Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Vị trí của cao điểm 1509 trong bản đồ biên giới Việt Nam-Trung Quốc mới so với bản đồ của Quân đội Mỹ

Vị trí của cao điểm 1509 trong bản đồ biên giới Việt Nam-Trung Quốc mới so với bản đồ của Quân đội Mỹ


Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của Quân đội Mỹ (phần 2)
Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song

(Bài đã được đăng trên DL ngày 8/10/2013)


Lưu ý
Trước khi xem các bản đồ dưới đây, cần phải đọc lời giới thiệu trong phần 1 của bài này.

BẢN ĐỒ NA LAY (12)

Đa số các cột mốc mới ở đoạn này không sai lệch nhiều so với đường biên giới trên bản đồ AMS:

BẢN ĐỒ HÀ GIANG (13)

Khu vực giữa Núi Đất (cao điểm 1509) và cửa khẩu Thanh Thủy: cột mốc mới 260 (gần chữ “Nieou”, nhìn không rõ trong hình vì điểm xanh bị số 260 che) lấn về phía Việt Nam:




Cột mốc 260 (được khoanh tròn) với biên giới theo bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư (đường đỏ):


Núi Đất (cao điểm 1509): Tuy trên bản đồ thì chênh lệch giữa cột mốc mới và biên giới trên bản đồ Mỹ là nhỏ so với sai số, nhưng TS Trần Công Trục đã xác nhận rằng trong khu vực này Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc khu vực nghĩa trang quân đội Trung Quốc.




Bản đồ nhỏ, tỷ lệ 1:5 000, trên bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư vẽ đỉnh 1509 như sau:




Phía tây Núi Đất (cao điểm 1509), các cột mốc đi theo biên giới trên Bản đồ Mỹ, và có chỗ lõm về phía Trung Quốc (gần cột mốc Pháp - Thanh số 12):

 

Không có nhận xét nào: