Trong xã hội Trung Quốc có một câu nói quen thuộc: “Cứ khi nào đến năm có số 9 đuôi, thì sắp xảy ra hỗn loạn”. Điều này phù hợp với quy luật “vật cực tất phản” trong quan niệm cổ xưa vì số 9 đã là đứng ở vị trí cao nhất.
Và trên thực tế quả đúng là như vậy. Ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, đã có những sự kiện lớn xảy ra mỗi khi đến năm có 9 ở cuối. Chúng ta hãy cùng điểm lại những sự kiện sau đây.
Ngày 4/5/1919, Trung Quốc nổ ra phong trào Ngũ Tứ, một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức để phản đối phản ứng yếu kém của chính phủ Trung Hoa Dân quốc đối với Hiệp ước Versailles, đặc biệt là cho phép Nhật Bản nắm chủ quyền tỉnh Sơn Đông, nơi quân Đức đầu hàng sau cuộc bao vây Thanh Đảo. Những cuộc biểu tình này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình khắp cả nước và đánh dấu sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), buộc Trung Hoa Dân Quốc (ROC) phải rút về Đài Loan, dẫn đến cuộc đối đầu chính trị và quân sự kéo dài giữa Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Trung Quốc đại lục. Đồng thời, cuộc nội chiến giữa Trung Hoa Quốc dân đảng (do Tôn Trung Sơn thành lập) và ĐCSTQ vẫn tiếp diễn ở phía Bắc và phía Nam đất nước, xã hội rơi vào hoàn cảnh rất hỗn loạn.
Năm 1959, một cuộc nổi dậy toàn diện nổ ra ở Lhasa, Tây Tạng. Hàng ngàn người được cho là đã chết trong cuộc đàn áp sau đó của ĐCSTQ. Đức Đạt Lai Lạt Ma và hầu hết các tu sĩ đã chạy trốn đến Bắc Ấn Độ, theo sau là khoảng 80.000 người Tây Tạng khác. Cũng trong giai đoạn từ năm 1958-1960, ở Trung Quốc diễn ra kế hoạch Đại nhảy vọt, cưỡng chế tập thể hóa nông nghiệp và chế độ nhà ăn tập thể. Đây được xem là đại thảm họa kinh tế làm khoảng 37 – 43 triệu người chết đói.
Tháng 3/1969, cuộc đụng độ biên giới Trung-Xô nghiêm trọng nhất đã xảy ra ở vùng lân cận đảo Trân Bảo trên sông Ussuri, đưa hai nước đứng đầu chủ nghĩa cộng sản đến bờ vực chiến tranh. Có hàng trăm người chết và bị thương ở cả hai phía. Vào tháng 8/1969, Trung Quốc đã xảy ra các cuộc đụng độ tiếp theo ở biên giới. Căng thẳng leo thang dẫn tới tình trạng chạy đua vũ khí hạt nhân toàn lực giữa Trung Quốc và Liên Xô. Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) vào tháng 8/1969 trên “Bản tin thường nhật dành cho Tổng thống” (President’s Daily Brief) đã mô tả cuộc xung đột là có “khả năng bùng nổ”, trong đó có một cuộc tấn công của Liên Xô vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc “dường như coi Liên Xô là kẻ thù trước mắt lớn nhất của mình”.
Vào tháng 2/1979, Trung Quốc phát động Chiến tranh Trung-Việt. Mặc dù cuộc chiến chỉ kéo dài một tháng, nhưng số thương vong là rất lớn. Theo dữ liệu chính thức của Trung Quốc, có 6.954 người thiệt mạng và gần 14.800 người bị thương.
Tháng 6/1989, tại Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc đã huy động quân đội trang bị súng trường và xe tăng để đàn áp những sinh viên yêu nước, không có vũ trang kêu gọi dân chủ, tự do báo chí, tự do ngôn luận và chống tham nhũng. Điều này đã khiến cả thế giới bị sốc. Theo thông tin về hồ sơ mật của Nhà Trắng, số thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40.000 người, trong đó có 10.454 người bị giết. Sau sự kiện ngày 4/6 này, cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và các nhà phân tích chính trị đã lên án chính phủ Trung Quốc vì phản ứng bạo lực đối với phong trào học sinh, sinh viên. Các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các cơ quan và quan chức Trung Quốc.
Vào năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện của Phật gia dựa trên nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Ước tính vào thời điểm đó, có đến 70-100 triệu người ở Trung Quốc theo học môn tu luyện này. Chính quyền Trung Quốc thậm chí còn mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công ngay khi họ còn sống để phục vụ cho ngành ghép tạng siêu lợi nhuận của nước này. Hơn 4.000 người đã được xác nhận bị giết hại trong cuộc đàn áp, tuy nhiên, con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Cuộc đàn áp tàn bạo ấy vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Năm 2009, một loạt các vụ bạo loạn đã nổ ra vào ngày 5/7 tại Urumqi, Tân Cương. Nguyên nhân được báo cáo là do căng thẳng tại một nhà máy ở Quảng Đông dẫn đến cuộc xung đột sắc tộc lớn nhất giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán, sau đó là cuộc biểu tình của người Duy Ngô Nhĩ trên đường phố Urumqi. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai cảnh sát vũ trang đàn áp cuộc biểu tình. Kể từ đó, Tân Cương bị đặt trong tình trạng bán quân sự và hoàn toàn thiết quân luật. Ngày nay, ĐCSTQ đang giam giữ một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung.
Năm 2019, dự báo rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều vấn đề như: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, suy thoái kinh tế và lạm phát trong nước tăng mạnh đặc biệt là giá nhà ở, sự gia tăng căng thẳng về yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, sự phẫn nộ ngày càng tăng trong thế giới Hồi giáo về việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, việc sử dụng không gian mạng để đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ cũng bị chính phủ các nước đẩy lùi.
Hàng trăm nhân vật nổi tiếng bày tỏ ý kiến rằng, cuộc cải tổ của ĐCSTQ đã rơi vào cửa tử. Giáo sư Zheng Yefu của Đại học Bắc Kinh đã đăng một bài viết trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc kêu gọi ĐCSTQ phải “xóa sổ khỏi lịch sử”. Gần đây, chính sách “một quốc gia, hai chế độ” mà Chính phủ Trung Quốc đề xuất với Đài Loan cũng đã gặp phải sự tẩy chay ở khắp bên kia eo biển Đài Loan.
Tuần báo châu Á (Asia Weekly) của Hong Kong tin rằng, mỗi sự cố này đều rất khó để ĐCSTQ tiếp nhận và sẽ làm lung lay nền móng của đảng này. Trong lời chúc mừng năm mới, chính quyền Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng ĐCSTQ đang phải đối mặt với một sự thay đổi lớn, điều chưa từng thấy trong một trăm năm qua.
Tiểu Phúc, theo VS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét