(Người dịch: Lưu ý: Đây
là thông tin do phía Trung Quốc đưa lên mạng, độ xác thực cần phải kiểm chứng
thêm.
Buổi sáng ngày 2 tháng 4 năm 1984,bầu trời yên
tĩnh,không một tiếng động. Đột nhiên, 2 quả pháo hiệu được bắn lên trời báo hiệu
trận đánh núi Lão Sơn bắt đầu. Tất cả các hỏa pháo từ phía quân ta (Trung Quốc)
đồng loạt bắn xuống mục tiêu.Hơn 10 vạn phát đạn pháo làm rung chuyển cả trận địa.
Trận địa quân Việt Nam trở thành 1 biển lửa, binh lính Việt bị tập kích bất ngờ
khi họ đang ngủ. Đạn pháo làm nhiều tên bị bắn banh xác. Số hỏa lực này đã được
chuẩn bị kỹ lưỡng từ 26 ngày nay!
Ngày 28 tháng 4 năm 1984, sư đoàn 40, 49 thuộc
quân đoàn 14- Quân khu Côn Minh bắt đầu phát động tấn công vào Núi Lão Sơn và
dãy Âm Sơn. 1 bộ phận sư 40 chiếm lĩnh cao điểm 662.6 được 7 phút, đúng 5 giờ
20 phút bắt đầu công kích cứ điểm chính Lão Sơn. Buổi chiều, 2 đạo quân chủ lực
gặp nhau và cùng tiến quân theo hướng Bát Hà Lý Đông Sơn, Chiếm lĩnh tiếp hơn
10 cao điểm của địch. Đến ngày 15 tháng 5 , quân ta hoàn toàn chiếm lĩnh Bát Hà
Lý Đông Sơn.
Qua
18 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, quân ta đã chiếm được toàn bộ núi Lão Sơn và
dãy Âm Sơn.
Núi
Lão Sơn thuộc địa phận phía Tây huyện Mã La Bác tỉnh Vân Nam, độ cao so với mặt
nước biển là 1422.2m, giáp với phía Tây Bắc thành phố Hà Giang của Việt Nam (được
xem là yết hầu của tỉnh Vân Nam). Lão Sơn có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng,
2 phía Việt- Trung đều rất coi trọng vị trí này, vì thế sau khi thất thủ ở Lão
Sơn, Việt Nam quyết định phản kích chiếm lại cứ điểm này.
Các
trận đánh được diễn ra vào ngày 28 tháng 4, ngày 12 tháng 6, ngày 12 tháng 7
năm 1984. Trong đó, trậnh đánh ngày 12 tháng 7 là trận đánh lớn nhất (quy mô cấp
sư đoàn), cũng là trận đánh ác liệt nhất trong số các cuộc xung đột biên giới
Việt-Trung.
Ngày
12 tháng 6 năm 1984, quân Việt Nam đột kích núi Lão Sơn của quân ta theo hướng
Cận Nạp La, quân phòng thủ tại trận địa của liên đội 2 gần như hy sinh hoàn toàn.
Nhiều lính thám sát của ta cũng bị quân Việt Nam bắn hạ, sau khi trời sáng,
quân ta phái lên 1 đội 45 người lên tái chiếm, lại tiếp tục hy sinh toàn bộ.
Sau
đó, khi có sự chi viện của pháo binh, quân ta mới tái chiếm được cao điểm này. Trước
sau, quân Việt Nam xuất ra 500 đến 600 người, kết quả bị pháo binh ta phong tỏa
cứ điểm, tổn thất rất nặng nề. Vì vị trí của cao điểm Lão Sơn quá quan trọng,
nên Việt Nam quyết tâm lấy lại bằng mọi giá, họ quyết định phát động tổng công
kích thêm 1 lẩn nữa.
Qua
những lần chống công kích trước đây, quân ta đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm
chiến đấu và tăng cường cảnh giác. Sau khi nhận được tin tình báo là sẽ có 1 trận
công kích lớn của Việt Nam lên cứ điểm, quân ta đã được lệnh tăng cường hỏa lực
và quân số. Nhưng quân Việt Nam cũng không phải loại vô dụng, nên mặc dù quân
ta đã xác định được quân địch sẽ có hành động nhưng vẫn chưa xác định được thời
gian chính xác.
Chính
vì đã biết trước, quân ta đã được trang bị thêm hỏa lực (đặc biệt là pháo
binh). Bổ sung 12 liên đội pháo binh, 4 liên đội xe tăng và đưa quân chốt tại
các điểm quan trọng, phân thành nhiều tầng. Khi quân địch tiếp cận vừa có thể độc
lập tác chiến vừa có thể yểm trợ cho nhau. 3 liên đội hỏa tiễn và rốc-két được
bố trí tại cao điểm 142, cao điểm Ly Hai Yin và sở chỉ huy mỗi nơi 1 liên đội.
Khẩu hiệu của pháo binh bắt đầu bắn là “trạng thái heo rừng”.
Theo
tin tình báo, quân ta phán đoán địch sẽ tấn công vào khoảng ngày 12 tháng 7.
Binh lực của Việt Nam gồm 2 đại đội của sư đoàn 313, 1 đại đội của sư đoàn 316,
1 đại đội của sư đoàn 312, 1 đại đội của sư đoàn 345, và 1 đại đội đặc công. ( Thực ra trận 12/7/1984 phía Việt Nam huy động 6 trung đoàn của 4 sư đoàn thiện chiến đó là F 356, F 316, F 312 và F 313-Chú thích của Phạm Viết Đào)
Buổi
sáng hôm đó, đích thân đoàn trưởng của đại đội pháo binh 119 đã chỉ huy bố trí
đạn 2.5 cho pháo binh. Mũi trận địa là quân bộ binh của đoản 40 thuộc quân khu
14. Đúng 3 giờ, bộ chỉ huy phát lệnh nhắm pháo bắn rối loạn trận địa pháo của
quân Việt Nam theo 3 hướng đã được cung cấp tin tình báo. Sau khi bắn loạt đầu
tiên, Triệu đoàn trưởng yêu cầu bộ chỉ huy cho phép bắn tiếp, nhưng bộ chỉ huy
yêu cầu ngưng bắn để xem xét tình hình. Sau đó Triệu đoàn trưởng nhìn la bàn thảo
luận với đoàn trưởng bộ binh, nếu giả dụ quân Việt Nam 5 giờ sáng xuất kích,
theo quy luật thông dụng của lính bộ binh, quân chủ lực của Việt Nam hiện thời
sẽ đóng tại đâu? Triệu đoàn trưởng tiên đoán, chỉ có thể ở cách 300m theo hướng
Bắc Thanh Thủy, cách trận địa khoảng 500m, không thể sai được. Nhưng vị trí bộ
chỉ huy đưa ra là hơn 1000m.
Sau đó, ông báo cáo lại với bộ chỉ huy và nói rõ lý do, được sự đồng ý của bộ chỉ huy, Triệu đoàn trưởng quyết định dồn hỏa lực vào 3 vị trí mà ông đưa ra. Sau đợt bắn đầu tiên khoảng 10 phút, bắn tiếp lần 2, vẫn không có động tĩnh gì. Pháo binh tiếp tục bắn tiếp pháo sáng và pháo khói nhưng vẫn không có động tĩnh nào cả. Mọi người đều cho rằng tin tình báo đã có sai sót. Tất cả được phép trở lại bình thường, ngoại trừ 1 số lính canh gác, còn lại đều bắt đầu đi ngủ tiếp.
Sau đó, ông báo cáo lại với bộ chỉ huy và nói rõ lý do, được sự đồng ý của bộ chỉ huy, Triệu đoàn trưởng quyết định dồn hỏa lực vào 3 vị trí mà ông đưa ra. Sau đợt bắn đầu tiên khoảng 10 phút, bắn tiếp lần 2, vẫn không có động tĩnh gì. Pháo binh tiếp tục bắn tiếp pháo sáng và pháo khói nhưng vẫn không có động tĩnh nào cả. Mọi người đều cho rằng tin tình báo đã có sai sót. Tất cả được phép trở lại bình thường, ngoại trừ 1 số lính canh gác, còn lại đều bắt đầu đi ngủ tiếp.
Thực
ra, tình hình vô cùng đáng sợ, quân địch đã ngầm tiếp cận sát trận địa của ta. 2
xạ thủ của ta đã bắn trúng 2 lính Việt Nam đang ẩn nấp, cả 2 đều bị thương nặng,
nhưng đội hình địch vẫn không bị hoảng loạn hoặc lộ vị trí ẩn nấp. Đội hình
đang ẩn nấp của quân địch vẫn yên lặng, dù cho đồng đội đang nằm chờ chết. Mức
độ kỹ luật và tố chất chịu đựng thật đáng kinh ngạc.
Đúng
5 giờ (không sai 1 phút), quân địch bắt đầu tấn công, toàn tuyến khai hỏa. Quân
ta nhanh chóng đáp trả. Trong màn đêm, ánh sáng của đường đạn 2 bên đan xen như
kẽ chỉ. Vì quân Việt Nam đột ngột xâm nhập nên lính gác của ta lần lược bị hạ gục.
Lúc này, lính Việt Nam đã đột kích vào được trận địa của ta, ta và địch cùng
đánh giáp lá cà. Vì quá gần, nên pháo binh không thể bắn được. Bộ chỉ huy ra lệnh
bắn phong tỏa trận địa, ghìm chân quân địch ở phía sau.
Pháo
binh đồng loạt phản pháo, chấn động gây ra do pháo kích làm mặt đất rung chuyển
dữ dội. Hỏa tiễn cùng lúc phóng hơn 13 phát, 85 canon, 100 đạn pháo, 152 lựu đạn…
và xe tăng cũng bắt đầu khai pháo. Hỏa lực pháo tạo nên 1 bức tường lửa chia
cách đội hình địch. 1 số lượng lớn quân Việt Nam thiệt mạng nhưng quân địch vẫn
tiến lên. Cả 1 buổi sáng, quân địch vẫn chưa tiếp cận được cao điểm, lúc này
pháo binh đã bắn hơn 1000 phát.
Đến
12 giờ trưa, đạn pháo đều đã dùng gần hết, đạn 2.5 tại bộ chỉ huy đều đã hết. Nếu
không có pháo binh chi viện, bộ binh ta nhất định sẽ không thể chống giữ được sự
công kích của cả 6 đại đội địch ( chỗ này
tài liệu Trung Quốc ghi nhầm, thức chất Việt Nam huy động 6 trung đoàn-Chú thích: Phạm Viết Đào). Rất may, từ
sáng sớm, biết được tình hình này, bộ chỉ huy đã ra lệnh cho xe của đoàn 470
công binh đem đạn pháo vào tiếp tế. Vì không có sự chi viện của pháo binh, quân
địch chiếm được cao điểm 164. ( ký hiệu bản đồ là B, Việt Nam gọi là cao điểm 772-Chú thích P.V.Đ)
Lúc
13 giờ chiều, đạn pháo được đem tới, quân ta tổng công kích vào điểm 164, biến
164 trở thành biển lửa, quân Việt cố thủ hơn 100 người, kết quả chỉ có 6 người
sống sót. Khắp cao điểm toàn là xác người, máu chảy như suối, cảnh tượng thật
tàn khốc.
Quân
ta tái chiếm 164 không làm quân Việt Nam lùi bước, ngược lại còn tấn công mãnh
liệt hơn. Cách đánh của lính Việt Nam thật không còn gì để nói, lấy Cương đối cương,
hết người này ngã xuống lại có người khác xông lên. Máu người nhuộm đỏ cả chiến
trường.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh
Sau trận chiến, phía Việt Nam để lại hơn 3700 xác chết, thi
thể làm đường lên núi bị tắc nghẽn. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh sau khi đi xem trận
địa đã phải thốt lên: “Từ sau trận hải chiến đến nay mới thấy nhiều xác quân địch
đến vậy”. Quân ta cũng có tổn thất khá lớn, nhưng vì lý do bảo mật đã không
công bố số thương vong. Vì số lượng thi thể quá nhiều, cộng với khí hậu ẩm ướt
của khu vực này, dễ làm thi thể phân hủy, quân ta quyết đinh để cho phía Việt Nam
đi thu gom thi thể lính Việt.
Ngày
14 tháng 7, quân ta phát truyền đơn cho phép lính Việt Nam vào thu gom thi thể
,nhưng phải mang cờ chữ thập đỏ, không mang vũ khí và giới hạn dưới 50 người.
Nhưng phía Việt Nam đã vi phạm quy định, họ đưa đến hơn 70 người, có mang cả
súng máy và không mang cờ chữ thập đỏ. Không còn cách nào khác, pháo binh quyết
định công kích, làm toàn bộ lính địch tử trận. Sau đó phía Việt Nam không đem
người đến thu dọn tử thi nửa, đoàn hóa học quyết định tiêu hủy toàn bộ xác chết
bằng lửa. Mùi thối của tử thi trong không khí làm mọi người đều ăn không nổi cơm
trong mấy ngày liền.
Trận
đánh ngày 12 tháng 7 đã làm tăng thêm uy thế của quân ta, quét sạch tham vọng
chiếm núi Lão Sơn của Việt Nam…
(
Nguồn: Quân sử Việt Nam)
(Rút từ trong tập: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét