Phạm Viết Đào.
Bải liên quan:
Mỗi khi nói đến lịch sử quan hệ 2
nước, lãnh đạo 2 nước thường nhắc tới những sự giúp đỡ to lớn của phía Trung
Quốc đối với Việt Nam về vũ khí, trang thiết bị và nhu yếu phẩm trong 2 cuộc
chiến tranh?
Vậy những sự viện trợ đó có là bao
nhiêu, có đúng là vô tư, vô điều kiện và một chiều hay không; ở đây người viết
xin chưa đề cập tới những lợi ích chính trị mà phí Trung Quốc gặp hái được khi
liên minh với Việt Nam, đứng sau Việt Nam để đánh Nhật, Pháp và Mỹ đến người Việt
Nam cuối cùng…
Xin “hạch toán“ số liệu của các khoản viện trợ mà Trung Quốc đã dành cho
Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh…
Theo số liệu của WikiPedia mà chúng
tôi tìm thấy: “Trong 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi
thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 6,8 tỉ USD), trong đó hơn một nửa là
viện trợ quân sự, còn lại là viện trợ kinh tế.[4]””
Như vậy: con số 6,8 tỷ USD nếu cộng cả
trong chiến tranh chống Pháp cứ coi Trung Quốc chiếm ½ con số trên: 3,5 tỷ USD;
theo thông lệ quốc tế những viện trợ về quân sự không được hạch toán vào Dư NỢ.
Thế nhưng ta cứ cộng tất cả cho phía Trung Quốc; hạch toán toàn bộ khoản tiền
Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam; Phía Việt Nam chấp nhận hạch toán vào phần Dư
CÓ, đối ứng với phần Dư NỢ của phía Trung Quốc…
Nói trắng ra tạm tính: Việt Nam vay nợ
Trung Quốc 3,5 tỷ USD để mua sắm trang vũ khí và các nhu yếu phẩm dân sinh khác
trong cả 2 cuộc chiến tranh…
Vậy cái khoản Dư NỢ 3,5 tỷ USD mà
Trung Quốc xuất sang Việt Nam ấy hạch toán vào Tài khoản 154: chi phí
sản xuất dở dang có đúng do Chính phủ phải Trung Quốc bòn rút, chắt bóp
từ hạt gạo củ khoai của nhân dân Trung Quốc làm ra không?
Người viết bài này đảm bảo, số tiền
3,5 tỷ USD này Việt Nam chưa đụng đến củ khoai và hạt gạo của nhân
dân Trung Quốc. Bởi đã tìm ra một khoản “Dư
CÓ” liên quan tới khoản “Dư NỢ”này
của phía Trung Quốc có nguồn “ nguyên
liệu” kết chuyển từ Việt Nam.
Xin tạm
ví nó giống với tài khoản TK 621 là tài khoản mà ngôn ngữ Tài chính gọi là Tài
khoản tổng hợp chi phí trực tiếp; Từ Dư CÓ của Tài khoản 621 này đã kết chuyến
sảng Dư NỢ của 154 để đối ứng với Dư CÓ kết chuyển cho phía Việt Nam Theo sơ đồ
dưới đây:
( sơ đồ )
Theo tính toán của người viết bài
này: Hiệp định sơ bộ
Pháp-Việt (1946) ký giữa Chính phủ Pháp và chính phủ
Việt Nam dân chủ Cộng hòa 6/3/1946 có thể kết toán, một dạng giống
với Tài khoản tổng hợp chi phí trực tiếp, tức TK 621...
Chính phần Dư CÓ của tài khoản 621 của phía Trung Quốc bắt
nguồn, được kết chuyển từ phần Dư NỢ mà phía Việt Nam kết chuyển cho Dư CÓ của
Tài khoản 621 tính cho phía Trung Quốc ?
Để hiểu rõ “
bút toán “ này, xin trích nguyên văn
“Hiệp
định sơ bộ Pháp-Việt” là một hiệp định được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Hiệp ước Hoa-Pháp ký
ngày 28 tháng 2 năm 1946 giữa
chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch. ( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )
2 hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của
cả 3 bên: Pháp,
Trung Hoa dân quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòanhằm mưu đồ lợi ích riêng.
Nguyên nhân ( Nguồn
đối ứng )
Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay chính
phủ Trần Trọng Kim được phát-xít Nhật bảo hộ, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải
giáp quân đội Nhật Bản. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ
tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập,
chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Tưởng Giới Thạch nhanh chóng nhận thức rằng: vai trò cường quốc của Trung Quốc trong việc đưa quân
vào Đông Dương. Trung Quốcsẽ
giúp phe đồng minh ép
Pháp phải chấp nhận các điều kiện do Quốc dân đảng đưa ra để giải quyết những xung đột lợi ích giữa Trung
Quốc với Pháp; nếu
Pháp muốn quay lại thuộc địa cũ của mình.
Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng
vũ lực buộc Lâm ủy Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp.
Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiến tranh du kích để chống lại.
Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vẫn công
nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy
nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng để
đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam.
Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa –
Pháp được ký kết, với 2 điểm chính: Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc
như Quảng Châu Loan và
nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam. Pháp
sẽ nhượng cho Trung Quốc
khai thác một đặc khu tại hải cảng Hải Phòng, miễn thuế cho hàng hóa của Trung Hoa vận chuyển sang
miền Bắc Việt Nam.Đổi lại, chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay
thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam.
Về cơ bản, hiệp ước này cho phép quân đội Pháp trở lại Bắc
Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân
Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc
cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân quốc.
Diễn giải nôm
na: 2 hiệp ước ký vào năm 1946 thực chất là một cuộc đổi chác giữa 3 chính phủ
Pháp-Trung Hoa dân quốc và Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Pháp được lợi: được đưa
quân Pháp vào miền bắc, quân đội Tưởng chịu rút ra trao quyền kiểm soát lãnh
thổ cho Pháp; Phía Pháp nhượng bộ cho Quốc dân Đảng quyền khai thác một số tô
giới thuộc quyền khai thác của Pháp nay nhượng lại cho chính quyền Tưởng Giới
Thạch trên đất Trung Hoa và Việt Nam; còn phía Việt Nam đã tránh một lúc phải
đối phó với nhiều kẻ thù, đuổi được tàn quân Quốc dân Đảng ra khỏi Việt Nam…
Về vụ ký 2
hiệp ước này, một trong những khoản lợi tức mà Trung hoa dân quốc được hưởng,
sau 1949, đã rơi vào tay Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tiếp quản đó là tuyến
đường sắt Côn Minh-Hải Phòng do Pháp ký với triều đình Mãn Thanh.
Đây là tuyến
đường sắt Pháp bỏ toàn bộ tiền ra đầu tư xây dựng dưới dạng BOT của thời hiện
đại, Pháp bỏ tiền xây dựng và được khai thác trong vòng 100 năm…
Tuyến đường
sắt này hoàn thành năm 1910 và nếu đúng thỏa thuận đã ký thì Pháp phải khai
thác tới năm 2010; nhưng từ năm 1946, tuyến đường sắt đã đã được Pháp sang
nhượng cho Trung Hoa dân quốc. Sau năm 1949,việc khai thác tuyến đường sắt này đã
về tay Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Kết quả này do 3 bên: Chính phủ Pháp- chính
quyền Quốc dân Đảng và Chínhphủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký thỏa thuận với
nhau năm 1946…
Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa đã không phải bỏ tiền ra xây dựng tuyến đướng sắt cứ tính từ cửa
khẩu Lao Cai tới Côn Minh, thu không 60 năm thử hỏi là bao nhiêu lợi tức ?
Nếu hạch toán
sòng phẳng khoản lợi tức mà phía Trung Quốc thu được trong 60 năm khi khai thác
tuyến đường sắt Lào Cai-Côn Minh ấy đem đối ứng phải khoản tiền 3,5 tỷ USD mà
Trung Quốc luôn to mồm nói là vô tư giúp Việt Nam xem ai nợ ai ?
Trong phần 1 và phần 2, tôi đã tạm
"khái toán" các khoản chi
phí tạm ghi vào phần Dư NỢ cho phía Trung Quốc và phần Dư CÓ cho phía Việt Nam.
Đây là khái toán về tổng chi phí mà Trung Quốc đã xuất sang Việt Nam ( viện trợ)
trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, với giá trị khái toán: 3,5 tỷ
USD...
Số tiền mà Việt Nam vay này, tạm khái toán Việt Nam mang NỢ Trung Quốc như bài viết đã đặt vấn đề: hoàn toàn chưa đụng đến củ khoai hạt gạo của nhân dân Trung Quốc...
Số tiền mà Việt Nam vay này, tạm khái toán Việt Nam mang NỢ Trung Quốc như bài viết đã đặt vấn đề: hoàn toàn chưa đụng đến củ khoai hạt gạo của nhân dân Trung Quốc...
Theo tôi, khoản khái toán này có nguồn
đối ứng với một nguồn tài sản có giá trị có nguồn gốc từ Việt Nam: Đó là Hiệp định
sơ bộ ký ngày 6/3/1946 giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại diện cho Chính phủ Việt
Nam dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp và Hiệp ước Pháp-Hoa ký giữa Chính phủ
Pháp với đại diện Chính quyền Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch, ký đầu
năm 1946 trước khi Pháp ký với Chính phủ Hồ Chí Minh...
Như vậy, do cuộc chiến đấu của nhân
dân Việt Nam với quân đội phát xít Nhật và quân đội Pháp mà: chính quyền Tưởng
Giới Thạch và sau đó là chính phủ Bắc Kinh không giây máu mà được ăn phần...
Để hiểu được phần Dư NỢ mà phía Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa của ông Mao phải chịu hạch toán đối ứng với xương máu của
nhân dân Việt Nam, chúng ta cùng nghiên cứu việc người Pháp đã bỏ ra bao nhiêu
sức người, sức của để xây tuyến đường sắt này. Các tài liệu, số liệu hiện đang
được lưu về việc các công ty của Pháp xây dựng tuyến đường sắt này hiện đang giữ
tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1...
Các số liệu được ghi bằng giá trị của
đồng tiền thới kỳ đó cho thấy có mấy số liệu đáng chú ý:
"-Công việc khởi đầu
năm 1901 và kéo dài đến năm 1910, băng qua những vùng núi cao vực sâu hết sức
hiểm trở.
-Tuyến
đường sắt Vân Nam bắt đầu xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1910 với chi phí
xây dựng là 87.700 đồng bạc/km cho đường sắt đoạn Hải Phòng- Lào Cai và 147.300
đồng/km cho đường sắt đoạn Lào Cai- Vân Nam Phủ. Tổng chi phí cho cả tuyến đường
lên đến 102 triệu đồng bạc, tương đương với 243.500.000 phơ-răng tính theo tỷ
giá của các năm xây dựng.
--Ít
nhất có 12.000 trên tổng số 60.000 công nhân bản địa và khoảng 80 người châu Âu
đã chết trong thời gian xây dựng tuyến đường sắt, trong đó nhiều người chết vì
bệnh sốt rét.
Để vượt chênh lệch độ cao 1.900m giữa Hải Phòng và Côn Minh, đoàn thi công phải
bắc 173 cây cầu và
đào 158 đoạn đường hầm xuyên núi..."
Việc quy đổi khoản chi phí trên ra giá
trị tiền hiện nay là việc khó khăn nhưng không thể không tính được;
Tôi chỉ đưa ra một khái toán để so
sánh: Hiện Trung Quốc đang đề nghị giúp Lào xây dựng tuyến đường sắt nối Vân Nam
xuyên qua Lào tới Lao Bảo với dự toán 7,5 tỷ USD...Nếu tuyến đường sắt xuyên
Lào với giá trị 7,5tỷ USD thì nếu Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng tuyến đường sắt
Côn Minh-Hà Khẩu, giá không thể dưới 4 tỷ USD...
Cộng với số lợi tức mà Trung Quốc khai
thác tuyến đường sắt này từ năm 1949 tới năm 2010, về pháp lý thuộc của Pháp vì
Pháp bỏ tiền ra xây, chắc chắn sẽ vượt xa khoản tiền 3,5 tỷ USD mà Trung Quốc
đa bỏ ra chi phí cho 2 cuộc chiến tại Việt Nam...
Cơ sở để tôi đưa ra kết luận: số tiền
3,5 tỷ USD mà Trung Quốc chi phí để đánh Mỹ, đánh Pháp đến người Việt Nam cuối
cùng ấy, chắc chắn chưa đụng đến một củ khoai, hạt gạo của nhân dân Trung Quốc...
Chỉ tính riêng khoản lợi tức khai thác
tuyến đường sắt Hà Khẩu-Côn Minh, Trung Quốc hưởng lợi lớn, đang mang NỢ đối với
nhân dân Việt Nam !
Trong các hồi ký của trung tá "Đặng Văn
Việt (sinh năm 1920) là một cựu trung tá Quân
đội Nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là
trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174[1] -
một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân
đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng được
người Pháp mệnh danh là "Con hùm xám đường số 4" do thành tích chỉ
huy đơn vị mình trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả hai chỉ huy binh đoàn Pháp là các Trung tá Marcel Lepage và Pierre Charton...”
( WikiPedia); Ông có kể vể những trận đánh dọn sạch đường số 4
để khơi thông đường biên giới Việt-Trung. Hiện nay, sử sách Việt Nam vẫn viết về
chiến dịch biên giới đầu năm 1950, đích thân ông Hồ Chí Minh lên đốc chiến: Đây
là chiến dịch quân sự lớn nhằm phá thế bao vây của quân Pháp để nối Việt Nam với
phe xã hội chủ nghĩa “anh em”…
Theo Đặng Văn Việt thì: trung đoàn 174
của ông không chỉ tiêu diệt quân viễn chinh Pháp trên đường số 4, ông còn đưa quân
sang tiêu diệt tàn quân Quốc dân Đảng đang cát cứ tại mấy tỉnh phía nam Trung Quốc.
Số lượng quân Quốc dân Đảng rút về đây cùng đến hàng vạn.
Quân của Trung tá Việt đã giúp giải phóng
một số huyện lỵ Quảng Tây Trung Quốc khỏi tay Quốc dân Đảng. Điều quan trọng hơn,
Trung đoàn 174 của Đặng Văn Việt còn ngăn chặn tàn quân Quốc dân Đảng, không cho
mượn đường số 4 ra biển để chạy sang Đài Loan…Hàng vạn lính Tưởng Giới Thạch đã
đánh bật trở lại về đất Trung Quốc…Như vậy, xương máu của bao người lính của Đặng
Văn Việt cũng đã góp phần dành lại đất đai cho Trung Quốc cộng sản…
Với ngần ấy công lênh xương máu của bộ đội ông Việt, nếu sau này Trung Quốc có mang cho ít súng đạn thì cũng không rẻ gì. Cuộc đời của người hùng Đặng Văn Việt sau này bị Trung Quốc giam lỏng trên đất TQ
Với ngần ấy công lênh xương máu của bộ đội ông Việt, nếu sau này Trung Quốc có mang cho ít súng đạn thì cũng không rẻ gì. Cuộc đời của người hùng Đặng Văn Việt sau này bị Trung Quốc giam lỏng trên đất TQ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét