Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Vấn đề Campuchia trong cuộc chiến tranh Trung - Việt năm 1979


        Sau một loạt những bước chuẩn bị, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam. Dù không quá bất ngờ, song thế giới vẫn sửng sốt bởi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực, phô trương sức mạnh quân sự với một nước “xã hội chủ nghĩa anh em”. Để biện minh cho hành động đó, Trung Quốc luôn lấy việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 làm một trong những cơ sở tiến hành chiến tranh “trừng phạt”, dấy lên một chiến dịch tuyên truyền, lên án Việt Nam, đánh lạc hướng dư luận. Song, ngụy biện đánh tráo luận đề thực không hoàn toàn đơn giản.

       
Đài Tưởng niệm các Liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới Trung - Việt năm 1979 tại đỉnh Pò Hèn (Móng Cái, Quảng Ninh). Nguồn: Baomoi.com

Sau một loạt những bước chuẩn bị, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam. Dù không quá bất ngờ, song thế giới vẫn sửng sốt bởi Trung Quốc đã sử dụng vũ lực, phô trương sức mạnh quân sự với một nước “xã hội chủ nghĩa anh em”. Để biện minh cho hành động đó, Trung Quốc luôn lấy việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 làm một trong những cơ sở tiến hành chiến tranh “trừng phạt”, dấy lên một chiến dịch tuyên truyền, lên án Việt Nam, đánh lạc hướng dư luận. Song, ngụy biện đánh tráo luận đề thực không hoàn toàn đơn giản.
        1-Chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á
        Trong suốt chiều dài tồn tại và phát triển, Trung Quốc luôn thực thi chính sách không ngừng mở rộng ảnh hưởng và xác lập vị thế nước lớn đối với khu vực – một dạng bá quyền đã trở thành dân tộc tính và bản chất nền chính trị. Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời và lựa chọn con đường xây dựng CNXH, nhập vào khối cộng sản do Liên Xô đứng đầu, dù Trung Quốc luôn tuyên bố/khẳng định về “quan hệ bình đẳng”, “tôn trọng chủ quyền”… giữa các quốc gia, về “chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng”…, song trên thực tế, tham vọng nước lớn không bao giờ ngừng chảy trong máu các thế hệ lãnh đạo Trung Hoa. Năm 1959, Mao Trạch Đông đã từng tuyên bố: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”[1].

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Xin chữ đầu năm (P.2): Chữ Tâm – Đức – Phúc có ý nghĩa thế nào?

09:00, 07/02/2019

Xin chữ đầu năm (P.2) - Chữ: Tâm - Đức - Phúc
Tập tục xin chữ đầu năm gửi gắm ước vọng năm mới bình an, thành đạt, may mắn đã có từ lâu đời. Thời xưa, những ông đồ hay bậc túc nho đức độ, văn hay chữ tốt thường được mọi người tìm đến xin chữ đầu năm, cầu mong năm mới đem đến vận hội mới. Đặc biệt, những người đi học hoặc gia đình các con em đang học chữ Thánh hiền thì càng coi trọng xin chữ về treo, để noi gương tiền nhân dùi mài kinh sử, tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh, đỗ đạt rạng rỡ tổ tiên.
Người xưa tin rằng, xin chữ đầu năm sẽ đem lại vận khí tương ứng với chữ đó cho bản thân và gia đình trong cả năm. Niềm tin này đã được các nhà khoa học ngày nay kiểm chứng. Tiến sĩ Masaru Emoto đã làm thí nghiệm dán những chữ tích cực như ‘tình yêu’, ‘cảm ơn’ ngoài khay nước rồi cho kết tinh, sau đó soi lên kính hiển vi thì thấy tinh thể nước kết tinh hình những bông hoa rất đẹp. Ngược lại, với những chữ tiêu cực như ‘thù hận’ thì tinh thể nước biến dạng xấu xí.
Những năm gần đây, trào lưu khôi phục những nét đẹp truyền thống đang được lan toả, cả trong nước lẫn quốc tế. Mọi người đều mong muốn lưu giữ những nét tươi đẹp, chất phác, thanh khiết trong văn hóa truyền thống để cân bằng lại những hối hả, xô bồ, cạnh tranh, áp lực của cuộc sống hiện đại. Thế là, nhiều đô thị lớn trong nước lại xuất hiện những “ông đồ” vào dịp năm mới. Để thuận tiện cho độc giả xin chữ đầu năm, chuyên mục Văn hóa – Thời báo Đại Kỷ Nguyên hân hạnh giới thiệu ý nghĩa một số chữ Nho thường được xin mỗi dịp Tết đến xuân về.
Xem thêm: Phần 1
Phần 2: Tâm Đức Phúc
5. Chữ Tâm: 
Với tri thức khoa học hiện đại thì Tâm chỉ là trái tim bơm máu đi nuôi các tế bào cơ thể, so với nhận thức về cái Tâm của người xưa thì quả là nông cạn.
“Kinh lễ” viết: “Tổng bao vạn lự vị chi tâm”, nghĩa là: “Chứa đựng hàng vạn suy tư gọi là tâm”, ý tứ là Tâm là nơi xuất phát và tồn trữ những nghĩ suy, ưu tư, lo buồn. Tâm chủ trì các hoạt động tâm lý, ý niệm. Trong tâm lý học hiện đại cũng nói, kiểm soát được tâm trạng thì mới kiểm soát được cuộc đời; và cũng nói, thay đổi tâm thái có thể thay đổi vận mệnh.

Khi giao thiệp giữa người với người, quý nhất ở hai chữ “chân thành”

Người thông minh, đều biết cách tu dưỡng “cái miệng phú quý”. Bởi vì, miệng giống như lọ tiết kiệm tiền, khuôn miệng phú quý phước lành tự đến, miệng nhả hoa sen, phú quý một đời.

Người thông minh, đều biết cách tu dưỡng “cái miệng phú quý”. (Ảnh từ Sohu)
Khi giao thiệp với mọi người, quý nhau ở chữ “chân thành”. Người có tài ăn nói xuất sắc thế nào đi nữa, cũng không cảm động lòng người bằng cái chân tình cảm xúc thật. Nói năng chân thành, con đường nhân sinh mới có thể càng đi càng rộng, càng thuận lợi hơn.

1. Tích khẩu đức chính là tích phúc khí

Người xưa có câu: “Vết thương do đao kiếm gây ra thì dễ lành, lời lẽ độc ác thì khó mà tiêu mất”. Làm người cần phải có khẩu đức, lời không nên nói thì đừng nói, lời nào nên nói thì từ từ mà nói.
Người đời thường nói rằng: “Phúc từ miệng mà vào, hoạ từ miệng mà ra”. Miệng là tạo nghiệp nhanh nhất, chỉ trong tích tắc, sẽ đắc tội với rất nhiều người. Trên con đường nhân sinh, sẽ ngày càng có nhiều kẻ thù và con đường càng đi càng hẹp.

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019

Ông Trump liên tục kêu gọi "lựa chọn sự vĩ đại", nhưng Thông điệp Liên bang có thể là mở đầu của bế tắc

Terry F. Buss, PhD - Đồ họa: Đỗ Linh | 

Ông Trump liên tục kêu gọi "lựa chọn sự vĩ đại", nhưng Thông điệp Liên bang có thể là mở đầu của bế tắc

Khoảng 59% số người tham gia khảo sát của hãng tin CNN về bản Thông điệp Liên bang cho rằng ông Trump đã "làm rất tốt".

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bước lên bục để gửi tới Quốc hội và nước Mỹ Thông điệp Liên bang (từ sau đây sẽ được viết tắt là TĐLB), có lẽ ông đang đối mặt với đối tượng khán giả chia rẽ, thù nghịch nhất trong thời hiện đại.
Những kẻ gièm pha, những vai phản diện, đối đầu và những người thù ghét ông Trump vẫn hằn học về chuyện bà Hillary Clinton thua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Nhóm người này đang đoàn kết để cản trở mọi chính sách và hành động của ông Trump qua Quốc hội, điều tra hình sự, xét xử và biểu tình công khai. Mục tiêu lớn nhất của họ là buộc ông Trump rời khỏi Nhà Trắng. Truyền thông Mỹ cũng góp sức vào quá trình ấy: 85-90% thông tin đưa ra đều bất lợi cho ông Trump.

CỰU TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT SẮP VÀO LÒ CŨNG VŨ NHÔM?

Một loạt ‘nhà báo lớn’ sắp ‘vào lò’ theo Vũ ‘nhôm’?

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Năm, 7 tháng 2, 2019 | 7.2.19

Một nguồn tin am tường trong nước cho VOA biết một loạt “nhà báo lớn”, trong đó có thể có một cựu Tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết, sắp bị cơ quan chức năng bắt giữ vì liên quan đến những phi vụ thâu tóm đất đai trong vụ án Vũ “nhôm”.

Ông Phan Văn Anh Vũ tại một phiên tòa ở Hà Nội, ngày 30/1/2019. Photo: TTXVN.

Theo nguồn tin này, “cấp trên” đã có chỉ thị bắt giam, nhưng việc thi hành và công bố sẽ chỉ được phép đưa ra sau dịp Tết Nguyên Đán.

Vụ án Vũ “nhôm” được xem là một đại án về tình trạng lũng đoạn của bộ máy nhà nước, liên quan đến rất nhiều người, trong đó có cả sự tiếp tay của Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, cho đến các quan chức lãnh đạo ở địa phương và báo chí.

Vũ “nhôm”, tên thật là Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, là một ông trùm khét tiếng thao túng thị trường địa ốc ở Đà Nẵng và cả TPHCM. Trong tay Vũ là hàng loạt dự án ở các khu “đất vàng”. Đại gia này còn được biết đến về khả năng chi phối cả các lãnh đạo cấp cao nhất của Đà Nẵng nhờ mác thượng tá tình báo.

"DỰ ÁN TÀU CAO TỐC BẮC-NAM- VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA HAY LẬP RA ĐỂ VAY TIỀN TRUNG QUỐC?

Phạm Viết Đào.

Bài này đã đưa lên mạng từ 2010 nhân đọc bài trên Vietnamnet:

23 thg 11, 2018 - Đường sắt Bắc-Nam 60 tỷ USDBù lỗ 12 năm rònglo nợ công cao vời vợi ... Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: 'Mất 5-7 nhiệm kỳ mới làm xong'.
 Kết quả hình ảnh cho Tàu cao tốc Trung Quốc
          Dư luận đang sôi lên một cách quyết liệt xung quang việc Chính phủ đưa ra trình Quốc hội xin chủ trương về Dự án xây dựng đường tàu cao tốc Bắc Nam, với khái toán 56 tỷ USD, chiếm ½ tổng thu nhập bình quân trong một năm vào thời điểm hiện tại.
          Trước hết phải xác định đây là một dự án kinh doanh, một phương án kinh doanh do ngành giao thông vận tải đề xuất nhằm: giải quyết nhu cầu giao thông đi lại giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đã là một phương án kinh doanh thì trước tiên phải tính đến hiệu quả kinh tế, sau đến hiệu quả xã hội. Đối với một số dự án kinh doanh thì đôi khi hiệu quả xã hội được đặt lên trước; riêng đối với dự án đường cao tốc Bắc-Nam thì hiệu quả kinh tế là số 1 và không thể thoái thác.
          Về hiệu quả kinh tế thì nhiều chuyên gia kinh tế-kỹ thuật đã tính toán và cho ra nhiều thông số, đáp án có cơ sở chắc như “cua gạch“. Về phần mình, chủ Blog này có mấy ý kiến sau đây:
          1/ Đường sắt cao tốc là phương tiện giao thông thời thượng của các nước giàu có, những nước thường có tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD/năm?

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

"CÒ QUÈ"... TRONG MỘT BÀI CA DAO HAY LÀ THÁI ĐỘ THỜ Ơ CỦA NGƯỜI DÂN TRƯỚC CẢNH PHÁP ĐÁNH THÀNH HÀ NỘI 1873-1882…

Kết quả hình ảnh cho Con cò
Hồi còn nhỏ tôi được học một bài ca dao: 
'' Con cò đậu ở bờ tre/ 
Thằng Tây nó bắn cò què một chân/ 
Mai cò ra chợ Đồng Xuân/ 
Chú khách mới hỏi sao chân cò què/ 
Cò rằng tôi đứng bờ tre/ 
Thằng tây nó bắn tôi què một chân'' 

Bài ca  dao này cứ ám ảnh tôi mãi, không phải vì nó có nội dung hay nghệ thuật đặc sắc gì mà vì thông điệp không rõ ràng của nó đối với người đọc. Tôi nhớ sách giáo khoa (không nhớ rõ lớp nào và năm nào) có giải thích: - qua nhân vật con cò tố cáo tội ác của giặc Pháp! 

Tuy nhiên, ''con cò'' ở đây không hề có thái độ thù hằn gì "Thằng tây'' cả, thậm chí, cũng không thực sự đau buồn hay giận dữ!. Đổi lại, thái độ của ''cò'' hoàn toàn dửng dưng: ''- Cò rằng tôi đứng bờ tre/ thằng tây nó bắn tôi què một chân''! Hết!

Thái độ dửng dưng này là một dấu hỏi lớn trong tâm trí tôi suốt thời đi học. Sau này được tiếp cận một khối lượng lớn thông tin và qua suy xét của bản thân tôi dần dần nghiệm ra ý tứ sâu xa mà tác giả vô danh muốn gửi tới người đọc.

Bài ca dao trên gắn với một giai đoạn đau buồn trong lịch sử dân tộc, đó là khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
Xem lại lịch sử giai đoạn này,  ngoài quyết tâm đánh pháp của Trương Công Định và các văn thân, sỹ phu với nhưng tấm gương hy sinh anh dũng (thực ra cả Triều đình Nhà Nguyễn cũng quyết tâm đánh Pháp) còn có các sự kiện khác mà người Việt Nam có lương tri nào khi xem lại cũng cảm thấy xấu hổ.
Hình ảnh có liên quan

Alex Smith: HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC CÓ GIỐNG HÀ NỘI NĂM 1873- DÂN CHÚNG VÀ QUAN LẠI THÙ GHÉT NHAU; NÊN VỚI HƠN 100 LÍNH PHÁP ĐÃ HẠ THÀNH HÀ NÔI DỄ DÀNG


CitadelleHanoi1.jpg
SỰ KIỆN PHÁP ĐÁNH THÀNH HÀ NỘI NĂM 1873 - VẾT NHƠ TRONG SỬ VIỆT

Tri sỉ cận hồ dũng!”( Luận ngữ)

Nhận xét về tình hình Bắc kỳ trước năm 1873, viên Lãnh sự Pháp ở Macao đã báo cáo về Pháp: “- Dân chúng và quan lại thù ghét nhau; lúc này đánh Bắc kỳ rất dễ!”

 
 Jean Dupuis ngồi giữa với trang phục Mãn Thanh
Quả nhiên, pháp cử đại uý F. Garnier đem hơn 100 lính ra Hà Nội để yêu cầu giải quyết vụ tranh chấp giữa chính quyền Đại Nam với thương gia Pháp Dufuis. Tay Garnier này mới 34 tuổi, là kẻ phiêu lưu, liều lĩnh, gửi tối hậu thư cho chính quyền HN bắt hạ vũ khí đầu hàng. Phía Đại Nam không trả lời, thế là hắn đánh luôn. Trong tay Garnier có chưa tới 200 quân và 4 khẩu thần công nhỏ (mỗi khẩu do 3 pháo thủ kéo) trong khi trong thành HN có khoảng 7 ngàn quân do thông soái Nguyễn Tri Phương chỉ huy. Trận chiến diễn ra trong 1 giờ. Sau mấy loạt đạn, quân ta vứt súng chạy hết, thành mất…

Chuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền

Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh”.
“Thiền uyển tập anh” hay “Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
Tượng vua Trần Nhân Tông tu hành (Ảnh qua phatgiaophuyen.com)
Tượng một vị thiền sư Việt. (Ảnh qua phatgiaophuyen.com)
Theo sách “Thiền Uyển tập anh” ghi chép thì vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, vua Đường Ý Tông muốn xâm chiếm nước Nam, nhưng nhận thấy vùng đất nơi đây thời kỳ nào cũng có những nhân tài nổi lên. Vua Đường bèn tìm cách trấn yểm linh khí của nước Nam.
Năm Giáp Thân (864), vua Đường cho Cao Biền là một nhà phong thủy đại tài của Trung Quốc thời đó đến Giao Châu làm Tiết Độ Sứ. Khi đi, vua Đường dặn dò Cao Biền rằng:
“Trưng Thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cả cơ nghiệp nhà Đông Hán; rồi lại Triệu Ẩu, Lý Bôn … Làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau có biến. Khanh đến đó trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam, đi và vẽ bản đồ về cho trẫm.”
Chuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền
Dù là nữ nhi, nhưng Bà Triệu (Triệu Ẩu) đã từng làm nhà Đông Ngô phải e ngại. (Tranh Đông Hồ)

KHÁC VỚI CÁC QUỐC GIA CS, THÔNG ĐIỆP CỦA TT MỸ TRUMP KHÔNG GIƠ ĐẢNG CỦA MÌNH RA, KỂ CÔNG CHO ĐẢNG CỦA MÌNH...

Toàn văn Thông điệp Liên bang 2019 của Tổng thống Mỹ Donald Trump





Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang 2019 vào tối thứ Ba ngày 5/2/2019 (tức sáng thứ Tư, mùng 2 Tết theo giờ Việt Nam) (Ảnh chụp màn hình)





 giờ sáng nay, thứ Tư ngày 6/2, tức mùng 2 Tết theo giờ Việt Nam (9 giờ tối thứ Ba theo giờ ET), Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Donald Trump có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên bang (State of the Union) – tại Nghị viện ở thủ đô Washington, trước sự chứng kiến của các nghị sỹ và đông đảo quan khách.
Dưới đây là toàn văn Thông điệp Liên bang của Tổng thống Trump:
********
Cảm ơn quý vị rất nhiều. Thưa bà Chủ tịch Hạ viện, Phó tổng thống, các thành viên nghị viên, Đệ nhất phu nhân của Hoa Kỳ. [Vỗ tay]
Và đồng bào Mỹ của tôi. Chúng ta gặp nhau tối nay tại một thời điểm quan trọng, khi chúng ta bắt đầu một nhiệm kỳ Quốc hội mới, tôi đứng đây sẵn sàng hợp tác với các bạn để đạt được những bước đột phá lịch sử cho tất cả người dân Mỹ. Hàng triệu đồng bào của chúng ta đang dõi theo chúng ta, tập trung tại căn phòng tuyệt vời này, hy vọng rằng chúng ta lãnh đạo đất nước không phải với hai đảng [chia rẽ], mà [hợp nhất] trong một nhà nước.
Chương trình nghị sự tôi sẽ trình bày tối nay không phải là chương trình nghị sự của đảng Cộng hòa hay chương trình nghị sự của đảng Dân chủ, đó là chương trình nghị sự của người dân Mỹ. Nhiều người trong chúng ta khi vận động tranh cử đều có cùng một lời hứa cốt lõi, đó là bảo vệ việc làm cho Hoa Kỳ và yêu cầu [mối quan hệ] thương mại công bằng cho người lao động Mỹ, xây dựng lại và khôi phục cơ sở hạ tầng của đất nước chúng ta, cũng như mong muốn giảm giá chăm sóc sức khỏe và thuốc chữa bệnh theo toa, tạo ra một hệ thống nhập cư an toàn, hợp pháp, hiện đại và an toàn, và theo đuổi một chính sách đối ngoại đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu.
Có một cơ hội mới trong chính trị Mỹ, nếu chúng ta có can đảm cùng nhau nắm bắt nó. Chiến thắng không phải là chiến thắng cho đảng của chúng ta, chiến thắng là chiến thắng cho đất nước chúng ta. Năm nay, nước Mỹ sẽ công nhận hai ngày kỷ niệm quan trọng để chúng ta thấy được sự vĩ đại của tầm nhìn Mỹ và sức mạnh của niềm tự hào Mỹ.
Vào tháng 6 [2018], chúng ta đã kỷ niệm 75 năm kể từ khi tướng Dwight Eisenhower thực hiện một sứ mệnh được gọi là “cuộc thập tự chinh vĩ đại”, giải phóng các nước đồng minh châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Vào ngày 6/6/1944, 15.000 quân nhân Mỹ nhảy dù xuống [Châu Âu] và 60.000 người lính khác đổ bộ từ biển để cứu nền văn minh của chúng ta khỏi sự chuyên chế. Ở đây với chúng ta tối nay có ba trong số những người anh hùng vị đại đó. Binh nhất Joseph Riley, trung sĩ Erving Walker và trung sĩ Hartman Zeitcheck.