Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

Xin chữ đầu năm (P.1): Phúc – Lộc – Thọ có ý nghĩa thế nào?

08:00, 06/02/2019

Xin chữ đầu năm (P.1) - Chữ: Phúc-Lộc-Thọ
Tập tục xin chữ đầu năm gửi gắm ước vọng năm mới bình an, thành đạt, may mắn đã có từ lâu đời. Thời xưa, những ông đồ hay bậc túc nho đức độ, văn hay chữ tốt thường được mọi người tìm đến xin chữ đầu năm, cầu mong năm mới đem đến vận hội mới. Đặc biệt, những người đi học hoặc gia đình các con em đang học chữ Thánh hiền thì càng coi trọng xin chữ về treo, để noi gương tiền nhân dùi mài kinh sử, tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh, đỗ đạt rạng rỡ tổ tiên.
Người xưa tin rằng, xin chữ đầu năm sẽ đem lại vận khí tương ứng với chữ đó cho bản thân và gia đình trong cả năm. Niềm tin này đã được các nhà khoa học ngày nay kiểm chứng. Tiến sĩ Masaru Emoto đã làm thí nghiệm dán những chữ tích cực như ‘tình yêu’, ‘cảm ơn’ ngoài khay nước rồi cho kết tinh, sau đó soi lên kính hiển vi thì thấy tinh thể nước kết tinh hình những bông hoa rất đẹp. Ngược lại, với những chữ tiêu cực như ‘thù hận’ thì tinh thể nước biến dạng xấu xí.
Những năm gần đây, trào lưu khôi phục những nét đẹp truyền thống đang được lan toả, cả trong nước lẫn quốc tế. Mọi người đều mong muốn lưu giữ những nét tươi đẹp, chất phác, thanh khiết trong văn hóa truyền thống để cân bằng lại những hối hả, xô bồ, cạnh tranh, áp lực của cuộc sống hiện đại. Thế là, nhiều đô thị lớn trong nước lại xuất hiện những “ông đồ” vào dịp năm mới. Để thuận tiện cho độc giả xin chữ đầu năm, chuyên mục Văn hóa – Thời báo Đại Kỷ Nguyên hân hạnh giới thiệu ý nghĩa một số chữ Nho thường được xin mỗi dịp Tết đến xuân về.
Phần 1: Phúc Lộc Thọ
1. Chữ Phúc: 福
Theo ‘Thuyết văn giải tự’: “Phúc, hựu dã”, tức chữ Phúc nghĩa là Thần giúp đỡ, Thần phù hộ.
Chữ Phúc gồm: bộ Kỳ 礻, nghĩa là Thần đất, bày tỏ tế Thần; chữ Nhất 一 biểu thị quẻ Càn, nghĩa là Dương, là Trời; chữ Khẩu 口 biểu thị nhân khẩu, người; chữ Điền 田 biểu thị ruộng đất, đất đai.
Bởi vậy, ‘Phúc’ nghĩa là được Thần, Trời phù hộ cho có người, có tài sản đất đai. Do đó, người có Phúc là người luôn gặp may mắn về tài sản và con người. ‘Thuyết văn giải tự’ cũng chú giải rằng: “Phúc nghĩa là đầy đủ, đầy đủ nghĩa là mọi việc đều thuận lợi”. Thế nên, những người luôn may mắn, làm gì, đi đâu cũng gặp may thì được gọi là có nhiều phúc báo.
Chữ Phúc cổ xưa nhất được tìm thấy trên xương động vật, cách đây khoảng 3500 năm, được gọi là thể chữ Giáp cốt, được viết như sau:
 
Nhìn chữ Phúc thể Giáp cốt văn này, chúng ta thấy vẽ hình một người hai tay dâng bình rượu lên ban thờ để tế lễ Trời Đất, Thần linh, xin Thần phù hộ ban phúc.
Sau này đến thời kỳ đồ đồng, chữ Phúc viết trên di vật đồ đồng tìm thấy được gọi là thể Kim văn, thì đã được đơn giản hoá là hình vẽ ban thờ và vò rượu:
Lão Tử nói: “Thiên Đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, nghĩa là “Đạo Trời không phân biệt thiên vị người nào mà thường ban phúc cho người thiện lương”.
Người xưa cũng nói: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, cũng nói lên đạo lý tương tự. Vậy nên, người có lòng tôn kính Thần Phật, kính sợ Trời Đất, thì mới ước chế cái tâm mình, gìn giữ thiện lương, nên mới có thiện báo.

BỒI BÚT TRUNG QUỐC DỐI TRÁ & ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN VỀ CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC VIỆT NAM 2/1979 ( Phần cuối)

                                  Tác giả: Dương Lập Quần

                                         ( Trung Quốc)

Tranh Đông Hồ ‘đàn lợn âm dương’ ẩn chứa thông điệp gì?

09:00, 05/02/2019

Năm Hợi ngắm tranh ‘đàn lợn âm dương’ để tìm hiểu bí mật giúp gia đình bạn êm ấm, sung túc
Nhắc đến tranh dân gian, người Việt luôn nhớ tới tranh Đông Hồ mộc mạc trên giấy điệp sáng trong, óng ánh những đường vân như mây trời. Nhưng ít ai biết rằng trong tranh ẩn chứa thông điệp giúp gia đình bình an, thịnh vượng. Điển hình trong dòng tranh Tết Đông Hồ là bức ‘Đàn lợn’ với những xoáy âm dương trên mình.
Nội hàm trong tranh ‘Đàn lợn âm dương Đông Hồ’
Trong dân gian có rất nhiều những sự vật, hiện tượng mang tính biểu tượng, và con heo là một hình ảnh của sự sinh sôi, nảy nở, ấm no, phát triển. Chẳng vậy mà ông bà xưa có câu: “Giàu nuôi chó, khó nuôi heo”, hay: “Đàn bà thì phải nuôi heo/ Thời vận đang nghèo nuôi chẳng đặng trâu”. Hình ảnh người phụ nữ với tính âm như Đất, đại diện cho sự sinh sôi, nuôi nấng vạn vật, thì phải biết nuôi heo để tăng gia cho gia đình, giúp đức lang quân chăm lo cho gia đình sung túc, đầm ấm.
Thế nên tranh dân gian có vẽ con heo hay được mua về treo trong nhà ngày Tết để cầu mong điềm may mắn, phúc lộc, thịnh vượng sẽ đến với gia chủ trong năm mới. Tranh Đông Hồ không những thể hiện hình tượng phồn thực thông qua đàn heo đông đúc, mà còn giải thích lý do dẫn tới sự sinh sôi, tăng trưởng này. Thông qua đó nhắn nhủ con người phải biết thuận theo quy luật đó để đạt được cuộc sống an nhiên, hanh thuận.
Bức tranh đàn lợn âm dương Đông Hồ. (Ảnh: Wikipedia)

NĂM HỢI TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU VỀ LỢN

Trong văn hóa nghệ thuật, người ta ít nhắc đến lợn. So với chó, ngựa, thì lợn kia có vẻ sút kém cả về nhan sắc lẫn trí tuệ. Loài ngựa dáng cao, hình thể đẹp, chân dài, chạy nhanh như gió, nên có lúc được gọi là tuấn mã. Loài chó thì dũng mãnh, có trí thông minh tuyệt vời. Cả hai con vật đều trung thành và gắn bó với chủ, nên dân gian có câu: “Khuyển mã chí tình”. Còn lợn thì hết ăn no lại ngủ khò, thật là vô tâm.
Tuy nhiên, lợn ta cũng có nét đáng yêu của mình. Giả sử như lợn hiểu được lời chê bai thì có lẽ chúng cũng chẳng quan tâm lắm. Như vậy ta có thể yên tâm để nhận xét công bằng về lợn, cả ưu lẫn nhược, mà không sợ chúng giận.

Truyện thơ Nôm “Lục súc tranh công” kể về sáu con vật là trâu, chó, ngựa, dê, gà, và lợn cùng tranh nhau công trạng.
Trong ấy, con gà ghen tị chê lợn ta hết lời:
“Heo ăn rồi ngủ ngáy sì sì,
Giả ngây dại, biết gì việc chủ.
Ngắm diện mạo, dị hình, dị thú,
Xem dung nhan khác thế lạ đời.
Như nuôi chơi, chẳng phải giống chơi
Chạy rau cám, như tiền nội án.
No đú mỡ, nhảy quanh, nhảy quất,
Đói xép hông, cắn máng, cắn chuồng.
Mỗi một ngày ba bữa ròng ròng,
Đã chẳng thấy bữa nào sai chạy,
Bán bối gì mà người yêu vậy?
Mù quáng chi mà phải báo cô?”
Lợn tức khí nói rằng ta cũng quan trọng lắm chớ, từ việc vua việc quan, việc làng việc nước, cho đến ma chay hiếu hỷ của bình dân, có chỗ nào là lợn không có mặt?
“Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi
Thảy thảy cũng lấy heo làm trước”.

Ngày Xuân mạn đàm về chữ ‘Phúc’ trong thư pháp

10:00, 05/02/2019

Ngày xuân mạn đàm về chữ ‘Phúc’ trong thư pháp
Thư pháp là tinh hoa văn hóa, cũng là nét đẹp nghệ thuật được ưa chuộng trong Tết cổ truyền. Những ngày Tết, người ta nô nức đi xin chữ, mua chữ để thể hiện ước nguyện cao quý nhất của mình trong Năm mới. Còn với những người hiểu đạo lý, chữ “Phúc” luôn luôn có ý nghĩa lớn lao và quan trọng hàng đầu.
Trong quan niệm của người Việt, chữ Phúc có vị trí quan trọng hàng đầu. “Nhà có phúc” là ước nguyện, niềm tự hào và sự may mắn của mỗi một gia đình. Vì lẽ đó, cứ Tết đến Xuân về, người ta thường viết chữ Phúc trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem đó là lời chúc cao quý nhất trong Năm mới.
Uớc nguyện đầu xuân của người Việt không thể thiếu chữ Phúc. Cụ Nguyễn Công Trứ có đôi câu đối hóm hỉnh nhưng cũng rất tinh tế, sâu sắc và đặc biệt là thấm đẫm hương vị Tết:
Chiều ba mươi, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”.
Lại nữa, trong dân gian kể rằng: Đời vua Gia Long, có người lập nhiều công trạng, nhà vua hỏi muốn được thưởng gì thì người ấy thưa rằng: “Hạ thần chỉ xin được một chữ ‘Phúc’ mà thôi”. Vua cười đáp rằng: “Tiền bạc, chức tước thì ta có thể ban, chứ Phúc thì chỉ có Trời ban mà thôi, cả dòng họ ta chỉ nhờ có chữ Phúc mà vinh hiển nhiều đời”. Thật vậy, dòng họ nhà Nguyễn đã lót chữ Phúc vào tên của mình (vua Gia Long là Nguyễn Phúc Ánh).
Chữ Phúc là từ Hán Việt, người miền Nam đọc là “Phước”. Chữ Phúc trong giáp cốt văn là hình tượng hai bàn tay bưng hũ rượu đứng trước bàn thờ. Như vậy, khái niệm Phúc vốn được cổ nhân xem là điều tốt lành đến từ niềm thành kính của con người đối với Thần Phật.
Thư pháp chữ Phúc. (Ảnh: yeubetho.com)

Tu luyện – một nền khoa học bị lãng quên

Thử kể một chuyện cười:
Bằng phương pháp “Đồng vị phóng xạ”, một nhóm các nhà khảo cổ tiến hành khai quật tại 3 nơi được coi là có cùng niên đại 600 năm: (Moscow) Nga, Washington, D.C (Mỹ) và Ninh Bình (Việt Nam).
  • Địa điểm 1: tại Nga họ tìm được mấy mẩu dây đồng, họ kết luận: 600 năm trước người Nga đã có biết sử dụng điện thoại hữu tuyến sợi đồng.
  • Địa điểm 2: ở Mỹ tìm được nhiều mảnh thủy tinh có dạng sợi, họ cho rằng: 600 năm trước ở Mỹ đã có cáp quang.
  • Địa điểm 3: ở Việt Nam, các nhà khảo cổ đào bở hơi tai mà không thấy gì. Họ khẳng định: 600 năm trước, ở Việt Nam đã có mạng… không dây.
Câu chuyện cười trên có lẽ nhiều người đã từng đọc qua, nghe thì có vẻ hài hước, nhưng nó nói lên 2 điều rất quan trọng trong giới khảo cổ:
1/ Nếu chỉ vài chục năm trước, chúng ta chưa biết tới công nghệ không dây, thì kết luận đối với địa điểm thứ ba sẽ là “xã hội sơ khai lạc hậu” chứ không phải “mạng không dây” tiên tiến cao cấp. Như vậy, phán xét khảo cổ là dựa trên so sánh với hiểu biết của khoa học đương thời.
2/ Nếu khi khai quật không tìm thấy dấu tích của máy móc hiện đại, liệu kết luận sẽ là một xã hội phát triển cao cấp hay nguyên thủy? Đánh giá khảo cổ còn dựa trên niềm tin chủ quan, cái khung nhận thức của nhà khảo cổ.
Dưới khung thời gian biểu của giới khảo cổ hiện nay, nhân loại chỉ phát triển theo một đường thẳng từ thấp lên cao, từ nguyên thủy săn bắt hái lượm, dần dần cho đến chúng ta hiện nay là “đỉnh cao” của nền văn minh. Nhưng hiện nay khoa học đã ngày càng phát triển, cộng với đó là những khám phá khảo cổ mới, cho thấy đã từng có những nền văn minh cổ đại phát triển vượt xa chúng ta, công nghệ của họ đúng là một loại “mạng không dây” như trong câu chuyện bên trên nhắc tới.
Dưới đây chúng ta sẽ bàn về 2 nền văn minh nổi tiếng và thảm họa mà họ đã phải đối mặt để thấy được cả một nền khoa học bị lãng quên.

Thành phố Atlantis và sự chuyển giao công nghệ

Hình vẽ mô phỏng thành phố Altantis, thủ phủ của lục địa Atlantis (ảnh: atlantisbolivia.org)
Câu chuyện xưa cũ về thành phố Atlantis chìm dưới đáy biển là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất mà con người từng biết đến. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể khẳng định khá chắc chắn về sự tồn tại của Atlantis, kèm theo vị trí chính xác của thành phố cổ đại này.

KIẾM TIỀN VÀ IN TIỀN

Thái Bá Tân
6 giờ
Trong hình ảnh có thể có: 1 người


Tết, cần tiền mua sắm,
Đến máy ATM.
Giật mình - toàn tiền lớn,
Loại tiền mới bóc tem.

Số serie cùng loại,
Số lẻ - một đến mười.
Lần nào rút cũng thế.
Đúng là thật lạ đời.

Nhưng mà rồi chợt hiểu:
Thế là chết thằng dân.
Nhà nước in tiền mới
Vì ngân khố khó khăn.
*
Chúng ta, dân, vất vả
Lao động để kiếm tiền.
Nhà nước thì đơn giản
Bấm nút để in tiền.
In tiền là ăn cướp,
Mà đã cướp nhiều lần.
Tinh vi và hợp pháp,
Nhà nước cướp của dân.
Tôi, lương hưu mỗi tháng
Chưa đến sáu triệu đồng.
In thêm tiền, chắc chắn
Còn hai, ba triệu đồng.
Cũng có nghĩa nhà nước
Nỡ cướp đi một phần
Chiếc bánh hay cốc sữa
Trẻ em nghèo nông dân.
*
Nhà nước ta thật sướng,
Tiêu phá như thằng điên.
Sờ túi, thấy trống rỗng,
Lại bấm nút in tiền.

Còn ta, dân, khốn nạn,
Bị cướp giữa ban ngày
Mà biết hoặc không biết,
Đực mặt như thằng ngây.





Thứ Ba, 5 tháng 2, 2019

Phạm Chí Dũng - Những chỉ dấu tiền chiến tranh Việt-Trung đầu năm 2019

Việc công khai hóa “Trung đoàn không quân Sao Đỏ chốt giữ miền Tây Bắc của tổ quốc,” một số hành động cảnh sát biển Việt Nam tăng cường bắt giữ “tàu cá nước ngoài” ở Biển Đông theo luật cảnh sát biển Việt Nam mới thông qua, lần đầu tiên báo đảng đồng loạt hé môi về “Trung Quốc cưỡng chiếm Trường Sa của Việt Nam,” và việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam tiếp tục “tôn trọng tự do hàng hải” trước hành động tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa là những chỉ dấu lộ diện cho thấy sau nhiều năm “Bốn tốt, mười sáu chữ vàng,” chính sách “Ba không” cùng thế đu dây quốc tế luôn suýt té lộn nhào, chính thể độc đảng ở Việt Nam bắt đầu dò dẫm bước chân qua một ranh giới mới: “can đảm bám Mỹ” và phát ra tín hiệu thách thức quyền lực của Trung Quốc, dù có thể còn lâu nữa điều này mới trở thành chính sách “thoát Trung” theo đúng nghĩa của nó.

Công trình dân sự và quân sự do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam (Hình: Báo Thanh Niên)

Động thái trên xuất hiện vào khoảng thời gian cuối năm 2018, đầu năm 2019.

Hoàng Sa và Sao Đỏ

“Kỷ niệm” 45 năm ngày mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc (1974 – 2019), tờ báo Thanh Niên đã làm nên một hiện tượng chính trị hiếm hoi khi lần đầu tiên tung bài “45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.” Sau Thanh Niên là một loạt tờ báo nhà nước khác cũng “lên tiếng” về món nợ lịch sử này – không chỉ Trung Quốc nợ chính quyền Việt Nam mà còn là món nợ của chính quyền công sản Việt Nam với người dân Việt và với cả chính thể việt Nam Cộng Hòa.

Ông Trọng và những 'hố bẫy' do TQ cài

Blogger Phạm Viết Đào

Việt - TrungBản quyền hình ảnhGETTY
Image captionTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón đặc biệt trong chuyến thăm của ông Trọng từ 7-10/4/2015.
“Thụt hố” truyền thông là một thuật ngữ độc đáo do một tờ báo điện tử đã 'duy danh', đặt tên cho việc chính quyền Hà Nội, nơi mà Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, từng là Bí thư Thành ủy, đề ra chủ trương chặt, thay 6.700 cây xanh vừa qua.
Có điều, trong chiến dịch khổng lồ chặt, thay cây xanh ấy… những cái hố truyền thông này là do chính quyền Hà Nội tự đào để tự mình độn thổ, còn trong chuyến du xuân thăm Trung Quốc kỳ tuần này, chuẩn bị đón đoàn Việt Nam do ông Tổng bí thư Trọng dẫn đầu, Trung Quốc đã “đào” những cái “hố bẫy" sâu hiểm, nguỵ trang tinh vi để tìm cách đẩy VN vào tình thế “sa hố”…
Xin được nêu lên một vài cái “hố chữ nghĩa” được bày ra để bẫy đó, từ hố 'Biển Đông' cho tới bẫy về 'đại cục, tiểu cục'.
Trước hết, là cái "hố bẫy" của đài CRI của Trung Quốc khi họ viết “chuyện quan hệ hữu nghị hai nước xưa nay” là “ giai thoại”, ngầm ý không có thật.

Giai thoại thôi ư?

Trong bản tin “Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 7/4/1975 bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc”, Đài phát thanh quốc tế của Trung Quốc, CRI viết:
“Trong chặng đường lịch sử dài dằng dặc, quan hệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã để lại biết bao giai thoại…”

"THỜN BƠN" VOV MÉO MIỆNG CHÊ "TRAI-VTV" LỆCH MỒM...HAY HÀI KỊCH HÀNG TÔM CHÊ HÀNG CÁ?

Táo quân 2019: Nhạt!

VOV.VN -Dù năm nay, kịch bản vẫn là sản phẩm trí tuệ của tập thể nhưng kịch bản đuối thì không thể trách dàn diễn viên nhạt.
Táo quân 2019 đã khép lại trong tiếng thở dài của hàng triệu khán giả trong cả nước. Sau những úp mở về kịch bản, về dàn diễn viên, cuối cùng, màn trình làng của các táo đã diễn ra trong một cụm từ “không thẻ nhạt hơn”
tao quan 2019: khong the nhat hon  hinh 1
Một cảnh trong Táo quân 2019
Năm 2018 đi qua với quá nhiều những câu chuyện để nói, quá nhiều cảm xúc vui buồn, vui đến tận cùng và buồn đến tận cùng. Vui vì thành tựu của đất nước có những chuyển động ngoạn mục trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế - chính trị - đối ngoại - thể thao- văn hóa và ngay cả công tác xử lý cán bộ cũng là một bước tiến vì sự “mạnh tay của các cơ quan chức năng”.
Tưởng rằng, sẽ có những tràng cười phấn khích và tự hào, kiêu hãnh khi có những cái mà chúng ta chờ đợi cả thập kỷ như tăng trưởng kinh tế hay đạt Cup vàng trong giải bóng đá khu vực. Và cả những thứ lần đầu tiên chúng ta chạm tay tới như người đẹp Việt lọt top 5 cuộc thi nhan sắc toàn cầu Miss Univers… Bóng dáng những câu chuyện đó có hiển hiện trong Táo quân năm nay nhưng chắc chắn là chưa tới tầm, chưa xứng đáng và thậm chí có phần khô cứng, khiên cưỡng.    
Ngay cả những câu chuyện buồn trong năm qua, lẽ ra phải làm cho khán giả nhớ lại, cười trong tâm tư, cười trong suy ngẫm như câu chuyện buồn của ngành giáo dục (gian lận thi cử), những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng và trên hết là đạo đức xã hội xuống cấp khiến cho nhiều giá trị trong xã hội bị đảo lộn… Nhưng “vui chưa tới bến” thì “buồn chưa tới nơi”. Nếu nó được khắc họa tốt hơn, sâu sắc hơn, đau đớn hơn thì tự thân khán giả sẽ biết mình cần phải làm gì, thay đổi như thế nào…