Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Việt Nam không khoan nhượng khi tìm cách kiềm chế các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông

13:00, 31/12/2018

Tau hai quan My
Tàu hải quân Hoa Kỳ tự do điều hướng theo thông lệ trên Biển Đông. (Ảnh: AFP Photo/Handout)
Trong các cuộc đàm phán cứng rắn nhằm đưa ra một hiệp ước mới giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nhằm giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam thúc đẩy các điều khoản dường như không thú vị với Bắc Kinh, theo Reuters.

Điểm tin thế giới 31/12: Hoạt động của các nhà máy Trung Quốc suy giảm sau hơn 2 năm; Ông Tập sắp có bài phát biểu nhắm vào Đài Loan

18:41, 31/12/2018

Mục Điểm tin thế giới xin chuyển tới quý độc giả những tin nổi bật diễn ra trong ngày cuối cùng của năm 2018:
Hoạt động của các nhà máy Trung Quốc suy giảm sau hơn 2 năm
Hoạt động của các nhà máy Trung Quốc đã bị thu hẹp lại vào tháng 12, lần đầu tiên sau hơn hai năm, làm bộc lộ rõ những thách thức mà Bắc Kinh gặp phải trong nỗ lực “trầy trật” để tìm cách chấm dứt cuộc chiến thương mại với Washington và đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế lớn hơn nữa trong năm 2019, theo Reuters.

Chân lạnh tổn thương đến tim, dân lạnh tổn thương đến quốc gia

Những đạo lý trị quốc an dân thời cổ đại (P.1): 

Những đạo lý trị quốc an dân thời cổ đại (P1)
Mạnh Tử nói: “Chính nhờ nhân đức mà Hạ, Thương, Chu đã giữ được ngai vàng, và cũng vì bất nhân mà họ mất nước. Nó quyết định sự suy đồi hay hưng thịnh, bảo tồn hay diệt vong của các nước chư hầu”. Vậy nên, người xưa đã tổng kết: Đạo trị quốc, chỉ là yêu dân mà thôi!
Dưới đây là trí tuệ trị quốc an dân của tiền nhân, được ghi chép trong các thư tịch cổ còn lưu lại tới ngày nay:
1. “Từ xưa đến nay, kẻ thù địch với người dân thì sớm muộn người dân tất thắng”.
(Trích “Tân thư – Đại chính thượng” của Giả Nghi đời Hán)
Trong bài thơ “Cảm hứng”, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
“Cổ lai quốc dĩ dân vi bản,Đắc quốc ưng tri tại đắc dân.”
Tạm dịch:
Xưa nay quốc gia lấy dân làm gốc,Giữ được quốc gia là do được lòng dân.
Các triều đại lịch sử xưa nay đều vậy, thuở đầu lập nước là do được lòng dân. Nhưng đến thời mạt vận thì chỉ vì lợi ích mà đối địch với lòng dân, vua quan quân coi dân như kẻ thù nên mới dẫn đến họa diệt vong.
2. “Cái gốc trị quốc là ở yên dân. Cái gốc yên dân là ở đủ dùng. Cái gốc đủ dùng là ở không quấy nhiễu dân làm ăn”.
(Trích “Hoài Nam Tử – Thái tộc”)
Cái gốc quản lý quốc gia là phải làm cho người dân an cư lạc nghiệp. Cái gốc an cư lạc nghiệp là để người dân được ăn mặc tiêu dùng đầy đủ. Cái gốc để người dân có đầy đủ ăn mặc tiêu dùng là không can nhiễu quấy rối cưỡng đoạt, để người dân hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

NHẬT PHÁI HIỆN MỎ ĐẤT HIẾM CỰC LỚN KHIẾN TRUNG QUỐC HẾT ĐÒN MẶC CẢ

Phát hiện mỏ đất hiếm cực lớn ở Nhật Bản

Dân trí Các nhà nghiên cứu vừa tìm thấy một mỏ khoáng sản đất hiếm ngoài khơi Nhật Bản được cho có thể cung cấp cho thế giới trong nhiều thế kỷ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, cho biết khu mỏ chứa khoảng 16 triệu tấn kim loại có giá trị. Khoáng chất đất hiếm được sử dụng trong mọi thứ ngày nay, từ pin điện thoại thông minh đến xe điện.
Phát hiện mỏ đất hiếm cực lớn ở Nhật Bản  - Ảnh 1.
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một mỏ đất hiếm cực lớn ngoài khơi biển Nhật Bản.
Hiện tại, chỉ có một vài lĩnh vực khả thi về kinh tế có thể khai thác vì chúng thường rất tốn kém.
Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ phần lớn nguồn cung khoáng sản của thế giới trong nhiều thập kỷ. Điều đó đã buộc Nhật Bản - một nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới phải dựa vào giá cả do người hàng xóm của họ quyết định.

BT MAI TIẾN DŨNG ĐỀ CAO, KHUYẾN KHÍCH DÂN GIÁM SÁT; TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO, HỘI NHÀ BÁO VN ĐÒI BỊT MIỆNG DÂN-AI ĐÚNG, AI SAI?

Bình luậnBộ trưởng Mai Tiến Dũng: Mỗi người dân là 1 phóng viên, giám sát hết


 "Mỗi người dân là 1 phóng viên, đi đâu dân cũng giám sát hết. Nếu mình không gương mẫu thì báo chí, người dân phát hiện ngay".

Chia sẻ với VietNamNet nhân dịp năm mới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho rằng mỗi thành viên Chính phủ phải tự soi xét mình, vị trí càng cao càng phải tự giác hơn để xây dựng một Chính phủ nêu gương.
Tự soi mình
Vừa rồi, TƯ ban hành quy định về trách nhiệm nêu gương, theo Bộ trưởng, một Chính phủ nêu gương thì đòi hỏi phải làm gì? Bản thân Bộ trưởng sẽ thực hiện quy định này như thế nào?
Tôi cho rằng trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH TƯ là rất quan trọng, mang tính giáo dục, tính tự giác.
Từ quy định này, mỗi thành viên Chính phủ phải tự soi xét mình, vị trí càng cao thì càng phải nêu gương, càng phải sáng hơn và tự giác hơn.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Mỗi người dân là 1 phóng viên, giám sát hết
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Hải

VOA-RFI: Việt Nam 'cứng rắn bất ngờ' với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Tư liệu - Một người lính hải quân Việt Nam đứng gác trên đảo Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa.
Việt Nam đưa ra những yêu sách cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc đàm phán về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Asean và Bắc Kinh, Reuters đưa tin.
Theo bản thảo bộ quy tắc đang được đàm phán mà phóng viên Reuters có được, phía Hà Nội muốn đặt ngoài vòng pháp luật nhiều hành động mà Bắc Kinh đang tiến hành trên khu vực Biển Đông trong suốt nhiều năm qua, trong đó bao gồm việc xây dựng các đảo nhân tạo, triển khai các loại vũ khí phong toả biển như hệ thống tên lửa.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc xây dựng trên Đá Gạc Ma (Ảnh của CSIS)
Đảo nhân tạo của Trung Quốc xây dựng trên Đá Gạc Ma (Ảnh của CSIS)

Ngân sách 2018 thâm hụt gần 9 tỷ USD

Thu ngân sách năm nay vượt dự toán chủ yếu do tăng thu từ nhà, đất và dầu thô. 

Kiểm toán Nhà nước vừa gửi tới Quốc hội báo cáo tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước 2018, dự toán ngân sách 2019. 
Cơ quan kiểm toán cho biết, thu ngân sách Nhà nước năm nay ước đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng; chi ngân sách hơn 1,56 triệu tỷ đồng. Như vậy, bội chi ngân sách 204.000 tỷ đồng (khoảng 8,8 tỷ USD), bằng 3,67% GDP, tương ứng với tỷ lệ bội chi kế hoạch Quốc hội giao.
Giá dầu thô tăng cao giúp ngân sách tăng thu đáng kể. Ảnh: AFP.
Giá dầu thô tăng cao giúp ngân sách tăng thu đáng kể. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, số bội chi có thể giảm "nếu Chính phủ rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn 2018 phù hợp với khả năng giải ngân 88,2% dự toán.
Xét về giá trị tuyệt đối, thâm hụt ngân sách năm nay nằm trong kế hoạch Quốc hội giao và thấp hơn 0,03% GDP về tỷ lệ, dù vậy vẫn tiềm ẩn những tồn tại trong cơ cấu nguồn thu, chi.

BẮT CHƯỚC TRUNG QUỐC, TP.HCM VẬN HÀNH " MẮT THẦN" GIÁM SÁT DÂN, CON QUAN CHƯA ĐỤNG ĐẾN?

TP.HCM vận hành 'mắt thần' giám sát đô thị 24/24


Mạnh Trường

1 2 3 4 5


Trung tâm điều hành “thành phố thông minh” sẽ có hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung giúp nhận dạng khuôn mặt, truy tìm dấu vết phương tiện; phát hiện và nhận diện tiếng nổ, đám cháy...

Hệ thống 
“mắt thần” đa năng được thử nghiệm vào tháng 12.2018
  /// Ảnh: Ngọc Dương

Hệ thống “mắt thần” đa năng được thử nghiệm vào tháng 12.2018
ẢNH: NGỌC DƯƠNG


Dự kiến tháng 1.2019, Trung tâm điều hành “thành phố thông minh” (giai đoạn 1) của TP.HCM đi vào hoạt động thử nghiệm. Trong đó, hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung của TP có nhiều nâng cấp mới, góp phần giúp quản lý đô thị tốt hơn.

TP.HCM vận hành “mắt thần” giám sát đô thị 24/24

Ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM
ẢNH: MẠNH TRƯỜNG
       
Ông Lê Quốc Cường, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung của TP sẽ tích hợp từ camera giám sát giao thông, camera của trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn và các hệ thống camera an ninh được phát triển thời gian qua trên các quận, huyện, khu vực để kết nối thành một hệ thống camera tập trung.
Hệ thống camera giám sát tập trung, hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh sự cố hạ tầng kỹ thuật đô thị 1022, hệ thống liên thông tổng đài khẩn cấp 113 - 114 - 115, các thông tin về kinh tế xã hội sẽ được tích hợp lại. Các hệ thống tích hợp trước đây là tích hợp để xem hình ảnh, còn hệ thống mới này giúp phân tích hình ảnh để phục vụ các mục đích khác nhau, như: an ninh trật tự, giao thông, đô thị, giáo dục, tài nguyên - môi trường... với trung tâm điều hành đặt tại trụ sở UBND TP. Từ thông tin tổng thể này, qua công cụ phân tích, đánh giá giúp lãnh đạo TP có hướng điều hành, xử lý kịp thời.

Hoa Kỳ chính thức rút khỏi UNESCO

Hoa Kỳ chính thức rút khỏi UNESCO

© AP Photo / Jacques Brinon
HOA KỲ
URL rút ngắn
Moskva (Sputnik) - Quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), được công bố hồi tháng 10 năm 2017, có hiệu lực vào thứ Hai theo điều lệ của tổ chức.
Washington bảo lưu tư cách quan sát viên, nhưng sẽ không còn đóng góp và được bầu vào Ủy ban Di sản Thế giới.
Năm 1984, chính quyền Ronald Reagan đã rời khỏi tổ chức, cáo buộc UNESCO chống Mỹ và lãng phí. Năm 2003, Hoa Kỳ trở lại UNESCO. Lý do cho việc rời bỏ tổ chức lần này là bất đồng  về cuộc xung đột giữa Ả Rập và Israel.
"Không dễ dàng để đưa ra quyết định này. Điều đó phản ánh khoản đóng góp ngày càng tăng của Hoa Kỳ (về phí thành viên) trong UNESCO, sự cần thiết phải cải cách cơ bản trong nội bộ tổ chức, và sự thiên vị trong việc chống Israel vẫn đang tiếp tục tại UNESCO", Đại diện Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói.
Điện Kremlin gọi quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi UNESCO là "tin tức đáng buồn".
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập vào ngày 16/11/1945.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

TIN ĐANG KIỂM CHỨNG: TRUNG QUỐC ĐANG DÒM NGÓ SÂN BAY QUÂN SỰ THỌ XUÂN THANH HÓA SAU VÂN ĐỒN

La Quán Cơm.

            Một ông bạn chơi chứng khoán cho biết: mấy tuần qua cổ phiếu của FLC đang tụt dốc bỗng dưng vùng lên, không rõ có nguồn nào bơm vào mặc dù kế hoạc cất cánh của Hãng hàng không Bamboo Airways của FLC lỡ hẹn, không ngóc cổ lên được trong tháng 12 như đã thông báo…
          Có nguồn tin cho biết: Bamboo Airways FLC chưa chịu cho máy bay cất cánh là muốn mặc cả, được cho phép đầu tư xây cái sân bay nhà như Sungoup đã xây Vân Đồn tại Thọ Xuân Thanh Hóa…
          Đối với dân tham gia thị trường vận chuyển khách đường bộ, để có Lot và được cấp giấy phép kinh doanh, Hãng xe đòi hỏi phải có bến, tức garaj riêng, để chứa phương tiện và tập kết khách thì mới được cấp phép và cho Lot…
          Nghe nói FLC đang kỳ kèo được cho phép sử dụng sân bay Thọ Xuân để làm garaj riêng cho máy bay của Hãng Bamboo Airways FLC?
         

Số phận các dự a’n có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam

Nhà thầu Trung Quốc là đối tác lớn của Việt Nam tham gia triển khai rất nhiều dự a’n hạ tầng lớn. Tuy nhiên, rất nhiều dự a’n trong tình trạng chậm tiến độ, đội vốn…
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đưa ra hồi năm 2014, trong tổng số 62 dự a’n xi măng của Việt Nam triển khai theo hình thức BOT, có tới 49 dự a’n do Trung Quốc làm tổng thầu.
Tương tự, có tới 16/27 dự a’n BOT nhiệt điện do các công ty của Trung Quốc làm tổng thầu. Trong khi đó, hầu hết dự a’n đều chậm tiến độ từ vài tháng cho tới vài ba năm và chất lượng thiết bị không đồng đều.
Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội cũng cho biết tính đến năm 2010, có đến 90% các dự a’n tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm. Trong đó, chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim, đáng chú ý, có tới 30 dự a’n trọng điểm quốc gia, với giá trị hàng tỷ USD.
Đội vốn, chậm tiến độ và nhiều tai tiếng…
Dự a’n nhiều tai tiếng của nhà thầu Trung Quốc được nhắc tới nhiều nhất gần đây chính là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Dự a’n này do Công ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC. dự a’n chính thức được khởi công từ tháng 10/2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2013. Tuy nhiên, đến nay, vượt gần 4 năm so với dự kiến, dự a’n vẫn đang nằm bất động chờ vốn.
dự a’n có tổng vốn đầu tư 552 triệu USD vào năm 2008, trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD và vốn đối ứng của Việt nam là 133 triệu USD. Tuy nhiên, do nhiều lần chậm tiến độ, đến năm 2016, dự a’n đã bị đội vốn lên 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD.
Không chỉ bị đội vốn, tính đến đầu năm 2016, nhà thầu Trung Quốc cũng đang nợ các nhà thầu phụ của Việt Nam hơn 554 tỷ đồng, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự a’n bị chậm tiến độ.
So phan cac du an co su tham gia cua nha thau Trung Quoc tai Viet Nam hinh anh 1
Hàng loạt dự a’n hạ tầng giao thông lớn của Việt Nam cũng có bóng dáng của các nhà thầu Trung Quốc và sự xuất hiện của các nhà thầu này thường gắn với việc dự a’n bị chậm tiến độ và đội vốn.

Tất Thành Cang-Lê Thanh Hải và số kiếp ác giả ác báo

Phạm Chí Dũng
Người Việt 30/12/2018
Ảnh: Đến nay, Lê Thanh Hải đã mất khá nhiều “đệ ruột.” (Hình minh họa: VietnNamNet)
“Cứ điểm” Lê Thanh Hải vừa chính thức mất tuyến lô cốt quan trọng cuối cùng, khi “đệ ruột” của ông Hải là Tất Thành Cang đã bị Hội Nghị Trung Ương 9 cách chức trung ương ủy viên và phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM vào cuối Tháng Mười Hai, 2018.
“Tôi còn anh còn, tôi chết anh chết”
Sau khi Lê Thanh Hải buộc phải rời khỏi vũ đài chính trị ngay trước đại hội 12 vào cuối năm 2015, nhân vật có giá nhất mà ông Hải “cài” lại là Tất Thành Cang. Vị trí của Cang khi đó tương đương với một quan chức cũng được xem là “đệ ruột” của Lê Thanh Hải là Nguyễn Văn Đua – phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM, đã nghỉ hưu. Ngay sau khi Đua nghỉ, Cang đã được cho trám chỗ.
Thậm chí, mắt xích Tất Thành Cang còn trở nên xung yếu đến mức mang tính sống còn, trong bối cảnh “lò” của Nguyễn Phú Trọng bắt đầu lan đến Sài Gòn vào đầu năm 2018 và bắt đầu cháy mạnh vào cuối năm 2018, với một trong những mục tiêu chính là Lê Thanh Hải và phe cánh chính trị của “bố già” này.
Lê Thanh Hải – với tư cách là “cá mập” và từ nhiều năm qua được đồn đoán là một trong những quan chức cộng sản “mập” nhất ở Việt Nam, còn phải đối phó với chiến dịch “cá mập nuốt nhau” – gây ra bởi những nhóm quyền lực và lợi ích mới người Bắc trong cuộc xung sát ghê gớm cùng lòng tham ngút trời tại Sài Gòn – thủ phủ của rất nhiều mảnh đất vàng.
Nhưng trong gần năm 2018, nhiều khả năng Tất Thành Cang đã dùng vai trò phó bí thư thường trực thành ủy để che chắn cho Lê Thanh Hải khỏi những rủi ro chính trị và cả rủi ro mất tiền.
Vào thời còn là bí thư quận 2 (nơi có dự án khu đô thị Thủ Thiêm), và sau đó là phó chủ tịch thành phố phụ trách về đô thị, Tất Thành Cang đã trở thành cánh tay đắc lực của Lê Thanh Hải để quy hoạch và giải tỏa lố 160 hécta đất, cưỡng chế đẩy đuổi hàng chục ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi mảnh đất sinh nhai duy nhất của họ, dẫn đến nhiều cái chết của người dân bởi quá phẫn uất.