Trong các cuộc đàm phán cứng rắn nhằm đưa ra một hiệp ước mới giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nhằm giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam thúc đẩy các điều khoản dường như không thú vị với Bắc Kinh, theo Reuters.

Hà Nội muốn hiệp ước tuyên bố là phi pháp đối với nhiều hành động Trung Quốc đã thực hiện trên tuyến đường thủy đang tranh chấp nóng bỏng trong những năm gần đây, bao gồm việc xây dựng đảo nhân tạo, phong tỏa các tuyến hàng hải và lắp đặt vũ khí tấn công như tên lửa, theo dự thảo đàm phán của Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (ASEAN Code of Conduct – COC) mà tờ Reuter đã xem.
Dự thảo cũng cho thấy Hà Nội đang thúc đẩy lệnh cấm đối với bất kỳ Khu vực nhận dạng phòng không mới nào (Air Defence Identification Zone) – điều mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố trên Biển Hoa Đông vào năm 2013. Các quan chức Trung Quốc đã không loại trừ một động thái tương tự trên Biển Đông.
Hà Nội cũng đang yêu cầu các quốc gia làm rõ các yêu sách hàng hải của họ trên tuyến thương mại quan trọng theo luật pháp quốc tế – một nỗ lực rõ ràng nhằm phá vỡ tuyến “đường chín đoạn” gây tranh cãi mà Trung Quốc tuyên bố và tuần tra phần lớn Biển Đông, bản dự thảo cho thấy.
“Trước mắt, sẽ có một số trao đổi rất thử thách giữa người Việt Nam và Trung Quốc nói riêng qua văn bản thỏa thuận này”, theo ông Ian Storey, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông, ông đã xem bản dự thảo.
“Việt Nam đang tổng hợp những điểm hoặc hoạt động mà họ muốn Bộ quy tắc ứng xử cấm, vì Trung Quốc đã thực hiện những điều này trong 10 năm qua”.
Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử đã có một số tiến bộ gần đây, với việc Việt Nam tích cực tham gia và các nước khác đã thể hiện “tinh thần xây dựng và hợp tác của họ”.
Thành Minh
Có thể bạn quan tâm: