16-1-2019
Một dự án xây dựng quy mô lớn đã được khởi công và tiến hành ngay giữa vùng lõi của vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), nguy cơ hàng ngàn cây gỗ rừng nguyên sinh bị chặt hạ, đất đá bị đào bới, nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt, thảm họa lũ bùn, lũ đá rình rập cuộc sống của hàng trăm hộ dân sống dưới chân núi.
Gần 2 năm trở lại đây hành trình chinh phục Rừng Ma – Ao Dứa xuyên màn đêm của những người thích khám phá cánh rừng nguyên sinh này trong bóng đêm, hay chinh phục ba đỉnh núi mệnh danh của Tam Đảo là Thiên Nhị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa đã không còn đi được nữa. Cánh cửa rừng khai thác du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo đóng lại mà không một lời giải thích có lý nào của cán bộ kiểm lâm!
Vì tò mò, chúng tôi đã tìm đường mòn vào rừng từ dưới chân núi, sau hơn 6 giờ trên đường dốc và rậm rạp, chúng tôi cũng đến được chùa Địa Ngục lúc 16h chiều, xin ở lại qua đêm tại chùa, chúng tôi được người quản Chùa cho biết “Ở đây họ đang chuẩn bị xây dựng một dự án khách sạn nhà nghỉ to lắm”. Quả thực trên đường đi chúng tôi cũng thấy rất nhiều cột mốc, điểm tọa độ, dây chăng khắp nơi, hố chân cáp treo đã được đào lên.
Nhìn những cây rừng nguyên sinh đến vài trăm năm tuổi, rêu phong khắp thân cây nằm ngổn ngang để dọn dẹp cho việc mở đường xuyên qua rừng mà đau xót, không mấy chốc cả cánh rừng gỗ quý và rừng cây Sạt (một loại tre) chỉ có ở rừng Tam Đảo sẽ bị chặt hạ để thay thế cho những căn biệt thự, sòng bài, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…
Trở về bằng lối mòn cũ, ngắm nhìn những thân cây sồi, cây pơ mu, cây giẻ to lớn và hiên ngang giữ trời đất, chúng là những cây rừng nguyên sinh, còn dưới chân là những cành hoa trà mi trắng xóa mà lòng không khỏi trắc ẩn, sớm muộn Vườn Quốc gia Tam Đảo cũng lại chung số phận như khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà, vườn Quốc gia Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Hòn Tre….
Hãy cứu lấy cây! hãy cứu lấy rừng! chúng ta không thể để mất thêm một cánh rừng nguyên sinh quý giá như thế này nữa, Cát Bà, Bà Nà, Phú Quốc đã là quá đủ.
TIẾNG KÊU CỨU CỦA VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢOMột dự án xây dựng quy mô lớn đã được khởi công và tiến hành ngay giữa vùng lõi của vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), nguy cơ hàng ngàn cây gỗ rừng nguyên sinh bị chặt hạ, đất đá bị đào bới, nguồn nước tự nhiên bị cạn kiệt, thảm họa lũ bùn, lũ đá rình rập cuộc sống của hàng trăm hộ dân sống dưới chân núi.——Gần 2 năm trở lại đây hành trình chinh phục Rừng Ma – Ao Dứa xuyên màn đêm của những người thích khám phá cánh rừng nguyên sinh này trong bóng đêm, hay chinh phục ba đỉnh núi mệnh danh của Tam Đảo là Thiên Nhị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa đã không còn đi được nữa. Cánh cửa rừng khai thác du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo đóng lại mà không một lời giải thích có lý nào của cán bộ kiểm lâm!Vì tò mò, chúng tôi đã tìm đường mòn vào rừng từ dưới chân núi, sau hơn 6 giờ trên đường dốc và rậm rạp, chúng tôi cũng đến được chùa Địa Ngục lúc 16h chiều, xin ở lại qua đêm tại chùa, chúng tôi được người quản Chùa cho biết “Ở đây họ đang chuẩn bị xây dựng một dự án khách sạn nhà nghỉ to lắm”. Quả thực trên đường đi chúng tôi cũng thấy rất nhiều cột mốc, điểm tọa độ, dây chăng khắp nơi, hố chân cáp treo đã được đào lên.Nhìn những cây rừng nguyên sinh đến vài trăm năm tuổi, rêu phong khắp thân cây nằm ngổn ngang để dọn dẹp cho việc mở đường xuyên qua rừng mà đau xót, không mấy chốc cả cánh rừng gỗ quý và rừng cây Sạt (một loại tre) chỉ có ở rừng Tam Đảo sẽ bị chặt hạ để thay thế cho những căn biệt thự, sòng bài, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…Trở về bằng lối mòn cũ, ngắm nhìn những thân cây sồi, cây pơ mu, cây giẻ to lớn và hiên ngang giữ trời đất, chúng là những cây rừng nguyên sinh, còn dưới chân là những cành hoa trà mi trắng xóa mà lòng không khỏi trắc ẩn, sớm muộn Vườn Quốc gia Tam Đảo cũng lại chung số phận như khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Sơn Trà, vườn Quốc gia Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Hòn Tre….Hãy cứu lấy cây! hãy cứu lấy rừng! chúng ta không thể để mất thêm một cánh rừng nguyên sinh quý giá như thế này nữa, Cát Bà, Bà Nà, Phú Quốc đã là quá đủ.#SaveTamdaoPubliée par Save Tam Đảo sur Mardi 15 janvier 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét