Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

BÀ NGUYỄN THỊ THU NGÀY 15/1/2019 KÝ QUYẾT ĐỊNH DI DỜI LƯ HƯƠNG, NGÀY 20/1/2019 "ĐỘT TỬ" TẠI NHÀ RIÊNG? ( QUAN CHỨC CAO CẤP, BỆNH NẶNG, SAO LẠI CHẾT Ở NHÀ RIÊNG MÀ KHÔNG Ở BỆNH VIỆN MẶC DÙ ĐƯỢC BAO CẤP?)



Khanh Tiến
6 giờ· 
Trần Đình Thu - PHÓ CHỦ TỊCH NGUYỄN THỊ THU VỪA QUA ĐỜI LÀ NGƯỜI KÝ QUYẾT ĐỊNH DỜI LƯ HƯƠNG ĐỨC THÁNH TRẦN
Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách văn hóa xã hội Nguyễn Thị Thu vừa qua đời hôm nay chính là người ký quyết định dời lư hương từ đền thờ Đức Thánh Trần về 36 Võ Thị Sáu.
Bà Nguyễn Thị Thu ký quyết định vào ngày 15 tháng 1 năm 2019, sau đó giao cho UBND quận 1 thực hiện.
Thông tin bà Thu ký quyết định được nhiều báo đăng từ hôm qua nhưng hôm nay sau khi bà Thu chết thì các báo đã cắt bỏ phần này nhưng thông tin vẫn còn hiển thị rõ trên kết quả tìm kiếm của báo Sài Gòn Giải Phóng cùng một số bài báo khác.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản


Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Làm Cách Nào Để “Giải Độc” Lịch Sử Chiến Tranh?

Bởi
 AdminTD
 -

Nguyễn Quang Duy
20-2-2019
Trên VietNamNet, Giáo Sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung.
Trung cộng thì vẫn tiếp tục tuyên truyền “chiến tranh phản kích chống Việt Nam để tự vệ” và trừng phạt “tiểu bá” Việt Nam vong ân bội nghĩa, tay sai của Liên Xô.
Sự khác biệt về nhận thức và cách trình bày lịch sử tạo ra những định kiến mang nặng tính chất kỳ thị và thù địch, nếu gặp những điều kiện thuận lợi, sẽ bùng phát thành hận thù và xung đột.
Nếu không hòa giải được nhận thức và cách trình bày về lịch sử thì đó là một liều thuốc độc mà tiền nhân để lại cho thế hệ sau, và để “giải độc” lịch sử Giáo sư Tung đề nghị:
“Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước Trung – Việt nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.”
Giáo sư Tung tin rằng nhiều quốc gia cựu thù đã thành công trên con đường hòa giải lịch sử, cho nên người Việt Nam và người Trung Hoa cũng sẽ phải làm được điều này.

Đảng, truyền thông và 40 năm cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979

Bởi
 AdminTD
 -

Quách Hạo Nhiên
19-2-2019
“Muốn biết chiến tranh là cái gì người cần hỏi ý kiến, người cung cấp định nghĩa chính xác nhứt không phải là các vị nguyên thủ quốc gia, các chính khách lẻo mép, và các vị thống chế, tổng tư lệnh không bị bom đạn làm trầy miếng da nào” mà nên “hỏi những người phụ nữ đẻ con cho thiên hạ đem đi nướng… hỏi những bà mẹ sau chiến tranh đi hết những nghĩa trang này đến nghĩa trang khác tìm nấm mộ đề tên con mình mà không gặp…”! (“Vết thương thứ mười ba” – Trang Thế Hy).
Vì sao “Đảng ta” lại bất ngờ “bật đèn xanh” ?
Thật  bất ngờ là năm nay cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc năm 1979 được các cơ quan truyền thông nước nhà thuật lại một cách rầm rộ và khá chi tiết đến mức nhiễu loạn ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Tuy vẫn chưa có cơ sở vững chắc nào để khẳng định việc “bật đèn xanh” này có phải là bước tiến thật sự trong nhận thức đặc biệt là trong vấn đề “Thoát Trung” của những lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay hay không nhưng trước hết, hãy cứ tạm vui mừng trước đã. Không vui sao được vì đã hơn 30 năm qua (tính từ ngày cuộc chiến này kết thúc (1989) và mật ước Thành Đô (1990) được bí mật kí kết) gần như tất cả mọi vấn đề có liên quan đến cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu này hoàn toàn bị bưng bít, che giấu (thậm chí những ai cả gan nhắc đến cuộc chiến tranh này có khi còn bị kết tội là “phản động” hay “kích động lòng thù hận”, “gây chia rẻ tình hữu nghị” của hai Đảng hai dân tộc Việt – Trung). Minh chứng rõ nhất là, toàn bộ sự kiện lịch sử đau thương này chỉ được đề cập một cách sơ sài trong SGK lịch sử để dạy cho các em học sinh phổ thông vỏn vẹn mấy dòng.

Chuyện thật không đùa: Di chuyển đập phá đỉnh hương

Bởi
 AdminTD
 -

19-2-2019
Tôi hiểu, trong tư duy của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, việc dẹp đỉnh hương trước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo là để dẹp loạn: lợi dụng việc tưởng niệm anh hùng liệt sĩ chống Tàu để tụ tập đông người gây rối an ninh, kích động hận thù, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị Việt – Trung.
Thực lòng, tôi chúa ghét những phần tử lợi dụng cơ hội để làm loạn, nhưng tư duy và hành động của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh thể hiện rõ sự bất lực, sợ hãi và hậu quả là, càng làm cho lòng người bấn loạn. Một chính quyền có công cụ pháp luật và chuyên chính trong tay mà không phân biệt việc nào ra việc nấy thì đúng là tư duy cùn và làm càn. Việc tưởng niệm anh hùng liệt sĩ không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ đền ơn đáp nghĩa của mỗi người cần phải tôn trọng. Còn ai lợi dụng làm loạn là hành vi phạm pháp thì cứ xử nghiêm theo luật định. Trẻ trâu cũng hiểu rõ cái lẽ tối thiểu này.
Việc lãnh đạo thành phố cẩu đỉnh hương đi chỗ khác, chưa nói còn đẩy xe rác bẩn thỉu ô uế giăng trước mặt tượng Đức Thánh Trần không chỉ là việc làm vô văn hóa, báng bổ thần tượng, xúc phạm tín ngưỡng và lòng yêu nước của dân tộc mà còn vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong khi muốn ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng xấu thì lãnh đạo thành phố lại làm việc xấu hơn, vừa trái luật vừa vô đạo, để lại hậu quả tồi tệ hơn là điều không thể chấp nhận được.

Hoàng Sa 1974! Geneva 1954!

Bởi
 AdminTD
 -

Lê Thiên
20-2-2019
Hành tung tập đoàn đảng trị 65 năm bán nước!
Sau 45 năm Tàu Cộng mở cuộc bắn giết 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhằm cướp đoạt Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974, năm nay 2019, lần đầu tiên một số báo lề đảng bắt đầu chỉ đích danh Tàu cộng từ lâu đã âm mưu cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Hoàng Sa trước năm 1974
Bài báo trên Infonet ngày 18/01/2019 của PGS-TS Hoàng Chí Hiếu cho biết: “Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối. Tác giả bài báo nhìn nhận: “Ngày 1/6/1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, nhà nước Cộng hòa Pháp cũng lên tiếng xác nhận.
Lại cũng theo bài báo trên, “ngày 22/8/1956, hải lục quân VNCH đổ bộ lên đảo chính của Hoàng Sa, dựng bia, kéo cờ. Trong cùng ngày, lực lượng hải quân [VNCH] tỏa ra đổ bộ lên các hòn đảo chính thuộc Trường Sa, dựng các cột đá chủ quyền. Nhưng bất hạnh thay! “Tháng 10/1956, hải quân Đài Loan chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) [của quần đảo Hoàng Sa].Tranh thủ cơ hội, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [Tàu Cộng]lập tức nhảy vào chiếm đảo Phú Lâm [cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam].
Tác giả Hoàng Chí Hiếu nhìn nhận Việt Nam Cộng Hoà lúc bấy giờ đã không chịu khuất phục. Đầu thập niên 1970, “Việt Nam Cộng hòa bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông.

Chiến tranh năm 1979: Chuyện người dân quân tay không đánh 7 lính Trung Quốc bỏ chạy

Hoàng Cư | 

Ông Giàng kể từ đầu năm 1978, vành đai biên giới các tỉnh phía Bắc đã dần căng thẳng. Địa bàn Vị Xuyên - Hà Tuyên liên tục xảy ra các cuộc xung đột ở khu vực biên giới Việt - Trung.

Đều đặn mỗi tuần hai lần, ông Bồn Văn Giàng (78 tuổi - người dân tộc Dao ở bản Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang) vẫn khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, vai đeo chiếc túi, băng rừng đi kiểm tra cột mốc đường biên.
Công việc ấy gắn bó với Giàng hơn 40 năm qua, khi quân Trung Quốc còn chưa tiến công vào biên giới các tỉnh phía Bắc. 
Chiến tranh năm 1979: Chuyện người dân quân tay không đánh 7 lính Trung Quốc bỏ chạy - Ảnh 1.
Giàng là lính trinh sát từng tham gia cuộc chiến chống Mỹ suốt 7 năm tại chiến trường Quảng Trị. Năm 1972 xuất ngũ về quê, ông làm xã đội phó Thanh Thủy. Ông nằm trong danh sách đội ngũ dân quân tự vệ dự bị của địa phương, hàng ngày có trách nhiệm phối hợp với các chiến sĩ dân quân trong xã đi tuần, kiểm soát dọc đường biên.
Chiến tranh năm 1979: Chuyện người dân quân tay không đánh 7 lính Trung Quốc bỏ chạy - Ảnh 2.
Gần 80 tuổi nhưng đều đặn mỗi tháng vài lần, ông Giàng vẫn tuần đường biên, kiểm tra cột mốc. Ảnh: Hoàng Cư.

Nhà sử học Nga: Cố vấn quân sự và tên lửa Liên Xô đã có mặt ở biên giới phía Bắc Việt Nam ngay sau ngày 17/2/1979

Evgheni Vasilyevich Kobelev - Từ Nga | 

Nhà sử học Nga: Cố vấn quân sự và tên lửa Liên Xô đã có mặt ở biên giới phía Bắc Việt Nam ngay sau ngày 17/2/1979
Ông E. Kobelev và một số cuốn sách ông viết về Việt Nam, trong đó có cuốn "Hồ Chí Minh" bằng tiếng Nga và bản dịch một số thứ tiếng khác (2007). Ảnh: Đăng Phát

Nhà sử học Evgheni Vasilyevich Kobelev khẳng định Liên Xô đã hành động hoàn toàn phù hợp với tinh thần và lời văn của Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ký với Việt Nam vào năm 1978.

LTS: Nhân kỷ niệm 40 Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, xin trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của nhà sử học Nga Evgheni Vasilyevich Kobelev - Chuyên viên khoa học chính của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga về sự kiện này.
---
Trong những năm 1970 – 1980, tôi công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, phụ trách quan hệ giữa Liên Xô với Việt Nam, Lào và Campuchia. Do đó, tôi theo dõi rất sát tình hình Việt Nam và quá trình gia tăng những mâu thuẫn có tính xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Vương quốc Phù Nam : Huyền thoại và những vấn đề lịch sử

Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019 | 20.2.19


Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.

Hình minh họa
Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong. Bài viết này lập luận rằng Phù Nam không thể là sản phẩm chiếm hữu, độc quyền của một quốc gia dân tộc nào cả. Thực tế, nó là một thực thể lịch sử đứng giữa các đường biên hiện đại ở hạ lưu Mekong mà một phần di sản của nó đã trở thành bộ phận không tách rời của nước Việt Nam. Thực tế lịch sử đó cần phải được tôn trọng. Lịch sử của Phù Nam cũng chính là một phần của lịch sử Việt Nam.

Việt Nam cần thận trọng trong đối đầu Mỹ Trung Quốc

Kính Hòa RFA

Đặng Tiểu Bình (phải) gặp Brzezinski tại Bắc Kinh ngày 23/5/1978. Ngày 17/2/1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam.
Đặng Tiểu Bình (phải) gặp Brzezinski tại Bắc Kinh ngày 23/5/1978. Ngày 17/2/1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam.
 AFP
Cuộc chiến biên giới 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam, tuy ngắn ngủi nhưng được nhiều nhà quan sát cho rằng đã tạo đà cho Trung Quốc vươn lên trên mọi lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, chính trị, quân sự,… mặc dù họ bị xem là bị một tổn thất lớn về quân sự.
Ngược lại, sau cuộc chiến đó Việt Nam lại đắm chìm trong suy thoái, sa lầy, bị cô lập đến gần một thập kỷ sau.
Trong những ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến, trong bối cảnh quan hệ quốc tế thay đổi nhanh chóng, nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi: Bài học 1979 là gì?
Ông Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu sử học và xung đột Biển Đông, vào năm 1979 là một quân nhân quân đội Việt Nam. 40 năm sau nhìn lại, ông nói về bài học mà Việt Nam đã rút ra từ sự xung đột với Trung Quốc:
Theo tôi bài học lớn nhất của cuộc chiến biên giới Tây Nam và phía Bắc 1979 là không đi với một kẻ này để đánh kẻ khác, tức là không được tham gia các khối liên minh quân sự, kinh tế bất lợi cho các nước láng giềng.”