Phạm Viết Đào.
Thạch
Quỳ xuất thân là một giáo viên dạy toán cấp 3, tên tuổi của ông bắt đầu nổi lên
trong giai đoạn Mỹ mở rộng chiến tranh, dùng không quân đánh phá miền bắc. Nghệ
An là một trong những địa điểm bị không quân Mỹ ném bom trong trận bom đầu ngày
5/8/1964…Không quân Mỹ ồ ạt mở rộng đánh phá miền bắc từ 26/3/1965, hồi đó
chính mắt tôi chứng kiến không quân Mỹ đánh Đồi Si, một doanh trại quân đội nằm
trên đất xã Trung Sơn, cách nhà Thạch Quỳ quảng 4 km và cách nhà tôi 3 km, cách
con song Lam, nhà tôi bên này sông Lam.
Hồi
đó, Nghệ An là một túi bom, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ.
Mỹ muốn ngăn chặn các cuộc chuyển quân, chuyến hàng từ miến bắc tiếp tế, chi viện
cho chiến trường miền nam. Chiến tranh là một đề tài lớn vì: nó không chỉ làm
rung chuyển đất trời mà còn đụng chạm tới thể xác tinh thần của hàng vạn con
người.
Nhà
của Thạch Quỳ ở Trung Sơn Đô Lương, gần những trọng điểm bị không quân Mỹ đánh
phá: đó là con đường 15, đường 7 và đập nước baraj Đô Lương, đập do Pháp xây chặn
dòng nước sông Lam để dồn nước phục vụ cho vựa lúa Diễn Chau- Yên Thành- Quỳnh
Lưu của Nghệ An…Để bảo vệ đập nước này, phía ta bố trí quãng 1 trung đoàn pháo
canh giữ. Ngày nào cũng xảy ra các cuộc ném bom và chống trả không quân Mỹ của
pháo binh ta; Còn đêm thì không quân Mỹ đuổi bắn những đoàn xe vận tải…
Thạch
Quỳ cũng giống với bao người dân xứ Nghệ, bị cuốn vào thời cuộc và là người gắn
bó máu thịt với quê hương, cho tới nay tôi vân cón nhớ những vần thơ ứa máu,
xót đau của Thạch Quỳ trước cảnh bom đạn, chiến tranh cày xới quê hương mình: “Có thành phố nào như thành phố này không;
Chưa thấy lò cao đã chói lọi sắc hồng; Chỉ thấy sắc hồng cười trong gạch vụn…”
( Gạch vụn thành Vinh)
Hay:
“Tre bãi bom là tre cụt ngọn; Như tầm
vông sắc nhọn chĩa lên trời; Mảnh bom giặc còn găm trong thịt đất; Tôi rú lên
và thấy máu đất tươi” ( Gom nhặt
trên bãi bom B. 52)
Tôi
theo dõi thơ Thạch Quỳ, nhưng thơ của ông không thấy có bài nào viết theo kiểu ca
ngợi, thi vị hóa cuộc chiến tranh theo kiểu: Đường ra trận mùa này đẹp lắm... Dùng thơ ngợi ca những những người cấm súng,
chủ thể của cuộc chiến tranh, mặc dù ông hàng ngày, hàng đêm ông sống và chứng
kiến những trận đánh ác liệt giữa bộ đội ta và không quân Mỹ và nhận thông tin về
những tấm gương hy sinh, quả cảm.
Có
rất nhiều nhà văn nhà thơ từ miền bắc vào vào đất lửa để viết ngợi ca những tấm
gương anh hùng, quả cảm. Phải chăng ông là kẻ “nghễnh ngãng” với cuộc chiến tranh máu lửa này, có thể ông đã viết
nhưng không thành công, không đọng lại được…Thạch Quỳ có vẻ giống như một ông
già nghễnh ngàng trong một bài thơ:
Chạy đến ga cuối cùng con tàu dừng lại
Ông già không xuống tàu
Người lái tàu hỏi ông già về đâu?
Ông già hỏi con tàu về đâu?
Ga cuối, ga đầu
Ga đầu, ga cuối
Ông già nói lảm nhảm
Người bán vé tàu, cứ bán?
Chạy đến ga cuối cùng, con tàu quay lại
Chạy về ga đầu tiên, quy lại con tàu
Người lái tàu không hỏi thêm nữa
Rằng ông già nghễnh ngãng
Đi đâu?
Và
Về đâu ?...
( ÔNG
GIÀ NGHỄNH NGÃNG)…