Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

BỒI BÚT TRUNG QUỐC DỐI TRÁ & ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN VỀ CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC VIỆT NAM 2/1979 ( Phần 1)

Lời dẫn của Phạm Viết Đào.

         Trong tay tôi là cuốn “Sự thật về sáu cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước Trung Hoa mới”, chủ biên là Lý Kiện, “Nhà xuất bản phát thanh và truyền hình Trung Quốc” xuất bản tháng 2/1992; Sách do Cục nghiên cứu BTTM Việt Nam xuất bản 6/1992. Cuốn sách đã được 1 cư dân mạng photocopy gửi tặng. Ở Việt Nam, đây là sách lưu hành nội bộ?
         Sách xuất bản, sau cái “tuần trăng mật- đê mê” của cái “Hội nghị Thành Đô… ma mỵ”; cái hội nghị thiết kế ra cái bản lề của quan hệ Việt-Trung mới với bức hoành phi “4 tốt-16 chữ vàng”.
         Đọc xong cuốn sách dày hơn 400 trang, gồm 6 chuyên luận của nhiều tác giả được viết dưới dạng khảo cứu, sặc mùi tuyên truyền kiểu tuyên giáo Trung Quốc về 6 cuộc chiến tranh mà các học giả Trung Quốc “la làng” rằng: Đây là 6 cuộc chiến trang mà nước Trung Hoa mới phải gồng mình lên chống bọn xâm lược…
         Xin trích 1 đoạn trong “Lời nói đầu” của tác giả cuốn sách, sặc mùi lính tẩy, kích động tư tưởng bá quyền Đại Hán:” Quyển sách này phản ánh toàn cảnh 6 cuộc chiến tranh xâm lược do quân đội Trung Quốc tiến hành sau khi dựng nước ( Chống Mý giúp Triều; Phản kích tự vệ chống Ấn Độ; Phản kích tự vệ trên đảo Trân Bảo: Giúp Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ; Phản kích tự vệ ở Tây Sa; Phản kích tự vệ chống Việt Nam). Những trang sử không bình thường này không chỉ nói với mọi người rằng nhân dân Trung Quốc là một nhân dân không thể bị làm nhục, đồng thời cũng chứng tỏ chính phủ, nhân dân và hoàn cảnh hòa bình hiện có hiện nay là một điều có được không dễ dàng. Quyển sách này là một tài liệu giáo dục tốt về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế và truyền thống cách mạng cho toàn dân Trung Quốc nhất là đối với quảng đại thanh, thiếu niên”…
         “Đây là một bộ sử thi vĩ đại uy vũ hùng tráng, rung động lòng người, cũng là một bài ca chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế bi hùng vang dội. Nó chứng minh mạnh mẽ lập trường chính nghĩa chống xâm lược, không sợ cường bạo, bảo vệ hòa bình của nhân dân Trung Quốc, tỏ rõ khí tiết ngoan cường anh dũng của quân đội Trung Quốc”…
         “Ngạc nhiên chưa”, trong khi các học giả Trung Quốc huỵch toẹt bằng những lời lẽ chợ búa, bất chấp phải trái, cả vú lấp miệng em thì tại Việt Nam, vẫn còn những kẻ “ngủ mơ giưa ban ngày”, ôm khư khư cái bức hoàng phi “4 tốt- 16 chữ vàng” về quan hệ Việt-Trung; và ai phản đối lập tức bị chụp cho cái mũ ”thế lực thù địch”…
         Xin lần lượt đưa lên mạng nguyên văn một số chương của cuốn sách hiếm và hiểm này để cư dân mạng cùng chia sẻ…Các quý vị những ai nắm vững các thông tin về quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1979, đề nghị lên tiếng phản bác nhiều thôn tin bậy bạ trong bài viết này.

PHẦN 6. KHÓI LỬA BIÊN CƯƠNG PHÍA NAM ( PHẢN KÍCH TỰ VỆ CHỐNG VIỆT NAM)
Tác giả: Dương Lập Quần

Kết quả hình ảnh cho chiến tranh biên giới 1979
Chương 1: Chịu đựng đến mức không thể chịu đựng được nữa.
Đánh kẻ địch có chuẩn bị
Lời Đặng Tiểu Bình làm kinh động lòng người
Hàng triệu tấn đạn pháo bắn thành rừng lửa

         Ngày 17/2/1979, tiếng pháo nổ ở các ngọn núi xa xăm châu Á đã làm chấn động thế giới. Bộ đội biên phòng Trung Quốc sau thời kỳ dài nhân nhượng, nhẫn chịu, đã tiến hành đánh trả tự vệ đối với sự khiêu khích vũ trang của quân đội Việt Nam. Trong nửa tháng, các dũng sĩ Trung Quốc đã chiếm Lão Cai, công Đồng Đăng, hạ Cao Bằng, đánh Lạng Sơn, đạp lên các ngọn núi rậm rạp, đánh cho quân đội Việt Nam ngỗ ngược tự cao tự đại, phải hốt hoảng chạy về phía nam, dạy cho kẻ ngoan cố bảo thủ một bài học đích đáng.
         Đây là một cuộc xung đột biên giới hạn chế. Mọi người đều biết, hai nước Việt-Trung vốn là lân bang anh em, nhân dân hai nước từ xưa đến nay hữu hảo với nhau. Khi nhân dân Việt Nam chiến đấu vì sự mất còn của dân tộc, nhân dân Trung Quốc đã bớt ăn bớt mặc để viện trợ một cách khảng khái vô tư cho nhân dân Việt Nam, xẩy ra cuộc xung đột đổ máu như vậy, là điều nhân dân Trung Quốc, cũng như nhân dân thế giới không muốn nhìn thấy.

Chương I
KHÔNG THỂ NHẪN CHỊU ĐƯỢC NỮA
1.
         Hữu nghị quan, cửa khẩu hùng tráng nguy nga do chính tay đồng chí Trần Nghị viết tên ấy, đứng sừng sững giữ núi cao dốc thẳng ở biên thùy Tây nam của Tổ quốc. Nó đã từng tượng trưng cho tình hưu nghị của nhân dân hai nước Trung-Việt. Dân biên giới Việt Nam từng đoàn từng đội đi qua đó, vui mừng hớn hở đi vào trong biên giới Trung Quốc, thăm thân nhân bạn bè, mua hàng tiêu dùng. Nhân dân hai nước cười nói râm ran, thân như người một nhà. Trên tuyến đường sắt ở phía đông Hữu Nghị quan, hàng loạt đường tàu xếp đầy vật tư trang bị chạy vun vút về phía nam. Phía dưới đường sắt đó, mấy trăm chiếc ôtô chở đầy lương thực, mang theo tình sâu nghĩa nặng của nhân dân Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam, liên tục chạy về phía nam. Nhật ký trực ban trạm vận chuyển vật tư viện trợ quân sự thông qua Bằng Tường-Hữu Nghị quan đã ghi chép: trong 10 năm chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, riêng vật tư viện trợ quân sự thông qua Bằng Tường vận chuyển vào Việt Nam đã có tới 40 vạn tấn, khoảng 8 tỷ USD. Lúc đó trong tình hình thiết bị thô sơ lạc hậu, mỗi đồng chí ở trạm vận chuyển mỗi ngày vận chuyển 20 tấn vật tư hang hóa, không ít người luôn mệt đến nỗi ngất đi trong toa tàu, nhưng họ vẫn cổ vũ nhau: ”Chúng ta nguyện đổ nhiều mồ hôi để cho an hem Việt Nam ít đổ máu!”.

         Tháng 9/1978, trạm quan sát của đại đội 7 đơn vị X. bộ đội biên phòng nước ta ( tức TQ-N.D) phát hiện thấy trận địa pháo của quân đội Việt Nam trên núi gần Đồng Đăng, các nòng pháo đều hướng về phía bắc. Dù rằng lúc đó nhà đương cục Việt Nam không ngừng gây nên tranh chấp ở biên giới Viêt-Trung, nhưng đại đội trưởng nghe báo cáo vẫn không tin rằng nhà đương cục ( nhà cầm quyền-N.D.) Việt Nam “vừa là đồng chí vừa là anh em” lại coi Trung Quốc là kẻ thù, cho mãi tới khi đại đội trưởng ở tiền duyên, chính mắt nhìn thấy hướng của các nòng pháo thfi mới tin.
         Sau đó quân đội Việt Nam từ nơi đó đã nã đạn pháo tội ác (vào) quân Trung Quốc. Cửa tầng lầu được khắc ba chữ “Hữu Nghị quan” đã thấm máu tươi của các chiến sĩ ta phòng thủ Hữu Nghị quan bị thương do đạn pháo của quân đội Việt Nam bắn tới; nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa nghỉ ngơi khi đi qua Hữu Nghị quan đã in hằn rất nhiều vết đạn của pháo quân đội Việt Nam, kính màu trên cửa sổ cũng bị chấn động vỡ vụn; nhà gặp gỡ giữa nhân viên biên phòng hai bên Việt-Trung trong Hữu Nghị quan và doanh trại của đại đội biên phòng ta ở gần đó cũng bị bắn sụt một góc.
         Núi Phổ Niệm, lãnh thổ của Trung Quốc ở bên phía trước Hữu Nghị quan, tháng 8/1978 bị quân đội Việt Nam xâm chiếm, chiến hào hình tròn do quân đội Việt Nam đào ở trên núi sâu tới 1,3-1,4 m, lại có cả công sự có thể chứa được mấy chục người. Trên núi Quỳ Lãng ở bên trái phía trước Hữu Nghị quan, quân đội Việt Nam đã xây dựng công sự hình tròn hai lớp, còn có rãnh sâu thông với núi phía sau. Công sự của quân đội Việt Nam trên núi Phổ Niệm và núi Quỳ Lãng giống như một gọng kìm, từ hai hướng đông nam, tây nam kẹp chặt Hữu Nghị quan, làm cho Hữu Nghị quan trở thành không thể phòng thủ. Còn chiến sĩ phòng thru Hữu Nghị quan của ta chỉ đào một công sự phòng thân ở chỗ canh gác để bảo vệ an toàn cho thân thể thì nhà đương cục Việt Nam hết gửi công hàm lại gửi kháng nghị.
         Chính phủ nước ta nhân nhượng cầu toàn, đã hạ lệnh cho đại đội lấp bằng chiếc công sự đó. Lúc đó một số phóng viên nước ngoài đến thăm Hữu Nghị quan nhìn thấy tình thế trước mắt đã nhắc nhở bộ đội biên phòng Trung quốc: “Các anh thế này sẽ bị thiệt hại lớn!” Quân Việt Nam chiếm núi Phổ Niệm cũng giương đắc ý giơ nắm đấm chĩa sang bộ đội biên phòng Trung Quốc hét to: ”Không chỉ đây là của chúng tao, ngay cả Quảng Đông, Quảng Tây cũng là của chúng tao, hễ nơi nào có cây mộc mien đều là của chúng tao”. Hoa mộc miên màu đỏ nở khắp biên giới phía nam của Trung Quốc, hãy xem kẻ bành trướng Việt Nam cuồng vọng đến mức nào!
         Từ phía nam Hữu Nghị quan đến tận gần cửa khẩu Thủy Khẩu của nước ta, nhà đương cục Việt Nam đã xây dựng rất nhiều lô cốt kín, đường hầm, trận địa pháo và các điểm hỏa lực kín, ngay cả những lô cốt, pháo đài hỏng vỡ từ lâu, do Pháp xây dựng trước đây, cũng được làmống lại”. Một người dân biên giới Việt Nam đã sống ở Đồng Đăng hơn 30 năm nói: Những công sự này, có rất nhiều cái đã được xây dựng lặng lẽ trogn thời gian chiến tranh chống Mỹ, miệng pháp đen ngòm đã ngắm sang Trung Quốc từ lâu.
         Thị trấn Đông Hưng Quảng Tây và Móng Cái Việt Nam chỉ cách nhau một dòng sông, dòng nước xiết của sông Bắc Luân từ nơi đây chảy ra vịnh Bắc Bộ. “Cầu lớn hữu nghị Việt-Trung” bắc ngang hai bờ. Đầu cầu phía nam, cuối năm 1978 cũng đã dựng lên chướng ngại, cũng đã xây dựng lô cốt. Trên một cây to ở bờ nam treo 4 cái loa phóng thanh suốt ngày kêu gào phải “động viên toàn dân”, “vũ trang toàn dân”, “ sẵn sáng tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn với đối tượng tác chiến mới”. Loa phóng thanh còn truyền đi giọng nói cuống vọng của đầu sỏ quân đội Việt Nam: Phải “quyết chiến đến cùng”, “phải thắng ngay trận đầu”! Bên cạnh cây còn có một bức tranh cổ động lớn, bên cạnh là một quân nhân Việt Nam vũ trang đầy đủ, tay cầm súng hướng về phương bắc. Theo lời dân binh Trung Quốc và bộ đội biên phòng phía bắc cầu thì bức tranh này được treo lên sau khi Việt Nam xâm chiếm Phnom Pênh. Một hôm, một sĩ quan Việt Nam bờ nam sông cầm súng, hướng về trạm gác bên ta ở bờ bắc sông, cách nhau mấy chục mét, vung tay gào thét:” Chúng tôi đã đánh hạ Phnom Pênh rồi, người Trung Quốc các anh có sợ không?”.” Hãy đợi đấy, chúng tôi cần đánh đến Đông Hưng ăn cơm sáng! Bây giờ trước hết cho anh một phát súng!” Vừa nói vừa bắn súng.
         Thôn xóm biên giới Việt-Trung liền với nhau, mảnh đất nào là của Trung Quốc, mảnh đất nào là của Việt Nam, dân biên giới Việt Nam hiểu rõ như lòng bàn tay. Ở phía đông Hữu Nghị quan có một mảnh đất mà nhân dân Việt Nam qua biên giới sang trồng trọt, đương cục Hà Nội định chiếm đoạt. Một lần, nhân viêc công an Việt Nam ép buộc nhân dân đến tranh luận, nhân dân không đến. Nhân viên công an VN liền đặt điều kích động nói: Hoa màu mà mà các ông trồng đều bị người Trung Quốc nhổ sạch, lại còn chôn mình dưới đất. Nhân dân đến hiện trường xem, cây non xanh rờn không thiếu một cây. Lòng họ biết rõ, nhưng không ai nói một lời. Nhân viên công an VN tìm một ông già đến đây, ép ông già phải nói, ông già nhìn đất, nhìn anh em TQ thành khẩn nói: ”Mảnh đất này là của Trung Quốc. Thu xong vụ này, sang năm sẽ trao trả lại cho anh em Trung Quốc”. Nhân viêc công an VN tức tối điên cuồng chửi mắng: ”Ông già hồ đồ này cút đi”! Sau sự việc này ông già hồ đồ bị bắt giam.
         Trên rừng thông trên một sườn đồi bờ bắc sông Bắc Luân Quảng Tây có một ngôi mộ chiến sĩ Trung Quốc, trên bia khắc tên người chiến sĩ công binh đó: Đặng Vĩnh Sinh. Đặng Vĩnh Sinh là người công xã Kỷ Gia, huyện Hải Khang, tỉnh Quảng Đông, ngày 15/8/1972 đã hy sinh oanh liệt trong khi đặt ống dẫn dầu viện trợ Việt Nam. Đầu năm 1979, ở nơi này có hai anh em ruột tuổi gần 20 chạy tới, quê hương của họ là một xóm núi phía nam cầu Bắc Luân, hiện nay người thân của họ đều bị công an vũ trang VN đuổi đi. Đương cục Việt nam ép hai anh em họ đi lính, chuẩn bị đánh Trung Quốc.” Điều này đâu có thể làm được?” Hai anh em tranh nhau nói, từ nhỏ họ đã từng bắt cá cùng một dòng sông với anh em Trung Quốc, cùng kiếm củi chăn trâu trên một ngọn núi, nhìn nhau lớn lên. Khi chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cuộc sống của gia đình họ rất khổ sở, luôn thiếu gạo, thiếu muối, may mắn được anh em Trung Quốc tiếp tế liên tục, mới qua nổi những năm tháng gian nan.
         Năm 1972, khi Mỹ tiến hành phong tỏa giao thông thủy bộ của VN, chiến tranh khó khăn nhất, công bình Trung Quốc đến quê hương họ, giúp VN cấp tốc đặt đường ống dầu, liên tục dẫn xăng dầu, dầu ma dút do Trung Quốc viện trợ vào VN. Chính mắt họ nhìn thấy quân đội TQ đối với VN tốt biết bao! Người anh cảm động nói: Nhân dân quê hương tôi có câu nói: quan hệ với anh chị em TQ giống như trúc xanh trên biên giới, gốc với thân cây liền nhau. Bây giờ chính phủ cần chúng tôi cầm súng để đánh nhau với TQ, dù chết chúng tôi cũng không thể làm”.
Kết quả hình ảnh cho chiến tranh biên giới 1979
         Một ngày của năm 1978, trong thôn núi ở biên giới Vân Nam, bỗng nhiên có một người dân biên giới VN chạy tới, nhân viên biên phòng và dân binh ta hỏi han ông ta, ông ta không biết nói, nhưng ông ta rất muốn nói với nhân viên TQ điều gì đó, vội đến chết được. Làm thế nào đây? Ông ta đã làm cái loại hiệu tay, biểu thị là trong đất TQ gần biên giới, đã bị quân đội VN chôn mìn, có nguy hiểm, cần cẩn thận. Nhân viên TQ cảm ơn ông ta, biểu thị là biết, nhưng ông ta không yên tâm, bèn dẫn nhân viên TQ đi tới gần hiện trường có mìn, đầu tiên dùng tay chỉ chỉ, sau đó dùng chân dẫm xuống đất, hai cánh tay giang ra, làm tư thế ngã ra do mìn nổ. Nhân viên TQ hướng về ông ta gật gật đầu, biểu thị hoàn toàn hiểu rõ, lúc đó ông ta mới yên tâm ra đi. Sau này, nhân viên biên phòng TQ và dân binh liền căn cứ vào tình huống do “người câm” VN cung cấp mà kịp thời tháo gỡ mìn, đã bảo đảm an toàn cho dân biên giới nước ta.
         Một đêm của tháng 11/1978, trên một bến phà ở biên giới Quảng Tây, ông già Hạ đảm nhiệm chở đò cho nhân dân biên giới Trung-Việt qua lại, có thói quen ngủ trên thuyền nhỏ, bỗng nhiên bị tiếng nước uồm, uồm làm tỉnh dậy, vội vàng ngồi dậy đến đầu thuyền nhìn, chỉ nhìn thấy trên mặt sông có một bóng người đẩy mảng tre từ bên kia sang. “Ai thế”? Tôi đây. Giọng nói rất quen thuộc, dựa vào kinh nghiệm 30 năm quen biết, ông già Hạ ngay lập tức nhận ra, đây là ông bạn già bạn chiến đấu Việt Nam năm xưa đã cùng đánh du kích 3 năm ở vùng núi Bắc Bộ VN, ông già Hạ muốn thắp đèn. Bạn chiến đầu già VN xua tay, đưa điếu thuốc, bạn chiến đấu già VN không đánh diêm. Nén giọng lại, vội vàn nói cho ông bạn già Hạ biết: “ Gần đây bên kia tình hình rất căng thẳng, nói là sẽ đốt con đò này của ông, giết chết ông, chiếm lĩnh nơi này”…Ông già Hạ bán tín, bán nghi: ”Có thật thế không?” Bạn chiến đầu già VN cho biết:”  Hai anh em ta còn nói sai hay sao. Ông chớ có hồ đồ, bây giờ quân đội chúng tôi đều có quân đội ở phía nam tới, họ đã đuổi hết người trong thôn của chúng tôi, lần này tôi từ nơi khác tới, nói tình hình nghe được cho ông biết. Các ông nhất thiết phải chuẩn bị”. Hai bạn chiến đấu già Trung Việt nắm tay nhau, giọng khàn khàn nói nhỏ: ”Tạm Biệt” và vội vàng chia tay. Ông già Hạ vội vàng nói tình hình cho con trai của ông, chính trị viên đại đội dân binh. Dân binh đã tăng cường tuần tra bảo vệ khu vực bến phà. Quả nhiên mấy hôm sau trogn một đêm mưa gió, một toán nhân viên vũ trang VN đã lén lút mò tới. Do dân binh TQ đề phòng nghiêm mật, làm cho âm mưu của họ không thể thành công.
         “ Đa hành bất nghĩa tất tự vệ” ( Làm nhiều việc bất nghĩa tất sẽ tự đấy mình vào chỗ chết-ND). Đương cục VN một lòng hành động ngang ngược, điên cuồng chống Trung Quốc không thể thoát khỏi sự phán xét của lịch sử đối với họ…

( Còn nữa…)

* Đầu đề do P.V.Đ đặt


“VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”

Tập hợp 81 bài tiểu luận, bút ký, điều tra về cuộc chiến tại Chiến trường Vị Xuyên, Hà Giang 1979-1989 của Phạm Viết Đào.

Cuốn sách dày 400 trang A4; Quý vị nào có nhu cầu chia sẻ, liên hệ qua email: Hoanghtham9@gmail.com-Đt: 0382598746,,,

Không có nhận xét nào: