Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Lee Man – “vũ khí” của Trung Cộng được cài vào Việt Nam để đ.ầ.u đ.ộ.c hàng triệu người dân?

 8

Rất mưu mô và xảo quyệt, Nhà máy giấy Trung Quốc Lee Man thay vì vận chuyển hàng ngàn tấn rác từ Nhà máy tới nơi xử lý lại được Công ty TNHH Kỹ thuật môi trường Bắc Nam (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM) đem toàn bộ số rác này đổ xuống ao, hồ tại huyện Nhà Bè (TP.HCM), sau đó lại được đem đi san lấp mặt bằng ở khắp nơi tại huyện Bình Chánh, TP.HCM và cả ở Cảng Cái Cui (Cần Thơ).

Theo phóng viên Tuổi Trẻ tìm hiểu thì mỗi ngày, có tới 1.580 tấn rác thải được múc nhỏ từ điểm này san phẳng ra rồi vùi sâu xuống. Những khối rác đủ thành phần, từ nilon, thủy tinh, kim loại và nhiều loại tạp chất khác lần lượt được vùi vào lòng đất. Cuối cùng là công đoạn cào đất, phủ lên trên bề mặt để lấp đi số rác bên dưới. Đáng chú ý, các xe ben chở rác cố tình hoạt động vào thời gian 19h đến rạng sáng hôm sau hòng tránh sự nhòm ngó của người dân sống xung quanh khu vực. Xin lưu ý là rác thải sản xuất giấy chứa nhiều kim loại nặng và xút ăn da, 2 “nguyên liệu” đ.ầ.u đ.ộ.c nguồn nước và đất rất nhanh.
Xe ben mang biển kiểm soát 51D-31…3 sau khi rời bãi tập kết tại H.Nhà Bè đã đến bãi đất trống H.Bình Chánh đổ rác san lấp mặt bằng
Bất ngờ về Nhà máy giấy Lee Man
Chắc người dân sống tại sông Hậu không lạ gì khi nghe tới cái tên Lee Man, bởi công ty này từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của họ vì tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy giấy này gây ra.
Những hộ dân sống xung quanh nhà máy giáy hàng ngày đều được “chiêm ngưỡng” mùi hôi như mùi bồn cầu bùng lên từ khu vực gần các ống xả thải của nhà máy. Chưa kể, bên cạnh mùi hôi là hiện tượng nước sông khu vực xung quanh nhà máy mà người dân bơm lên sử dụng, khi qua đêm thì xuất hiện tình trạng “nhớt nhớt” ở bề mặt vật dụng tiếp xúc với nước.
Ngay từ khi nhà máy chỉ mới bắt đầu vận hành thử nghiệm hồi tháng 3/2017, người dân sống gần nhà máy đã phải gửi đơn kêu cứu khắp nơi khi cuộc sống của họ bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do nhà máy gây ra.
Một ống xả thải của Nhà máy giấy Lee Man ra sông Hậu
Không phải đến lúc này, ngay từ năm 2007, khi dự án mới được UBND tỉnh Hậu Giang trao giấy chứng nhận đầu tư, đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối Lee Man Việt Nam. Vì sao? Vì dự án này là của Tập đoàn Lee Man Paper Manufacturing Limited đến từ Quảng Đông, Trung Quốc, Tập đoàn sản xuất giấy được quảng cáo có quy mô nằm trong top 5 thế giới.
Một tập đoàn Trung Quốc thuộc top 5 thế giới về sản xuất giấy lại chọn đặt một dự án sản xuất giấy tại nơi không thuộc top thị trường tiêu thụ. Địa điểm này cũng không phải vùng nguyên liệu lớn (80% nguyên liệu do TQ nhập khẩu vào VN, có thể tiềm ẩn nguy hại về ô nhiễm), lại càng không phải thị trường tiêu thụ chính, lại rất nhạy cảm về môi trường. Rốt cuộc Công ty TQ muốn đặt dự án tại đây nhằm mục đích gì?
Nên nhớ, địa điểm ngay bên bờ Sông Hậu là vị trí đặc biệt lợi hại về quân sự: chiếm lĩnh được vị trí xung yếu này là có thể kiểm soát được Sông Hậu, tuyến đường thuỷ huyết mạch nối liền Biển Đông đến biên giới Việt Nam – Campuchia.
Nguy cơ này lại càng đặc biệt nguy hiểm bởi Trung Quốc đã và đang nắm giữ Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải (xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, tức bên bờ Biển Đông) và Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu (thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang). Ba căn cứ liên hoàn này sẽ cho phép Trung Cộng kiểm soát cả vùng biển phía nam Việt Nam lẫn Sông Hậu.
Vị trí 3 căn cứ quân sự trá hình của Trung Quốc trên bản đồ.
Thế nhưng, bất chấp Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) liên tục lên tiếng thông qua bản kiến nghị khẩn cấp gửi Quốc hội và Chính phủ hồi tháng 6/2016; mặc kệ báo chí vào cuộc, Người Lao Động đăng bài “Sao không dừng Nhà máy Giấy Lee Man?”; bỏ ngoài tai mọi lời kêu cứu của người dân, Lee Man vẫn mặc nhiên hoạt động như chẳng hề có chuyện gì xảy ra.
Reo rắc ung thư cho người dân Việt Nam
Theo tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam – Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN “Chất thải rắn công nghiệp với các thành phần như kim loại, ni long, nhựa – đặc biệt là ni long thông thường không thể tiêu hủy sau cả trăm năm. Nếu chôn lấp các loại chất thải này trong khu dân cư, không có các giải pháp bảo vệ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống nước ngầm bên dưới. Việc ô nhiễm nước ngầm đó có thể làm nước ăn, nước sinh hoạt của người dân bị nhiễm các loại như chì, asen, thủy ngân, phốt pho…
Với các chất này, người ăn uống, tiếp xúc có thể bị nhiễm trùng ngoài da, dễ bị ung thư, nhiễm trùng máu. Vì các chất này cơ thể con người gần như không thể đào thải ra ngoài”.
Chúng ta đã hiểu lý do vì sao Lee Man được Tàu Cộng đặt tại vị trí hiểm như sông Hậu, cũng như lý do họ đem hàng tấn rác thải đi chôn lấp khắp nơi như vậy? Sứ mệnh mà Tàu cộng giao cho Lee Man không gì khác là đ.ầ.u đ.ộ.c toàn bộ người dân các tỉnh miền Nam Việt Nam, hủy hoại cả con người lẫn môi trường, tạo bàn đạp cho một cuộc chiếm lĩnh trong tương lai?
Nhưng suy cho cùng, nếu không có những kẻ chủ tâm “rước giặc vào nhà” và những kẻ “ngậm miệng ăn tiền” đồng lõa cho những thảm họa “made in China” được lộng hành khắp mọi miền đất nước, thì những “con tốt Trung Cộng” như Formosa và Lee Man liệu có cơ hội h.ủ.y h.o.ạ.i con người và môi trường Việt Nam không?
Bút Chì

Không có nhận xét nào: