng chứng kiến một ông vua vỗ ngực kêu to rằng: SÀI GÒN NÀY LÀ CỦA TAO !
Thì bây giờ, nước mắt dân oan, những cơn triều cường ngập lụt sẽ sớm vùi lấp cái trí trá của tên quan tham này, vùi chôn cả thứ tư duy bạo chúa mà hắn đã tự hào khi xưa.
Mồ chôn BẠO CHÚA, hóa ra, là máu và nước mắt của nhiều số phận từng lặng câm sống giữa Sài Thành.
Steven Nguyễn

(FB Nguyễn Tường Minh)

Không có nhận xét nào: