Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

ĐCSTQ và tham vọng kiểm soát Hollywood

Bạn là ngôi sao Hollywood và đang muốn chinh phục khán giả ở quốc gia đông dân nhất hành tinh. Thế thì hãy loại bỏ các “quan điểm riêng” về Đài Loan và Tây Tạng ra khỏi các phát biểu. Bởi lẽ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kiểm duyệt chúng.

ĐCSTQ và tham vọng kiểm soát Hollywood. Ảnh 1
Chỉ những bộ phim Hollywood nào biết “nghe lời” mới có thể tồn tại ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Nhiều ngôi sao giải trí của Mỹ đã bị liệt vào danh sách đen của ĐCSTQ. Lý do chỉ bởi họ có những quan điểm riêng về vấn đề Đài Loan và Tây Tạng. Những ngôi sao này không được phép kiếm tiền ở Trung Quốc. Sự nghiệp của họ ở Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Khi liệt những nhân vật nào vào sách đen, chiến thuật của ĐCSTQ chính là: “Giết 1 dọa 100”, “giết gà dọa khỉ”. Trung Quốc đã bành trướng tầm ảnh hưởng đến tận Hollywood thông qua các kênh thương mại. Thế nên, ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ đã phải nhìn sắc mặt của ĐCSTQ mà tự kiểm duyệt

Nếu anh thể hiện quan điểm “hơi khác” về Đài Loan và Tây Tạng, thì con đường mưu sinh ở Trung Quốc của anh sẽ vĩnh viễn bị đóng chặt.
Tháng 6/2016, ngôi sao trông có vẻ bất cần Lady Gaga đã công bố bức ảnh cô chụp chung với nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma trên các phương tiện truyền thông. Cuộc trò chuyện dài 2 phút của họ về hòa bình thế giới, công lý, sức khỏe tinh thần, nhân văn… đã được phát sóng. Tất nhiên là chính phủ trung Quốc rất tức giận. Họ đã ra lệnh các trang web và truyền thông Trung Quốc gỡ bỏ tất cả các bài hát của Lady Gaga.
Nhớ lại trước đây, nữ ca sĩ người Mỹ Selena Gomez cũng bị buộc phải hủy đêm live show ở Quảng Châu và Thượng Hải vào tháng 8/2016. Nguyên nhân cũng vi cô đăng ảnh chụp cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2014 lên mạng xã hội.Lady Gaga chụp cùng nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng là Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 6/2016. (Ảnh qua Flickr)
Trước đó, nhiều nghệ sĩ Mỹ cũng bị buộc phải hủy các buổi trình diễn tại Trung Quốc.
Tháng 7/2015, sau khi một thành viên của ban nhạc rock Maroon 5 chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma trên twitter thì lịch trình biểu diễn concert của nhóm vào tháng 9/2015 cũng bị buộc phải hủy bỏ.
Tháng 9/2015, huyền thoại nhạc rock John Bon Jovi cũng bị buộc hủy chuyến lưu diễn ở Trung Quốc. Tờ báo Financial Times của nước Anh đã trích dẫn nguyên do sự việc từ một nguồn uy tín rằng, Bộ Văn hóa Trung Quốc đã phát hiện Bon Jovi có sử dụng một bức ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong concert được tổ chức năm 2010.
Chính phủ Trung Quốc cũng tỏ ra rất cứng rắn với những ngôi sao điện ảnh Hollywood nào dám đề cập đến vấn đề độc lập của Tây Tạng.
Bộ phim điện ảnh Seven Years in Tibet (7 năm ở Tây Tạng) có sự góp mặt của tài tử Hollywood Brad Pitt, đã kể về tình hữu nghị giữa những nhà thám hiểm leo núi người Úc với Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tái hiện lại lịch sử khi Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến vào Tây Tạng. Sau khi ra mắt năm 1997, bộ phim đã bị chính quyền Trung Quốc ra lệnh cấm chiếu trên toàn quốc, bởi họ cho rằng bộ phim ủng hộ Tây Tạng giành độc lập. Brad Pitt cũng bị cấm xuất hiện ở Trung Quốc cho đến tận năm 2014.
Bộ phim điện ảnh Seven Years in Tibet (7 năm ở Tây Tạng) bị cấm chiếu và tài tử Hollywood Brad Pitt cũng bị cấm tới Trung Quốc. (Ảnh qua New On Netflix UK)
Nếu có ý định chống lại Trung Quốc thì sự nghiệp của bạn sẽ phải lao đao như trường hợp của ngôi sao Hollywood nổi tiếng là Richard Gere. Ông là người đứng đầu Chiến dịch quốc tế ủng hộ Tây Tạng. Richard là tín đồ sùng đạo của Phật giáo Tây Tạng, thường công khai chỉ trích sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với người Tây Tạng và là người đứng ra bảo trợ nhân quyền ở Tây Tạng.
Sự nghiệp diễn viên của Richard Gere ở Mỹ đã bị cản trở nghiêm trọng. Tháng 4/2017, Hollywood Reporter đã đăng bài phỏng vấn ông cho biết, Hollywood không sẵn lòng chống lại Chính phủ Trung Quốc, thế lực đang kiểm soát thị trường phim ảnh lớn thứ hai thế giới. Và Hollywood đã từ chối đầu tư vào phim của Richard Gere để tránh làm mất lòng Trung Quốc.
Thậm chí, ngay cả một bộ phim được sản xuất độc lập đến nay vẫn chưa từng được công chiếu ở Trung Quốc cũng từ chối Richard Gere. Hai tuần trước khi tác phẩm bắt đầu bấm máy, đạo diễn người Trung Quốc đã gọi điện xin lỗi và nói, nếu ông ấy hợp tác với Richard thì gia đình của ông sẽ không bao giờ được phép rời khỏi Trung Quốc, và vị đạo diễn ấy cũng sẽ không còn đường làm ăn nữa.
Richard Gere được trao tặng một chiếc khăn Khata từ Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 17/10/2007 tại thủ đô của Hoa Kỳ. (Ảnh: Sneakerdog/flickr)
Trung Quốc đã bành trướng sức ảnh hưởng của mình tới Hollywood thông qua các kênh thương mại. Năm 2012, tập đoàn của Trung quốc Dalian Wanda mua lại công ty điện ảnh lớn thứ hai ở Mỹ là AMC với mức giá 2,6 tỷ USD. Năm 2016, tập đoàn Wanda đã dành ra 3,5 tỷ USD để mua Legendary Entertainment.
Tháng 10/2016, kênh thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Pictures cũng thông báo sẽ mua một phần vốn cổ phần công ty Amblin Partners của Steven Spielberg. Ail Pictures cũng sẽ cử đại diện sang với vai trò là thành viên ban giám đốc, tham gia vào các quyết định về những vấn đề trọng đại của công tyChính phủ Trung Quốc sẽ có thể thao túng thị trường giải trí Mỹ sau hậu trường thông qua thu mua và chuyển đổi thành công các công ty Mỹ – Trung dạng này.
Xuân Nhạn, theo Vision Times

Không có nhận xét nào: