Liệu Trung Quốc có đủ khả năng tấn công một tàu sân bay Mỹ?
Gần đây, một đô đốc Hải quân Trung Quốc về hưu cực kỳ bài Mỹ đã hô hào rằng Bắc Kinh có thể cần phải đánh chìm một vài tàu sân bay của Hoa Kỳ để Lầu Năm Góc biết “giữ trật tự”.
Vị đô đốc này từ lâu đã nổi tiếng với sự cường điệu diều hâu, vì vậy có vẻ như chính phủ Mỹ đã không quá coi trọng lời đe dọa của ông ta, theo Hot Air.
Nhưng đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng không có động thái rõ ràng để bác bỏ bình luận của ông. Họ đã đề cập đến nó như một chiến lược “mũi máu”, hàm ý nếu bị đánh đủ mạnh ngay từ phát bắn đầu tiên, Mỹ sẽ “quay đầu cụp đuôi chạy”!
Dĩ nhiên, không có chuyên gia uy tín nào tin rằng điều đó sẽ xảy ra, nhưng ít nhất thì đó là một tình huống đáng để theo dõi. Cho đến nay, đã có một số chuyên gia về các vấn đề quân sự bắt đầu cân nhắc lời đe dọa này.
Phần lớn các nhà quan sát dường như đồng ý rằng một cuộc tấn công tên lửa lớn vào một nhóm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông thực sự có thể có thể đánh chìm (hoặc ít nhất gây thiệt hại nghiêm trọng) một trong những “trang trại chim sắt” của Mỹ. Nhưng điều đó sẽ dẫn tới một kết quả cuối cùng mà người Trung Quốc hoàn toàn không muốn.
“Quyết định tấn công một tàu sân bay mà không triển khai vũ khí hạt nhân là quyết định mà một cường quốc nước ngoài sẽ thực hiện với mức độ thận trọng vào bậc nhất”, ông Bry Bryan McGrath, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập của The FerryBridge Group LLC – một công ty tư vấn hải quân, nói với Business Insider. “Những người khác biết rằng nếu đó [tàu sân bay Mỹ] là mục tiêu của họ, ‘cơn thịnh nộ của thần’ sẽ giáng xuống họ”.
Giới chuyên gia tin rằng nếu người Trung Quốc thực sự quyết định nổ súng vào một trong những tàu sân bay của Mỹ, họ có thể thành công trong một cuộc tấn công bất ngờ. Nhưng người Mỹ có thể sẽ tiêu diệt “sạch sành sanh mọi thứ hữu dụng và có sức mạnh” của Hải quân Trung Quốc trong thời gian ngắn.
“Chúng tôi cũng có thể đánh tan cả Bắc Kinh nếu thích. Vì bằng cách đánh chìm một trong những con tàu của chúng tôi, Trung Quốc dù sao cũng đã thực hiện một hành động chiến tranh nên sẽ không có gì ngăn cản chúng tôi”, nhà bình luận Jazz Shaw nói. “Nếu [Trung Quốc] không thể dùng đến vũ khí chiến thuật (như vũ khí hạt nhân), với những hạn chế hậu cần khổng lồ trong việc vận chuyển số lượng lớn binh sĩ [Trung Quốc] đến bất cứ đâu gần lục địa Mỹ, người Mỹ có thể có thể xử lý họ (Trung Quốc)”.
Đó là một phân tích đáng khích lệ, nhưng Mỹ không chỉ có toàn tin tốt. Lầu Năm Góc cho biết các hệ thống hậu cần quân sự của Mỹ để di chuyển và triển khai quân đội và thiết bị đã bị phá hủy nghiêm trọng trong thập kỷ qua, và người Mỹ thực sự chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến với Trung Quốc hay Nga.
Theo một báo cáo của Ủy ban Khoa học Quốc phòng Lầu Năm Góc, hệ thống quân sự chiến lược của Mỹ để di chuyển quân đội, vũ khí và tiếp tế trên đường dài đã bị phân rã đáng kể và cần nâng cấp nhanh chóng để sẵn sàng cho bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai với Trung Quốc hoặc Nga.
Một đội đặc nhiệm về hậu cần của ủy ban nói trên gần đây đã đánh giá lực lượng không vận, hải vận và binh vận hiện tại của quân đội, theo đó phát hiện những vấn đề lớn với các lực lượng hỗ trợ trong cuộc xung đột cấp cao.
“Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã không chiến đấu với một kẻ thù có khả năng gây ra sự gián đoạn thảm khốc của chuỗi cung ứng quân sự cũng như việc triển khai nhân sự và khí tài”, một bản tóm tắt chưa được phân loại của các báo cáo cho biết.
Điều đó thật đáng lo ngại, nhưng không phải là mối đe dọa ngay lập tức đối với an ninh của Mỹ. Thực tế là người Mỹ chưa từng chiến đấu với một siêu cường thực sự có khả năng đánh trả họ, tấn công họ trên chính lục địa Mỹ và có thể đánh bại người Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua. Thực tế đó khiên một số khả năng của người Mỹ trong các lĩnh vực chiến tranh chuyên biệt đã bị suy yếu đôi chút.
Nhưng chuyên gia Jazz Shaw tin rằng Quân đội Mỹ đã bắt đầu giải quyết những thiếu sót này, và Nghị viện thời gian qua đã phê duyệt các khoản ngân sách khổng lồ cho họ để làm việc đó.
Trong khi đó, ít nhất là cho đến nay mối đe dọa một cuộc tấn công từ phía Trung Quốc với chiến lược “mũi máu” vẫn rất xa vời.
Mỹ Khánh
Trung Quốc triển khai “tên lửa sát hạm” sau khi Mỹ vào Biển Đông
Trung Quốc vừa loan báo triển khai “tên lửa sát hạm” Đông Phong 26 (DF-26) một ngày sau khi chiến hạm Mỹ tiến gần quần đảo Hoàng Sa trong một nhiệm vụ bảo vệ quyền tự do hàng hải, theo tờ Japan Times hôm 10/1 đưa tin.
Tờ Thời báo hoàn cầu của nhà nước Trung Quốc trích dẫn thông tin của đài truyền hình trung ương CCTV mô tả, đây là hệ thống hỏa tiễn đạn đạo DF-26, có tầm bắn từ 3.000 đến 4.000 km. Bắc Kinh bố trí các giàn tên lửa này từ vùng cao nguyên và sa mạc miền tây bắc Trung Quốc
Mặc dù không tiết lộ ngày triển khai tên lửa, nhưng thời điểm Bắc Kinh loan tin trùng hợp với chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải mới nhất của Hoa Kỳ trên Biển Đông.
Hôm 7/1, Mỹ triển khai tàu khu trục USS McCampbell, có trang bị tên lửa dẫn đường, đi tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã lên tiếng “nghiêm khắc phản đối” hành vi này.
Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn một chuyên gia giấu tên nhận định việc triển khai tên lửa diệt hạm vào lúc này là một lời cảnh báo của Trung Quốc rằng “nước này hoàn toàn có khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình”.
Theo chuyên gia này, mặc dù bố trí từ sâu trong đất liền, tên lửa “sát hạm” của Trung Quốc bắn vẫn có đủ tầm bao quát toàn bộ Biển Đông. Trong những năm qua, Bắc Kinh đã xây dựng một loạt các tiền đồn quân sự trên vùng biển tranh chấp này khiến Mỹ và các đồng minh liên tục lên tiếng cảnh báo. Tờ Hoàn Cầu tiếp tục khoe rằng, DF-26 là thế hệ tên lửa đạn đạo tầm trung mới, có khả năng phá hủy các loại tàu cỡ trung và cỡ lớn ở xa trên biển.
Gần đây, một tướng cấp cao Trung Quốc lên tiếng dọa đánh sập các tàu sân bay của Mỹ.
Hôm 20/12/2018, Chuẩn Đô đốc hải quân Trung Quốc La Viện cho rằng, điều mà người Mỹ sợ nhất là những tổn thất về nhân mạng. Ông khuyên Bắc Kinh nên đánh mạnh vào điểm yếu của Mỹ bằng cách cùng lúc tấn công 2 hàng không mẫu hạm vì làm như vậy sẽ gây thương vong cao, có thể giết chết 10,000 binh sĩ Mỹ, làm cho Mỹ phải ‘khiếp vía’.
Theo báo cáo 2018 của Ngũ Giác Đài về sức mạnh quân sự Trung Quốc, DF-26 là loại tên lửa di động trên bộ, được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2016 và “có khả năng thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu trên biển ở phía Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Biển Đông”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố, loại tên lửa này chính thức được triển khai vào tháng 4/2018 và đài truyền hình Trung Quốc hôm 8/1 loan báo tên lửa này “hiện có khả năng di động khắp cả nước”.
Các chuyên gia cho rằng, một vụ phóng tên lửa di động từ sâu bên trong nội địa Trung Quốc sẽ khó bị chặn hơn so với một vụ phóng đi từ khu vực gần bờ. Đó là vì trong giai đoạn đầu của hành trình bay, tên lửa có tốc độ tương đối chậm nên dễ phát hiện để triển khai đánh chặn. Sau khi sang giai đoạn hai, tên lửa đạt tốc độ rất nhanh khiến cơ hội đánh chặn được trở nên rất nhỏ.
Việc Trung Quốc triển khai tên lửa DF-26 cũng đã gây lo ngại ở Nhật Bản, nơi đóng nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Hoa Kỳ.
Theo Trithucvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét