Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

NHỮNG "CHÚ CÒ LỪA" CỦA LÀNG BÁO VIỆT LÀM NHÀ NƯỚC MẤT HÀNG CHỤC NGÀN TỶ: HÀ ĐĂNG, VŨ VĂN HIẾN, ĐỨC LƯỢNG...( HÀ ĐĂNG CÓ BÀI VỀ VENEZUYELA NHƯNG CHƯA TÌM ĐƯỢC)

Cảm nhận Venezuela (tiếp theo)

Thứ Sáu, 17/09/2010, 22:07:00


Kỳ II: "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" của Venezuela
Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela được thành lập cách đây tròn một năm (2-3-2008), từ lúc tuyên bố sự ra đời, đến Ðại hội I thành lập Ðảng, cũng chưa đầy một năm. Ðối với bạn, tất cả đều phải bắt tay từ đầu.
Nghiên cứu những vấn đề chính trị mới của Venezuela, Phong trào cánh tả Venezuela ngày nay, có lẽ phải bắt đầu từ năm 1982, trải qua các mốc lịch sử: Sáng lập phong trào Cách mạng Boliva, mười năm cầm quyền của H. Chavez và phong trào cánh tả; hai lần H. Chavez tiến hành đảo chính quân sự đều không thành công, cũng như sự kiện ra đời của đảng chính trị, đảng cầm quyền. Và cũng cần phải tìm hiểu những điều rất đặc biệt của Phong trào cánh tả  Venezuela.
Ðảng CS Venezuela ra đời cách đây gần 80 năm, sau Ðảng ta hai ngày, một tháng, một năm (5-3-1931), do yêu cầu giành chính quyền trong cuộc đấu tranh giai cấp. Ðảng có nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lê-nin, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Con đường phát triển là chủ nghĩa xã hội. Ðảng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hiện diện ở 24 tỉnh, thành phố có các tổ chức quần chúng của Ðảng trong công nhân, nông dân. Hiện nay, Ðảng có đội ngũ gần 20 nghìn đảng viên. Ban Chấp hành T.Ư do Ðại hội gần đây bầu được 41 ủy viên, 11 Ủy viên Bộ Chính trị. 
Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela, lực lượng trụ cột của phong trào cánh tả hiện nay, chiếm 50%, mới thành lập đầu năm 2008, do trục yêu nước chuyển hóa thành đảng chính trị. Phong trào cánh tả này hình thành và phát triển như là một kết quả tự nhiên trước sự lan tràn và thắng thế của mô hình sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, nhất là những nước vốn đã theo mô hình tư bản chủ nghĩa, đang bộc lộ hết những mặt bất công và tàn bạo của nó. Ðó là một xu thế phản lại mặt trái toàn cầu hóa, chống lại chủ nghĩa tự do mới, để nỗ lực xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới.

Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela ra đời từ thắng lợi của phong trào cánh tả, được quần chúng đồng tình, ủng hộ; từ thắng lợi của uy tín H. Chavez trên cương vị lãnh tụ, thủ lĩnh, ngọn cờ; ra đời từ trong lòng Chính phủ mới, QH mới mà đảng viên PSUV chiếm 147/167 đại biểu. Vì vậy, đây chưa phải hoàn toàn do một chính đảng tiên phong, có đường lối cách mạng rõ ràng, đầy đủ lãnh đạo, mặc dù PSUV có gần một triệu người được cấp thẻ trong tổng số 5,7 triệu người ghi tên ủng hộ Ðảng. Qua trao đổi ý kiến, các đồng chí trong Ban lãnh đạo PSUV đều cho rằng, để giữ chính quyền, xác định được quyền lực trong xây dựng, bảo vệ đất nước, phải có một đảng chính trị, một đường lối cách mạng khoa học. Như vậy, có nghĩa là cầm quyền rồi mới bắt tay xây dựng đảng, cầm quyền rồi mới xác định đường lối của Ðảng. Trước đó chỉ là chủ trương, khẩu hiệu tập hợp lực lượng. Ðiều đặc biệt này xuyên suốt trong tiến trình cách mạng của Venezuela.
Buổi nghe thuyết trình về mô hình phát triển của Venezuela đầu tiên đối với chúng tôi diễn ra tại Học viện cấp cao của Bộ Ngoại giao Venezuela. Người trình bày là một lão đồng chí giáo sư, tiến sĩ kinh tế, đứng đầu Hội đồng các giáo sư. Ðường lối kinh tế- xã hội của Ban lãnh đạo PSUV mới chỉ hình thành những đường nét chính cơ bản, những mong muốn, dự định nhiều hơn là chủ trương, kế hoạch rõ ràng. Bằng chứng là, khi đến thăm các cơ sở sản xuất ở các quận của Thủ đô Caracas, chúng tôi thấy nhiều người vẫn chăm chú đọc các tờ báo đó có tên "Diễn đàn Nhân dân" (của PCV) và "Bàn về chủ nghĩa xã hội" của PSUV.
Có một thời kỳ, phần lớn các nước Mỹ la-tinh áp dụng mô hình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới của Mỹ với các đặc trưng cơ bản là, giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của Nhà nước, thực hiện tư nhân hóa tối đa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư, cắt giảm phúc lợi xã hội... Sau nhiều năm áp dụng mô hình này, phần lớn các nước Mỹ la-tinh lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Kinh tế Venezuela tăng trưởng âm kéo dài 12 năm, nợ nước ngoài của Venezuela lên tới 32 tỷ USD. Phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, tệ nạn xã hội gia tăng. Trước tình hình đó, những người cánh tả Venezuela, H. Chavez khẳng định không thể chọn con đường tự do mới mà sẽ là con đường "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21".
Nội dung cơ bản của "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" là, về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Simon Boliva làm nền tảng. Về chính trị, đường lối phải phục vụ nhân dân, vì nhân dân; nhân dân có trách nhiệm tham gia quyết định vận mệnh đất nước, tham gia vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội. Về xã hội, đặc biệt nhấn mạnh phát triển y tế chăm lo sức khỏe cho nhân dân, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, môi trường. Về kinh tế, duy trì nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, nhưng tập trung quan tâm phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cộng đồng. Kiên quyết giành lại chủ quyền về tài nguyên, nhất là dầu mỏ, để phục vụ nhân dân. Về đối ngoại, tăng cường đoàn kết với Phong trào cánh tả Mỹ la-tinh, với các nước Nam Mỹ. Không chỉ quan hệ với các đảng của các nước XHCN như  Cu-ba, Trung Quốc, Việt Nam mà quan hệ cả với các đảng cánh tả ở châu Âu, các nhân sĩ tiến bộ ở châu Âu. Chủ trương đẩy mạnh quan hệ với nước Nga, Trung Quốc nhằm tạo thế cân bằng, tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba... Chủ nhiệm Ủy ban Tư tưởng của PSUV Ma-ri-ô I. Sê-a nói: "Nhà nước Venezuela thực hiện dân chủ hóa để tiến lên CNXH. Ðó là một thời kỳ dài, thúc đẩy quá độ lên CNXH. Vì là thời kỳ dài, nên nó bị sự chống đối quyết liệt của các thế lực đế quốc và các lực lượng đối lập trong nước".
Tháng 9-2008, H. Chavez đã phát đi một thông điệp quan trọng: Dự án quốc gia Simon Boliva- Kế hoạch xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dự án khẳng định: Trong giai đoạn 2007-2013, Venezuela hướng tới công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội  thế kỷ 21", bằng các chủ trương sau đây:
Giá trị mới của chủ nghĩa xã hội: Ðưa ra vấn đề tái lập quốc gia Venezuela, trong đó xây dựng những cội nguồn hòa quyện, những giá trị và nguyên tắc tiên phong nhất của các trào lưu nhân văn của chủ nghĩa xã hội và tính kế thừa lịch sử tư tưởng của Simon Boliva. Về xã hội, Dự án đề ra xây dựng một mô hình xã hội mới thể hiện được hiệu quả, mang tính nhân văn và tính nội sinh; theo đuổi mục tiêu sao cho tất cả mọi người được sống trong những điều kiện tương đồng.
Về nền dân chủ mang tính cách mạng chủ đạo, dự án chỉ rõ: "Ðối với giai đoạn mới hiện nay của cuộc Cách mạng Boliva sẽ củng cố tổ chức xã hội, để chuyển hóa yếu kém tự thân nó thành sức mạnh tập thể, tăng tính độc lập, tự do và quyền lực cá nhân.
Về mô thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Ðể đạt tới lao động thật sự có ý nghĩa, cần phải loại trừ chia rẽ xã hội, đáp ứng những yêu cầu của con người và sản xuất của cải phục vụ tái sản xuất.
Về năng lượng đất nước: Kết hợp việc sử dụng một cách có chủ quyền nguồn tài nguyên với việc hội nhập khu vực và thế giới. Dầu mỏ sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định trong việc thu ngoại tệ từ bên ngoài, tạo đầu tư cho sản xuất nội địa, thỏa mãn những nhu cầu về năng lượng của đất nước và củng cố mô hình sản xuất XHCN.
Về quốc tế: Dự án chủ trương xây dựng một thế giới đa cực hàm chứa việc tạo lập những trục quyền lực mới, đồng thời phá vỡ bá quyền đơn cực, việc tìm kiếm công bằng xã hội, tình đoàn kết và những bảo đảm cho hòa bình, làm sâu sắc thêm sự đối thoại thân tình giữa các dân tộc, quyền tự quyết và tôn trọng tự do tư tưởng của họ.    
Ban lãnh đạo toàn quốc PSUV đang trong bộn bề công việc, vừa phải củng cố quyền  lãnh đạo, mạnh tay thực hiện các giải pháp tình thế cho kinh tế-xã hội, cho đời sống nhân dân, đối phó  khó khăn, cả những phức tạp trong nội bộ, chống trả sự phá hoại của lực lượng đối lập, để bảo vệ cuộc Cách mạng Boliva; vừa phải tính toán đường đi, nước bước tiếp theo, mà trước hết phải có đảng chính trị dẫn đường. Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Tổng thống, phụ trách thanh niên nói: "Ðảng non trẻ mới ra đời nhằm thống nhất các lực lượng cánh tả ủng hộ cách mạng quá độ lên CNXH, Ðảng phải biết tập hợp quần chúng, ủng hộ Tổng thống". Tổng Bí thư Ðảng CS trong khi trao đổi ý kiến với chúng tôi cho rằng: "Các đảng cánh tả Mỹ la-tinh thường nhấn mạnh những vấn đề kinh tế-xã hội, văn hóa, môi trường, quyền lợi cá nhân con người, nhưng tổ chức rất lỏng lẻo, nên có những khó khăn rất lớn, đặc biệt là sự xâm nhập, phá hoại, chia rẽ của các thế lực chống đối. Ðảng CS Venezuela là người ủng hộ đầu tiên, tích cực nhất cho tiến trình cách mạng của H. Chavez. Ðầu năm 2007, khi Tổng thống H. Chavez kêu gọi thành lập đảng thống nhất các lực lượng cánh tả, Ðảng CS đã họp đại hội bất thường để thảo luận về chủ trương đó. Ðiều quan tâm của những người cộng sản trước hết là nền tảng tư tưởng và mô hình tổ chức của đảng thống nhất. Chúng tôi rất lo lắng và đã trực tiếp trao đổi ý kiến với Ban lãnh đạo PSUV ".
Làm việc với Chủ nhiệm Ủy ban Tư tưởng của PSUV Ma-ri-ô I.Sê-a, đại biểu QH, với Bộ trưởng, Chánh văn phòng Tổng thống, phụ trách công tác thanh niên của PSUV, mới 26 tuổi, đều thể hiện lo lắng về sự cấp bách của công tác tư tưởng, công tác tổ chức của PSUV. Những người lãnh đạo PSUV hiện nay đang thật sự trăn trở tìm tòi cho con đường đi của chủ nghĩa xã hội đổi mới. Các bạn cho biết: Chủ nghĩa Mác đến với Venezuela rất sớm, từ cuối thế kỷ 19, hiện vẫn đang lan truyền. Các bạn cũng nghiên cứu Công xã Paris, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết, định nghĩa về chủ nghĩa xã hội của các nước, nghiên cứu nguyên tắc tập trung dân chủ của các Ðảng CS, tư tưởng Thiên Chúa giáo, một nước hai chế độ của Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, Cu-ba... Tất cả đều được tham khảo. Các bạn cho rằng, lựa chọn con đường, nhưng con đường nào cũng phải vì dân, phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, bảo đảm đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Làm sao để chủ nghĩa xã hội nhân văn hơn, phát triển con người toàn diện hơn. Văn hóa phải là mục đích của CNXH. Chủ nghĩa xã hội phải bắt đầu từ cơ sở của cộng đồng.
Tướng M. Rô-giát nói: "Cuộc cách mạng của chúng tôi còn non trẻ, nên phải dựa chắc vào dân, cần sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới". Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính Ali Rodriguez thì cho rằng: "Tôi coi cuộc cách mạng của mình như một đứa trẻ đang học. Nhưng học là để tiến lên, nhất định phải tiến lên".
Vấn đề thống nhất các tổ chức cánh tả trong một đảng thống nhất, đoàn kết các lực lượng quần chúng ủng hộ cánh tả đang được các bạn quan tâm. Ðể củng cố tổ chức và phong trào, các bạn đặc biệt chú ý phát huy vai trò lãnh tụ, thủ lĩnh, uy tín của Tổng thống H. Chavez. Ðây là hạt nhân đoàn kết các lực lượng chính trị, các tầng lớp nhân dân Venezuela để vượt qua khó khăn, thử thách, tiến hành thành công cuộc Cách mạng Boliva xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" ở Venezuela. Về vai trò quan trọng cá nhân, thủ lĩnh - nét đặc trưng ở châu Mỹ la-tinh - của H. Chavez cũng được các đồng chí trong Bộ Chính trị Ðảng CS Venezuela thừa nhận và đồng tình, ủng hộ. Các đồng chí trong Ban lãnh đạo PSUV cũng như nhiều dân thường đều "cầu mong H. Chavez mạnh khỏe, vững vàng trên cương vị Tổng thống để lãnh đạo nhân dân, đưa Venezuela phát triển trên con đường XHCN thế kỷ 21". Hay nói như người phụ trách công tác tư tưởng của PSUV, Tướng M. Rô-giát: "Lúc này, thiếu vắng, hoặc đúng hơn là thời gian dài nữa mà thiếu vắng H. Chavez sẽ là một thảm họa".
 Xây dựng Ðảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela và giương cao ngọn cờ H. Chavez - tiếp nối ngọn cờ Simon Boliva - ở thời điểm hiện nay là nhân tố quyết định thành bại của tiến trình cách mạng Boliva ở Venezuela.
Các bạn Venezuela thông báo từ nay đến cuối năm, PSUV sẽ có một số hội nghị Trung ương bàn về công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ về mặt trận đoàn kết dân tộc. Ðảng đang tập trung sức nâng cao nhận thức về CNXH, đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng. Ðảng đang bắt tay chuẩn bị thành lập các trường học tập lý luận chính trị, đào tạo cán bộ.  Nếu kịp, cuối năm 2009 tiến hành Ðại hội Ðảng thông qua Cương lĩnh, Ðiều lệ Ðảng. Lúc đó chắc chắn PSUV sẽ xác định được nội dung, nguyên tắc về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức của mình.
 (Còn nữa)
ĐỨC LƯỢNG
http://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/15562302-.html


VENEZUYELA VÀ CNXH HIỆN ĐẠI THẾ KỶ XXI; Hugo Chavez và “CNXH hiện đại thế kỷ 21”; PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela


Việt Nam và Venezuela cùng chung mục tiêu tiến lên CNXH; 

Việt Nam và Venezuela cùng chung mục tiêu tiến lên CNXH

  Các đại biểu dự toạ đàm: GS.TS Vũ Văn Hiền, Tổng giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Venezuela, ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ông Jorge Rondon Uzcategui, Đại sứ Venezuela tại Việt Nam cùng nhiều chuyên gia phân tích về kinh tế, chính trị trong và ngoài nước đã cùng phân tích và làm rõ hơn ý nghĩa của những thành tựu xuất sắc trong phát triển kinh tế-xã hội của Venezuela và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Venezuela.
Phát biểu khai mạc cuộc toạ đàm, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ông Vũ Xuân Hồng đánh giá cao việc tổ chức cuộc toạ đàm, như một sự chia vui với sự kiện Tổng thống Hugo Chavez dành chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý để tiếp tục tranh cử, dẫn dắt nhân dân Venezuela đi tiếp con đường đã chọn và một lời chúc mừng đối với 10 năm phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này, đồng thời cổ vũ quyết tâm xây dựng CNXH của những người bạn Venezuela. Ông Vũ Xuân Hồng hy vọng, thông qua cuộc toà đàm, các diễn giả sẽ mang đến một bức tranh toàn cảnh cũng như những nhận thức về thành tựu của Venezuela và những bước phát triển trong quan hệ giữa 2 nước Việt Nam - Venezuela.
Sau 3 giờ hội thảo, các diễn giả đã dành nhiều thời gian làm nổi bật vai trò của Tổng thống Hugo Chavez cũng như sự lãnh đạo của Chính phủ Venezuela trong sự nghiệp đưa đất nước này đi theo con đường XHCN, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, xoá bỏ nghèo đói, bất công. Đại sứ Venezuela tại Việt Nam Jorge Rondon Uzcategui nhấn mạnh, bằng việc sử dụng nguồn lợi lớn từ dầu khí, Chính phủ đã đầu tư cho các chương trình xã hội, cải thiện mức sống của các tầng lớp nhân dân lao động và tăng cường hợp tác, liên kết khu vực. Những chính sách tiến bộ ấy đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân lao động và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở khu vực Mỹ La tinh.
Trong bối cảnh thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, Venezuela vẫn là một trong những nước có lượng dự trữ ngoại tệ quốc gia lớn. Những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội mà Venezuela đạt được trong 10 năm qua (tỷ lệ người nghèo giảm hơn 20%, tăng trưởng kinh tế đạt 9-10% mỗi năm, đứng hàng đầu ở Mỹ Latinh) được xem là những thành quả ấn tượng, là điều kiện tiên quyết để nhân dân Venezuela luôn đứng về phía Tổng thống Hugo Chavez, tin tưởng và lựa chọn ông làm người lãnh đạo đất nước.
Tham luận của PGS.TS Nguyễn Viết Thảo mang đến những nhận thức sâu sắc hơn về những thành công của phong trao cách mạng ở Venezuela, khẳng định, trong khi phong trào XHCN trên thế giới gặp nhiều khó khăn, thậm chí khủng hoảng và suy thoái, phong trào cách mạng nổ ra ở Venezuela giành thắng lợi tốt đẹp, cho thấy nó như một điểm sáng, một niềm hy vọng cho phong trào cách mạng CNXH khắp thế giới, mang lại cho những người cộng sản trên khắp thế giới một nguồn sinh khí mới. Phong trào cách mạng ở Venezuela một mặt vẫn thể hiện quy luật chung nhưng cũng có những đặc thù rất độc đáo, đó là lực lượng cách mạng Venezuela đã đi đến thắng lợi bằng con đường phi bạo lực.
Các diễn giả cũng nêu bật ý nghĩa trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Venezuela. Tuy ở cách xa nhau về địa lý, nhưng Việt Nam và Venezuela có nhiều điểm tương đồng, gắn bó với nhau bằng những tình cảm đặc biệt: luôn ủng hộ, giúp đỡ và sát cánh bên nhau.
Trong 10 năm qua, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển mới về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Hugo Chavez xác định thiết lập mối quan hệ tích cực, anh em và vĩnh viễn. Một trong những lĩnh vực hợp tác thực tế và ấn tượng nhất hiện nay giữa hai nước là dầu mỏ.
Phía Venezuela mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm trong khai thác, chế biến dầu mỏ của mình cho phía Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một nước Venezuela ở châu Á, đồng thời mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Phát biểu kết thúc cuộc toạ đàm, GS.TS Vũ Văn Hiền đã tổng quát hoá những tham luận của các diễn giả tham dự toạ đàm, với khẳng định CNXH là chế độ xã hội tốt đẹp nhất dành cho loài người. Lý lẽ ấy cho thấy, dù có muôn vàn khó khăn nhưng CNXH sẽ luôn chiến thắng, tập hợp về mình sự đoàn kết của đông đảo các lực lượng.
GS.TS Vũ Văn Hiền cũng nhấn mạnh, thực tế thời gian qua cho thấy quan hệ hai nước Việt Nam - Venezuela mang tính tất yếu khách quan. Điều đó là đương nhiên vì cả hai nước đều có mục tiêu chung là tiến lên CNXH, xây dựng đất nước hùng mạnh, công bằng, người dân được hưởng thụ những thành quả của công cuộc phát triển đất nước. “Chính quan hệ này sẽ là động lực để hai nước cùng phát triển trên mọi lĩnh vực, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới”, GS.TS Vũ Văn Hiền khẳng định./.
TH theo VOV


Hugo Chavez và “CNXH hiện đại thế kỷ 21”

(VOV) -Nhân loại tiến bộ nhớ về ông không chỉ là nhà cách mạng Boliva mà còn là nhà khai sáng “CNXH hiện đại của thế kỷ 21”.
Sáng 5/3 (giờ địa phương), Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã qua đời ở tuổi 58 vì bệnh ung thư. Sự ra đi của ông - nhà cách mạng nổi tiếng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong đông đảo nhân dân Venezuela và bạn bè quốc tế.
Tinh thần cách mạng Boliva
hugo chavez va "cnxh hien dai the ky 21" hinh 1
Cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez. (ảnh: centinelaeconomico.com).
Ông Hugo Chavez, sinh ngày 28/7/1954, trong một gia đình nhà giáo ở bang Barinas, Venezuela. Lần đầu tiên ông đắc cử tổng thống năm 1998 và tái đắc cử vào năm 2000. Năm 2002, phe đối lập đã đảo chính lật đổ ông, nhưng chưa đầy 48 giờ sau, ông Chavez đã trở lại cầm quyền với sự ủng hộ của đa số quân đội và nhân dân. Và ông lại tiếp tục tái đắc cử tổng thống vào các năm 2006 và 2012.
Năm 1992, ông Chavez là Trung tá quân đội, ông đã lãnh đạo một cuộc đảo chính nhằm chống lại chính phủ của chế độ cũ. Tuy nhiên, chủ trương này đã thất bại, ông đã bị bắt giam. Sau khi bị bắt, ông Chavez xuất hiện trên truyền hình (4/2/1992) và tuyên bố lực lượng nổi dậy do ông dẫn đầu tự rút lui.
Ông nói: “Các đồng chí, thật đáng tiếc vì hiện tại, các mục tiêu mà chúng ta từng đặt ra đã không thể được hoàn thành tại thủ đô”. “Tại đây, Caracas này, chúng ta không có đủ khả năng để giành được chính quyền. Các bạn đã làm rất tốt, nhưng đã tới lúc chấm dứt sự đổ máu. Đây là thời điểm để chúng ta cùng nhìn lại. Những tình huống mới sẽ xuất hiện, còn đất nước này phải được thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp hơn”.
Tháng 8/2005, ông Chavez đã cáo buộc Lực lượng Chống Ma túy Mỹ vì tội gián điệp và chấm dứt việc hợp tác với cơ quan này. Trên mặt trận chống ma túy, quan điểm đối nghịch giữa ông Chavez và Washington chưa bao giờ chấm dứt trong suốt những năm ông cầm quyền.
Tổng thống Chavez đã từng tự nhận mình là đệ tử của Simon Bolivar, một quý tộc thế kỷ 19, người đã trả tự do cho phần lớn các quốc gia Nam Mỹ khỏi đế quốc Tây Ban Nha. Để thể hiện sự kính trọng của mình, hồi tháng 4/2012, ông đã cho xây dựng một lăng tẩm cao 17 tầng, lát gạch trắng để lưu giữ hài cốt của người anh hùng dân tộc.
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Chavez đã thực thi nhiều chính sách kinh tế như cải cách ruộng đất, dân chủ hóa hoạt động kinh tế, thực hiện chương trình quốc hữu hóa trong nhiều lĩnh vực đáng chú ý như: dầu khí, nông nghiệp, tài chính, công nghiệp nặng, khai mỏ…; từng bước tăng khả năng tự chủ độc lập khỏi Mỹ và phương Tây bằng việc nâng cao sản lượng dầu mỏ, tăng cường hội nhập kinh tế và chính trị với các quốc gia Mỹ Latin khác.
Kể từ năm 1999 đến năm 2010, chính phủ của ông Chavez đã dùng nguồn lợi từ xuất khẩu dầu mỏ để đầu tư 330 tỷ USD cho các chương trình xã hội, giảm tỷ lệ nghèo đói từ 70% xuống còn 23,9% và tỷ lệ bần cùng từ 40% xuống còn 5,9%. Ngoài ra, số người được hưởng trợ cấp xã hội tăng từ 387.000 người lên 1,92 triệu người cùng một hệ thống y tế và giáo dục công cộng ngày càng mở rộng tới khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Một nhân tố khác giúp Tổng thống Chavez nhận được sự ủng hộ vô điều kiện của đa số dân chúng là nhờ ông đã biết “đẩy” sản lượng khai thác dầu mỏ lên mức hàng đầu thế giới với 3 triệu thùng/ngày. Hiện Venezuela là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 5 thế giới, là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) với trữ lượng dầu mỏ vào khoảng 297,5 tỷ thùng. 
Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ của ông đang tìm cách đưa ra những chính sách kinh tế thích hợp hơn, đa dạng hoá các ngành kinh tế, từng bước giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí.
Các vấn đề an sinh xã hội cũng còn nhiều thách thức cần vượt qua. Về vấn đề nhà ở, hiện tại nhu cầu nhà ở của người nghèo vẫn rất cao, Venezuela đang chủ trương xây dựng thêm hai triệu ngôi nhà nữa nhằm đáp ứng đủ nơi ở cho người nghèo đang sống tạm bợ tại các khu ổ chuột.
Trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù, Chính phủ Venezuela đã đạt được tiến bộ trong việc tăng đầu tư cho giáo dục và tăng tỷ lệ học sinh đến trường. Tuy nhiên, nạn thất học ở trẻ em, mù chữ ở người lớn và bỏ học nửa chừng vẫn còn đang đòi hỏi nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn nữa. 
Nền móng cho “CNXH hiện đại thế kỷ 21”
Là nhà lãnh đạo đứng đầu phong trào cánh tả ở Mỹ Latin, Hugo Chavez nhận được sự ủng hộ từ đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động. Ông dẫn dắt đất nước đi theo con đường “CHXN thế kỷ 21”, làm sâu sắc hơn cuộc cách mạng XHCN bằng việc tiếp tục tăng cường đầu tư cho các chương trình xã hội với cam kết trong vòng 6 năm tới sẽ xóa sạch tỷ lệ đói nghèo và thất nghiệp, tăng thu nhập, lương hưu và trợ cấp xã hội cho người dân.
Tổng thống Hugo Chavez có cơ sở để thực hiện cam kết vì ông đã xây dựng được một nền tảng XHCN vững chắc ở Venezuela nói riêng, Nam Mỹ nói chung nhờ việc thành lập nhóm công tác Sứ mệnh Boliva (Missíon Bolivar). Mục đích của nhóm công tác là nhằm hỗ trợ người dân chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo khổ và những tệ nạn xã hội khác.
Dưới sự dẫn dắt của Hugo Chavez, Sứ mệnh Bolivia đã đưa quốc gia Nam Mỹ từ một đất nước chìm sâu trong đói nghèo và bất bình đẳng xã hội sâu sắc thành một nước có các chính sách an sinh xã hội, y tế, thuốc men, viện phí hoàn toàn miễn phí cho người nghèo, theo đúng tinh thần XHCN.
Trên phương diện đối ngoại, ông Chavez luôn khẳng định vai trò khi cương quyết định hướng xây dựng “CNXH thế kỷ 21” ở Nam Mỹ. Các nguyên thủ trong khu vực, từ Evo Morales của Bolivia, Rafael Correa của Equador hay Cristina Kirchner của Argentina là những người nhiệt thành ủng hộ chính sách tiến bộ của ông Hugo Chavez. Nhưng vượt trên tất cả, theo nhiều người dân Venezuela, cái đáng quý nhất ở ông Chavez là dù thành công trên cương vị người đứng đầu đất nước, song ông không bao giờ xa rời dân chúng.
Một trong những câu nói ấn tượng nhất của ông Chavez là: “Điều làm tôi đau lòng nhất chính là nghèo đói, đây chính là lý do khiến tôi trở thành một người nổi dậy”. Có lẽ, tác phong quyết liệt, cứng rắn nhưng giản dị, gần gũi nhân dân, kết hợp với sự thông minh chính trị và một trái tim nhân hậu là những yếu tố hình thành nên một Chavez được người dân quốc gia nam Mỹ yêu mến.
Sự mất mát lớn lao
Tổng thống Chavez qua đời là một mất mát lớn không chỉ với nhân dân Venezuela mà còn với cả phong trào cánh tả nói chung. Sau 30 ngày nữa theo pháp luật của Venezuela sẽ có cuộc bầu cử để bầu tổng thống mới, nhưng cho dù tương lai ra sao, thì vị trí của Tổng thống Chavez trong lịch sử Venezuela và Mỹ Latin đã được ghi nhận.
Tổng thống Nga Putin khẳng định, Tổng thống Chavez là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Boliva và đất nước Venezuela, đồng thời là người bạn chân thành và gần gũi của nhân dân Nga. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã gọi sự ra đi của ông Chavez “là một thảm kịch” vì ông là một chính trị gia vĩ đại của đất nước mình, Mỹ Latin và cả thế giới.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đưa ra tuyên bố nói rằng ông Chavez “sẽ được nhớ đến vì sự khẳng định đanh thép về quyền tự trị và độc lập cho các chính phủ Mỹ Latin”.
Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho rằng, việc ông Hugo Chavez qua đời là “một mất mát không thể bù đắp” và ca ngợi ông là “một người Mỹ Latin vĩ đại, một người bạn của nhân dân”.
Ngoại trưởng Anh quốc, William Hague tuyên bố ông rất buồn trước sự ra đi của Tổng thống Chavez, đồng thời cho rằng ông Chavez sẽ còn được “nhớ mãi” trong lòng người dân nước mình.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết, Mỹ mong muốn một mối quan hệ tương lai “mang tính xây dựng” với Venezuela sau khi Tổng thống nước này Hugo Chavez qua đời. Ngoại trưởng Mỹ Chuck Hagel cũng gửi lời chia buồn tới gia đình ông Chavez và nhân dân Venezuela.
Như vậy, không chỉ nhân dân Venezuela mà cả nhân loại tiến bộ đều ngợi ca ông Hugo Chavez là người đã phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Mỹ Latin đang hướng về tinh thần của cuộc cách mạng Boliva – hướng về một tương lai tốt đẹp của “CNXH hiện đại của thế kỷ 21” mà các nhà CNXH cánh tả Mỹ latin đang theo đuổi./.
CTV Nguyễn Nhâm/VOV online


THANHNIÊN: PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela



Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.
Không chỉ vung tiền đầu tư vào các dự án trong nước thua lỗ ngàn tỉ đồng, giai đoạn 2006 - 2011, PVN còn tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.
Từ dự án “khủng” trên giấy...
Năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) xin phép Chính phủ được đàm phán với Công ty dầu khí quốc gia Venezuela về việc thành lập một liên doanh khai thác dầu giữa hai nước. Được chấp thuận, PVN giao cho công ty con là TCT thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) trực tiếp làm việc với TCT dầu khí Venezuela (thành viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela).
Tháng 6.2010, tại thủ đô Caracas của Venezuela, “Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2” được chính thức ra mắt. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD, phân kỳ làm hai giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD. Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.
Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: Liên doanh vay 60% tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà VN phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía VN là 1,825 tỉ USD.
Song, sau nghi lễ ra mắt hoành tráng, đúng như những khuyến cáo của giới chuyên môn và các bộ, ngành nước ta mà lãnh đạo PVN lúc đó đã bỏ ngoài tai (về tình hình nước bạn, và đặc biệt, trữ lượng hoàn toàn không như PVN thổi phồng, báo lên Chính phủ), "siêu dự án" đã chẳng đi tới đâu. Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu.
Tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD, cho dù chưa thu được giọt dầu nào.
Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu
… đến “cái chết” được báo trước
Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng bày tỏ lo ngại khi dự án chưa làm rõ được rủi ro tại quốc gia đầu tư, khả năng huy động vốn, trong đó làm rõ về thời gian ân hạn khoản vay. Thực tế, theo NHNN, để thu xếp được các khoản vay giá trị lớn, trong suốt 6 năm như báo cáo là vô cùng khó khăn.
Về nguồn vốn góp của PVN, theo NHNN cơ cấu nguồn vốn của công ty con PVEP bao gồm vốn chủ sở hữu, các nguồn để lại cho Tập đoàn đầu tư phát triển (547 triệu USD) và vốn vay thương mại (1,278 tỉ USD). PVEP ở thời điểm đó đang triển khai khá nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên tới hàng tỉ USD (và đều không hiệu quả). Do đó, NHNN đề nghị Bộ KH-ĐT lưu ý PVN làm rõ phương án sử dụng vốn cho dự án.
pvn mat trang ca chuc ngan ti dong o venezuela
Mỏ dầu Junin 2 ẢNH: PVN
Để thuyết phục sự chấp thuận của các bộ, ngành, PVN đã báo cáo rằng sản lượng của Junin 2 lên đến "200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm". Ngay trong báo cáo ngày 11.8.2010 gửi Thủ tướng, Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela, đặc biệt là về tài chính (lạm phát, chênh lệch tỷ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa, phá giá đồng tiền ngày 9.1.2010 mất 50% giá trị) và Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã yêu cầu "phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của DNNN".
Bộ Tài chính cũng cảnh báo về một loạt các yếu tố rủi ro về khoản góp vốn của VN khi chưa có đánh giá cụ thể, chưa cập nhật các chi phí, tỷ suất thu hồi vốn… Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn cái gọi là "phí tham gia hợp đồng (bonus)" cho phía Venezuela (một nửa số tiền phải thanh toán ngay trong vòng 6 tháng từ ngày hợp đồng có hiệu lực). Theo Bộ Tài chính "đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng" vô lý này mới được PVN đưa vào so với các lần xin chủ trương trước đó.
Không xin chủ trương của Quốc hội
Ngày 5.8.2010, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã có văn bản gửi PVN, yêu cầu phải khẩn trương hoàn tất hồ sơ dự án để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Ngày 10.8.2010, Bộ Tài Chính cũng có công văn khẳng định rằng, theo Nghị quyết 49/2010/QH12 thì PVN phải lập hồ sơ trình xin chủ trương Quốc hội.
Cụ thể, Nghị quyết 49 nêu rõ dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài nếu có quy mô tổng vốn đầu tư từ 25.000 tỉ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước tham gia từ 7.000 tỉ đồng trở lên hoặc dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt đều được coi là dự án, công trình quan trọng quốc gia và đều phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong khi đó, tổng vốn góp của PVN trong dự án này lên tới 956 triệu USD và dự án đã được ra mắt từ tháng 6.2010.
Biện hộ rằng dự án được triển khai trước năm 2010 nên không áp dụng nghị quyết trên, tuy nhiên, theo Bộ KH-ĐT, căn cứ vào Nghị định 09/2009/NĐ-CP về "Quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác", tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của dự án Junin 2 là 1,825 tỉ USD là của PVN (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) đều là vốn nhà nước. Bởi vậy, đây là dự án, công trình quan trọng của quốc gia thuộc diện phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006/QH11.
Chưa xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 5.2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động phối hợp thăm dò, đàm phán và từ ngày 29.6.2010 đã ký hợp đồng với nhiều điều kiện phi lý, ràng buộc chính PVN vào tình huống nếu không làm tiếp là phải chịu phạt rất nặng.
Mất hàng trăm triệu USD phi lý
Như trên đã nói, PVN đã ký hợp đồng lập liên doanh với Venezuela vào ngày 29.6.2010, trước khi các cấp có thẩm quyền chính thức cho phép. Nhưng điều đáng nói là như công văn của Bộ Tài chính chỉ ra, trong hợp đồng này, PVN đã chấp nhận một điều khoản cực kỳ phi lý: Phía VN phải trả "phí tham gia" (bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu. Trong vòng 30 tháng, bất kể có dầu hay không, PVN vẫn phải nộp đủ phí này là 584 triệu USD bằng tiền mặt.
Trước ngày 12.5.2011, khi liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, PVN đã phải chuyển 300 triệu USD tiền mặt sang nộp cho Venezuela; ngày 12.5.2012, PVN lại nộp cho Venezuela 142 triệu USD khác (đợt 2). Trong khi "kết quả khoan và khai thác siêu sớm không đạt được như kỳ vọng nên bức tranh sản lượng toàn mỏ có khả năng không được như dự kiến", ngày 12.5.2013, PVN vẫn phải nộp cho Venezuela 142 triệu USD (đợt 3).
15 ngày sau thời hạn này, nếu không nộp đủ tiền, "toàn bộ cổ phần" của PVN trong liên doanh sẽ "tự động bị chuyển" cho đối tác Venezuela; phía PVN/PVEF cũng sẽ "không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư" ở Junin 2.
Năm 2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã phải quyết định đơn phương không thực hiện bản cam kết này vì nếu có góp thêm 142 triệu USD cũng chưa chắc thu được thùng dầu nào, chấp nhận mất 442 triệu USD tiền "phí tham gia", 90 triệu USD tiền góp vốn và các chi phí lớn khác mà đến nay vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.
Không chỉ sai phạm về việc tuân thủ các quy trình, thủ tục đầu tư; ký hợp đồng khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép..., tiến trình thực hiện dự án còn cho thấy rằng, PVN đã báo cáo sai sự thật về kết quả thăm dò, về đánh giá trữ lượng, bỏ qua các cảnh báo rủi ro, làm mất mát một lượng vốn khổng lồ của nhà nước. Chưa kể nhiều chi phí khác, ai chịu trách nhiệm về khoản thất thoát 532 triệu USD - hơn 11.000 tỉ đồng "tiền tươi thóc thật" này?
Anh Vũ
Theo Thanh Niên

Không có nhận xét nào: