29-11-2018
Trần Bắc Hà là doanh nhân không phải quan chức mà sao dư luận hả hê thế khi biết tin gã sắp vào lò cụ Tổng?
Trần Bắc Hà nguyên là Chủ tịch HĐQT, Bí thư đảng bộ Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV từ năm 2008 – 2016, người vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương quyết định khai trừ ra khỏi đảng và 2 lần nhận trát mời ra tòa án do liên quan đến những sai phạm cho Ngân hàng Xây dựng vay 4.700 tỷ trong vụ án Phạm Công Danh, nhưng đều cáo bệnh ung thư gan phải điều trị tại Singapore để không ra tòa đối chất. Ung thư gan đéo gì lâu thế?
Trần Bắc Hà tuy chỉ là doanh nhân đại diện doanh nghiệp nhà nước nhưng được đánh giá là ông trùm tài chính của VN suốt gần 1 thập niên trùng với 2 nhiệm kì thủ tướng của đ/c 3X. Thiên hạ đồn, chính Bắc Hà mới là người giữ thực quyền thống đốc ngân hàng nhà nước. Bởi lí do gì thì ai cũng biết, AQ không cần phải viết trắng ra đây.
Năm 2013, khi tin đồn về việc Trần Bắc Hà bị bắt loang ra khiến chỉ số chứng khoán VNI và HNX sụt giảm trong mấy phiên liền, làm thị trường “bốc hơi” khoảng 1,6 tỷ USD. Trong thời gian đó, Tổng cục An ninh II đã tìm ra 3 thủ phạm phao tin đồn nhảm Trần Bắc Hà bị bắt. Ba đối tượng này do sai phạm chưa đến mức xử lí hình sự nên đã bị Thanh tra Bộ 4T đề nghị phạt tổng cộng 35 triệu đồng.
Thế mới thấy tác động của Trần Bắc Hà ghê gớm như thế nào đối với thị trường tài chính Việt Nam.
Không chỉ bất bình về vai trò thao túng nhà nước của bố già Trần Bắc Hà mà dư luận còn ghét cay ghét đắng thái độ vô văn hóa, trịch thượng và tình nghi tham nhũng khủng của gã.
Vốn cáo già và lắm thủ đoạn nên khi Trần Bắc Hà đương chức, không ai phát hiện ra gã tham nhũng. Nhưng từ nguồn tiền nào, con trai Trần Bắc Hà từng là thành viên HĐQT Cảng Quy Nhơn mà Thủ tướng Phúc vừa phải rên lên là “Sao lại cổ phần hóa với giá rẻ đến thế?”. Vợ, con trai, và con gái Trần Bắc Hà sở hữu nhiều công ty đầu tư bất động sản có nguồn đất vàng trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Chỉ riêng dự án Tổ hợp Khách sạn, Thương mại và Căn hộ cao cấp Thiên Hưng tại thành phố Quy Nhơn do con trai và con gái ông Trần Bắc Hà đầu tư đã trị giá hơn 2.900 tỉ đồng.
Không chỉ “làm giàu” trên quê hương mình, năm 2016, sau khi nghỉ hưu, Trần Bắc Hà đã đầu tư sang Lào hàng chục nghìn tỷ đồng để trồng 10 nghìn héc ta chanh dây leo và 50 nghìn héc ta chuối để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Nhiều người còn nhớ, trong một cuộc họp lãnh đạo tỉnh Bình Định, Trần Bắc Hà đã giang tay tát thẳng vào mặt Phó chủ tịch tỉnh mà không ai dám phản ứng gì.
Báo chí một dạo đưa tin Trần Bắc Hà đã tát một tiếp viên hàng không VN Airline và bắt cô phải quì gối xin lỗi vì làm gã phật ý. Vụ này gã cũng không tha làm nhục cả cơ trưởng.
Một lần Trần Bắc Hà chỉ tay đuổi thẳng cánh một nữ nhân viên BIDV ra khỏi thang máy vì lỡ bước vào mà chưa kịp chào gã.
Một lần đến thành phố Pleiku dự một buổi liên hoan, Trần Bắc Hà đã chỉ tay chửi mắng, dọa đánh mấy diễn viên của đoàn nghệ thuật tỉnh Gia Lai – Kon Tum khiến đoàn trưởng Ymoan vốn chẳng sợ ai phải cự lại, và thách thức.
Có người từng chứng kiến Trần Bắc Hà chửi thẳng mặt một bộ trưởng “Tại sao mày xin chỉ đạo của thủ tướng vào lúc này? Cút ngay!” Rồi quay sang đ/c 3X, gã bảo “Đi thôi anh Ba, trễ giờ bay rồi.”
Một lần Trần Bắc Hà dẫn đoàn cán bộ BIDV và một đội hình hùng hậu các nữ người mẫu sang Ba Lan tìm cơ hội đầu tư, trong buổi gặp gỡ lãnh đạo Doanh nghiệp Việt kiều tại Ba Lan, gã đầu đinh, mặc quần bò, một tay đút túi quần, một tay chìa ra bắt tay người viết bài này. Hận không?
Tin bố già Trần Bắc Hà bị tống vào lò cụ Tổng không chỉ khiến dư luận mà cả AQ cũng thấy hả hê lắm lắm.
AQ thù dai và nhỏ nhen không? Mọi người ơi! He he!
Ông Trần Bắc Hà khi đương chức chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV.
Cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà có những sai phạm gì?
Quốc Chiến |
Ông Trần Bắc Hà bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng theo quy định tại Điều 206 BLHS 2015.
Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét với ông Trần Bắc Hà (61 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV), Trần Lục Lang (cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV) về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", theo điều 206 BLHS 2015.
Ngoài ra, 2 nhân viên BIDV khác là Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh) cũng bị khởi tố. Duy nhất bà Vân Anh được tại ngoại, cấm rời khỏi nơi cư trú, những người còn lại bị bắt tạm giam.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, khám xét nhà thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, hồi cuối tháng 6, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Trần Bắc Hà. Ông Trần Lục Lang bị kỷ luật cảnh cáo. Ngoài ra, ông Đoàn Ánh Sáng (cựu Phó Tổng Giám đốc ngân hàng BIDV) bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng.
Cơ quan này nêu rõ, ông Trần Bắc Hà với tư cách nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) BIDV, phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ đảng ủy 2 nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020.
Các cựu lãnh đạo BIDV nói trên có sai phạm liên quan tới vụ án tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). Cụ thể, ông Trần Bắc Hà đã vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, quản lý nợ... Trong đó, việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB).
Ông Phạm Công Danh và các đồng phạm đã sử dụng các công ty do ông này thành lập để vay tiền từ BIDV. Ông Danh dùng tiền của VNCB gửi tại BIDV để bảo lãnh, cầm cố các khoản vay 4.700 tỷ đồng. Sau đó, ngân hàng BIDV thu hồi số nợ từ số tiền của VNCB.
Liên quan tới sai phạm này, ngày 3/10/2013, ông Trần Bắc Hà ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty do Danh đề xuất vay tiền. Cùng ngày, ông Trần Lục Lang đã ký 12 công văn gửi 4 chi nhánh và Ban khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ vay thẩm định phương án kinh doanh, quyết định cho vay đối với các phương án có hiệu quả đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi.
Lãnh đạo BIDV các chi nhánh Bến Thành, Gia Định, Sở giao dịch 2, Nam Sài Gòn đã lần lượt phê duyệt và giải ngân cho các công ty của ông Danh. Cơ quan điều tra xác định, việc ông Danh sử dụng tiền của VNCB đảm bảo cho các công ty vay tiền gây thất thoát cho VNCB hơn 2.550 tỷ đồng.
Liên quan vụ việc, ông Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo (là lãnh đạo và cán bộ BIDV Chi nhánh Gia Định) bị cho là đã cố ý làm trái quy định, giúp sức cho ông Danh trong việc giải ngân khoản vay 430 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhiều lãnh đạo, nhân viên khác của BIDV được cơ quan điều tra xác định có sai phạm khi cho Phạm Công Danh vay khi chỉ kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hiệu quả của phương án kinh doanh dựa trên hồ sơ khống.
Theo hồ sơ đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2 giữa năm 2018, cơ quan điều tra xác định ông này đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay, và không biết các công ty này do Danh thành lập. BIDV đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay.
Tương tự, cơ quan chức năng không đủ căn cứ xác định 2 ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang có liên quan đến Phạm Công Danh nên không xử lý hình sự. Hồi tháng 10/2017, cơ quan điều tra đã kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với các cán bộ BIDV có liên quan.
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét