Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

TAP CHÍ "PHÁP LUẬT & PHÁT TRIỂN" SỐ TẾT ( HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM) ỦNG HỘ PHẠM VIẾT ĐÀO KIỆN GĐ SỞ LĐ-TB-XH HÀ NỘI

Đôi lời phi lộ của Phạm Viết Đào:

VỀ HÀNH TRÌNH CỦA MỘT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH KÉO DÀI 4 NĂM

Sau khi đã chấp hành xong án phạt từ 15 tháng, tôi được ra tù ngày 13/9/2014, tôi đã làm đơn gửi Bảo hiểm xã hội Hà Nội đề nghị hoàn trả số lương hưu 15 tháng, Bảo hiểm  giữ theo Điều 62 của Bộ Luật Bảo hiểm 2006.
Ngày 24/9/2014 Bảo hiểm xã hội Hà Nội đã ban hành Quyết định 1454/BHXH-ĐC chỉ trả lương hưu cho tôi từ 1/10/2014.
Không đồng ý với Quyết định 1454, tôi làm đơn khiếu nại gửi Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội và chứng minh việc tổ chức này cắt 15 tháng lương hưu của tôi trong thời gian chịu án phạt tù là trái pháp luật, vi phạm quyền lợi hợp pháp của tôi.
Ngày 4/6/2015, tôi đã làm đơn khởi kiện Quyết định 1454 của Giám đốc bảo hiểm xã hội Hà Nội ra Tòa án hành chính Hà Nội; Tòa đã nhận đơn và yêu cầu tôi nộp án phí.
Sau một thời gian nghiên cứu hồ sơ, ngày 6/8/2015, Tòa án hành chính Hà Nội đã ban hành Quyết định 04/2015/ĐC-HCST đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm đã thụ lý 10/2015/TLST của ông Phạm Viết Đào; lý do: vụ kiện không đúng đối tượng mà Tòa án Hành chính có chức năng thụ lý, điều chỉnh.
Sau khi ban hành Quyết định 04/2015/ĐC-HCST, Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn tôi phải làm đầy đủ thủ tục pháp lý nếu muốn được Tòa hành chính Hà Nội thụ lý. Theo Tòa án Hành chính Hà Nội, Tòa chỉ có chức năng điều chỉnh các quyết định hành chính của Giám đốc Sở, không có chức năng phán quyết điều chỉnh các quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, tôi phải làm lại thủ tụ khiếu nại từ đầu: Khiếu nại Quyết định 1454 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội; Sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, phải gửi đơn khiều nại lên Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội, là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Tòa chỉ có thể thụ lý đơn và phán quyết, điều chỉnh các quyết định của Giám đốc Sở.
Như vậy, tôi đã vòng đi vòng lại mất hơn 16 tháng để hợp thức được thủ tục của một vụ khởi kiện hành chính, đòi lại 15 tháng lương hưu bị cắt trái pháp luật; Nghĩa là tôi phải có đủ các quyết định giải quyết khiếu nại của GĐ Bảo hiểm xã hội Hà Nội và GĐ Sở lao động Thương binh Xã hội Hà Nội rồi mới kiện được ra tòa.
Ngày 21/1/2016 tôi gửi Đơn khởi kiện Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH đồng ý Quyết định 1454/BHXH-DC ngày 29/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội và nộp án phi.
Vụ án của tôi được Tòa án Hành chính Hà Nội giao cho Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện thụ lý.
Thế nhưng, sau khi Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện được giao thụ lý Đơn khởi kiện của tôi, thẩm phán Hoàng Chí Nguyện rơi vào giai đoạn “ tái bổ nhiệm lại chức danh thẩm phán”, do đó đơn khởi kiện của tôi đành phải chờ khi ông có quyết định bổ nhiệm.
Việc chờ đợi này kéo dài từ 21/1/2016 cho đến thời điểm hiện tại là năm 2018.
Trong một cuộc gặp thẩm phán Hoàng Chí Nguyện tại cơ quan Tòa án Hành chính Hà Nội 1/2018, tôi được ông cho biết: Ông đã có quyết định “ tái bổ nhiệm thẩm phán”; Thẩm phán Hoàng Chí Nguyện hứu sẽ đưa Đơn khởi kiện Giám đốc ra xử sau tết Mậu Tuất năm 2018.
Như vậy, nếu tính từ lá đơn khởi kiện thứ nhất gửi Tòa ngày 23/12/2014 đến nay là năm 2018, tôi đã mất thời gian hơn 40 tháng chờ và hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý theo yêu cầu của Tòa.
Là một người hiểu biết pháp luật, xuất thân làm nghề thanh tra, lại đang sống tại Hà Nội và đã nghỉ hưu nên mới có điều kiện, thời gian để “ trường ký kháng chiến” với một quyết định hành chính trái pháp luật của cơ quan nhà nước là Bảo hiểm xã hội Hà Nội và GĐ Sở LĐ…
Tôi chỉ viết một số bài trên blog cá nhân thế mà đã lập tức bị quy là xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước cá nhân và phải bị ngồi tù 15 tháng, mặc dù không một đối tượng bị xâm hại nào ra tòa tố cáo và chứng minh các thiệt hại có thật của họ nếu có? Trong khi đó, các cơ quan công quyền của nhà nước đã tự ý cắt giữ gần 100 triệu tiền trong thời gian hơn 5 năm, tính từ 1/7/2013 đến nay thì việc đòi lại số tiền mồ hôi, nước mắt không nhỏ này của tôi phải qua quá nhiều cửa ải!
Chắc chắn, nếu vụ này tôi được Tòa xử thắng, các vị đã xâm phạm lợi ích hợp pháp của tôi không một vị nào rơi rụng mất một "chiếc lông chân"! Mặc dù họ là thủ phạm gây ra cho tôi nhiều thiệt hại cả về vật chất, tinh thần và thời gian…
Xin cảm ơn Ban biên tập Tạp chí “ Pháp luật & Phát triển”-Hội Luật gia Việt Nam; cảm ơn tác giả Phạm Mai Phượng đã đưa vụ kiện của tôi ra công luận để mọi người thấy: hành trình gian nan của người dân khi muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Luật sư Nguyễn Văn Ngọc, Đoàn luật sư Hà Nội đã kịp thời lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi.
Cuối cùng tôi mong cư dân cộng đồng mạng xa gần ủng hộ vụ kiện này của tôi!

Blogger-FB Phạm Viết Đào

Một giám đốc sở phải ra tòa vì tùy tiện cắt lương hưu
       
Ông Phạm Viết Đào (thường trú Nhà 2, Ngõ 460/7/39 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) khởi kiện Giám đốc sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) Hà Nội, với lý do: Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội đã ký Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH đồng ý Quyết định 1454/BHXH-DC ngày 29/9/2014 của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Hà Nội, cắt 15 tháng lương hưu của Phạm Viết Đào trong thời gian ông Đào thi hành án phạt tù.
      Ông Phạm Viết Đào bị Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao kết án 15 tháng tù, thời gian thi hành án từ 13/6/2013 đến 13/9/2014 (theo bản án 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014) vì vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.

      Chấp hành xong án phạt tù 15 tháng, ông Phạm Viết Đào chính thức nhận lương hưu từ 1/6/2012. Ông đã đến cơ quan BHXH Hà Nội, làm thủ tục yêu cầu hoàn trả số tiền 15 tháng lương hưu của ông bị BHXH Hà Nội giữ lại theo Điều 62 Luật BHXH năm 2006. Nhưng cơ quan BHXH Hà Nội đã ban hành Quyết định 1454/BHXH-DC  ngày 29/9/2014, chỉ trả lương hưu cho ông Đào từ ngày 1/10/2014.
       
Không đồng ý Quyết định 1454/BHXH-DC  của BHXH Hà Nội, ông Đào gửi đơn khiếu nại. Ngày 4/12/2015, Giám đốc BHXH Hà Nội ban hành Quyết định 2129/QĐ-BHXH giải quyết khiếu nại lần đầu, giữ nguyên Quyết định 1454/BHXH-DC.
      Không đồng ý Quyết định 2129/QĐ-BHXH của BHXH Hà Nội, ông Đào gửi đơn khiếu nại Quyết định 2129/QĐ-BHXH lên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội.
     Ngày 18/1/2016, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội ra Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH giải quyết khiếu nại lần 2 đơn khiếu nại của ông Đào; trong đó khẳng định: “Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc BHXH Hà Nội là đúng. Giữ nguyên Quyết định 1454/ BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của BHXH Hà Nội về việc hưởng tiếp chế độ BHXH hằng tháng đối với ông Phạm Viết Đào”.
       Không đồng ý Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 của Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội, ngày 21/1/2016 ông Đào khởi kiện, cho rằng Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội công nhận Quyết định 1454/BHXH-DC của BHXH Hà Nội cắt 15 tháng lương hưu của ông trong thời gian chấp hành án phạt tù là trái Luật BHXH năm 2006; trái Bộ luật Hình sự năm 2005, trái Hiến pháp năm 2013; trái Luật Tố tụng Hình sự…
       Ông Phạm Viết Đào yêu cầu Tòa Hành chính TAND thành phố Hà Nội xét xử, buộc Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Giám đốc BHXH Hà Nội phải hoàn trả số tiền 15 tháng lương hưu của ông bị cơ quan BHXH tùy tiện “cắt”; đồng thời  yêu cầu phía BHXH Hà Nội bồi hoàn lãi suất không kỳ hạn số tiền đó. Tòa Hành chính TAND thành phố Hà Nội đã thụ lý đơn khởi kiện của ông Đào và sẽ xét xử trong thời gian tới.
      Cơ sở pháp lý ông Đào đưa ra chứng minh Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 của Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc BHXH Hà Nội là vi phạm pháp luật bảo hiểm và vi phạm pháp luật hình sự, như sau:
      Thứ nhất, việc Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội và Giám đốc BHXH Hà Nội vận dụng Điều 62 Luật BHXH năm 2006, Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP và Mục 11 Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH ngày 23/9/2008 là sai và trái pháp luật. Điều 62 Luật BHXH năm 2006 và Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy địnhNgười lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH…trong các trường hợp sau đây: Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo…”
      Thứ hai, việc tạm dừng này Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH hướng dẫn “Được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành án phạt tù”. Ông Đào cho rằng tại Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội đã “lươn lẹo” nội dung này; nội dung này thực chất được quy định tại Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH nhưng Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH lại ghi là của Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP.
      Tại Mục 2 Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định: "Lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc khi người được toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp”. Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP không hướng dẫn mốc hoàn trả lương hưu “được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị án phạt tù chấp hành xong án phạt tù” như Quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014 của Giám đốc BHXH Hà Nội.
      Tại Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản QPPL dạng thông tư: “Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”.
      Như vậy, Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH đã hướng dẫn trái Điều 33 Nghị định 152/2006/NĐ-CP và Điều 62 Luật BHXH năm 2006. Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH đã hướng dẫn trái Luật BHXH năm 2006 (Điều 15 Mục 3) quy địnhQuyền của người lao động: Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời”. Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH đã hướng dẫn trái Điều 20 Luật BHXH năm 2006 quy định: “Trách nhiệm của Tổ chức BHXH: thực hiện việc trả lương hưu, trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời”...
Việc dựa vào Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH để cắt 15 tháng lương hưu của ông Đào, ông Đào cho rằng đã vi phạm Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực…”. Chỉ tòa án mởi có quyền ra bản án và hình phạt đối với công dân. Bộ LĐ-TB-XH, Sở LĐ-TB-XH và BHXH không có quyền xử phạt, cắt lương hưu của người đã đóng BHXH và đã có quyết định được hưởng lương hưu.
      Ông Phạm Viết Đào bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phạt vì vi phạm Điều 258 Bộ Luật Hình sự; Điều 258 không quy định người bị xử phạt phải bị cắt lương hưu nếu đã nghỉ hưu; Bản án phúc thẩm 305/2014/HSPT ngày 9/6/2014 của Tòa phúc thẩm Hà Nội - TAND Tối cao xử phạt ông Phạm Viết Đào 15 tháng tù không có hình phạt cắt lương hưu.Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH còn trái Hiến pháp năm 2013 (Điều 32): Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”.
        Ông Phạm Viết Đào cho rằng việc Giám đốc BHXH Hà Nội ban hành Quyết định 1454/BHXH-ĐC ngày 24/9/2014và Giám đốc sở LĐ-TB-XH Hà Nội ban hành Quyết định 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/1/2016 là trái pháp luật; do đó ông  yêu cầu Tòa Hành chính - TAND thành phố  Hà Nội hủy bỏ, buộc Giám đốc BHXH Hà Nội và Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội hoàn trả quyền lợi hợp pháp cho ông.
                                                                                                    Phạm Mai Phượng

BOX:
      Nghiên cứu hồ sơ vụ này, Luật sư Nguyễn Văn Ngọc (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận xét:
      Điều 62 - Luật BHXH chỉ quy định các trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu chứ không quy định các trường hợp bị cắt (không được hưởng lương hưu). Do đó phải hiểu rằng ông Phạm Viết Đào chỉ bị dừng không được hưởng hằng tháng số lương hưu trong thời gian thụ án; hết thời hạn chấp hành án phạt tù thì ông Đào có quyền truy lĩnh.
     Nguyên tắc chịu trách nhiệm các loại hình phạt được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự (BLHS) nhưng BLHS năm 1999 và hiện nay đều không có chế tài hình phạt "cắt, không cho hưởng lương hưu khi người phạm tội thụ án".
      Theo điều 5 Luật BHXH năm 2006 (luật mà Sở LĐ-TB-XH Hà Nội bám vào để không cho ông Đào hưởng lương hưu 15 tháng) thì việc hưởng lương hưu của ông Đào được căn cứ vào thời gian đóng BHXH của ông Đào trong quá trình công tác có sự chia sẻ của những người lao động đóng bảo hiểm. Nói cách khác, đây là tiền thuộc sở hữu của ông Đào và những người lao động đóng bảo hiểm. Việc đóng bảo hiểm của ông Đào là việc trích một phần lương hưu hằng tháng (thu nhập hợp pháp) của ông Đào làm "của để dành" cho ông khi về già, hoàn toàn không từ nguồn ngân sách nhà nước.
      Điều 32 Khoản 1 Hiến pháp VN năm 2013 quy định "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của để dành...".
      Từ những căn cứ, nhận định trên, có thể thấy việc áp dụng Điều 62 Luật BHXH năm 2006 để buộc ông Đào không được hưởng lương hưu khi thụ án là không đúng quy định của pháp luật về chế độ tiền lương hưu trí.

Không có nhận xét nào: