THEO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
(GDVN) - Trong suốt quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước Việt Nam không ngừng tìm tòi, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận diện hoạt động lợi dụng hội nhập kinh tế quốc tế để chống phá Việt NamTiến lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu, không thể xuyên tạc, phủ nhậnĐốt đuốc, soi chân mình!
Tuy nhiên, những người muốn xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn luôn đưa ra những ý kiến chủ quan, phiến diện về đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Họ cho rằng, muốn phát triển kinh tế thị trường thì phải bỏ "cái đuôi" định hướng xã hội chủ nghĩa…
Hành trình bắt nguồn từ chính đòi hỏi và mệnh lệnh của cuộc sống
Một số người cho rằng, dù có xây dựng các bộ tiêu chí thì kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn không thể tiến bộ, hiện đại được khi gắn với “định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Họ phân tích: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cụm từ mơ hồ, chắp vá, vì hai chủ đề hoàn toàn mâu thuẫn với nhau, không thể dung nạp với nhau, là sự bảo thủ trì trệ của ý thức hệ.
Việt Nam chỉ có thể xây dựng thành công nền kinh tế thị trường khi từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa…
Những người có tư tưởng định kiến đó có lẽ không phải không biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam khi lựa chọn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã trải qua biết bao trăn trở.
Đó là cả một hành trình bắt nguồn từ chính đòi hỏi và mệnh lệnh của cuộc sống.
Liên doanh Vietsovpetro thành lập năm 1981 - biểu tượng của sự hợp tác Việt - Nga. Ảnh minh họa: Tư liệu TTXVN. |
Tuy nhiên, phải 15 năm sau, khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mới chính thức được xác định từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001).