Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

Liệu Lê Lợi có giết Lê Lai?

Lời tòa soạnRất nhiều người đều biết rằng Lê Lai đã đổi áo liều mình cứu chúa, giúp Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau đó Lê Lai bị giết còn Lê Lợi giữ lời hứa đối với ông. Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu lại không đồng ý với quan điểm này, trích dẫn một đoạn trong Đại Việt sử ký toàn thư, cho rằng Lê Lợi đã ra lệnh giết Lê Lai vào năm 1427 vì “cậy công nói năng khinh mạn”. Dưới đây, chúng tôi xin trích lược lại một số tranh luận về vấn đề này trên tạp chí Chim Việt Cành Nam và trang Nghiên cứu lịch sử để độc giả cùng tham khảo.
Tóm tắt:
  • Điểm lại ghi chép về Lê Lai qua các tư liệu lịch sử
  • “Suy đoán” về việc Lê Lợi giết Lê Lai
  • Tìm thấy lời thề của Lê Lợi
  • Nho thần đời chúa Trịnh đã nhúng bút làm sai sự thật?
Lê Lai và Lê Lợi
Lê Lai và Lê Lợi. (Tranh qua kienthuc.net.vn)

Điểm lại ghi chép về Lê Lai qua các tư liệu lịch sử

Năm 1418, tại đất Lam Sơn, Lê Lợi và 18 người bạn tâm huyết khởi nghĩa chống quân Minh. Năm sau, nghĩa quân bị quân Minh vây ở núi Chí Linh.
Quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương (Lê Lợi) lui tới, bèn đem binh đến vây đánh. Vương bị vây nguy cấp lắm, mới hỏi các tướng rằng : Có ai làm được như người Kỷ Tín ngày trước chịu chết thay cho vua Hán Cao không ? Bấy giờ có ông Lê Lai liều mình vì nước, xin mặc thay áo ngự bào, cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân Minh tưởng là Bình Định Vương thật, xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.
Vương nhờ có ông Lê Lai chịu bỏ mình cứu chúa, mới thoát được nạn lớn…
(Trần Trọng Kim :Việt nam sử lược, Nxb Miền nam, Hoa kỳ, tập I, tr.219).

Một lý giải về hàm nghĩa chữ “Việt” của người Việt cổ

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều tự hào về tên gọi của dân tộc mình. Nhật Bản nghĩa là gốc của mặt trời, và người Nhật tự hào mình là “đất nước mặt trời mọc”; người Trung Quốc cổ xưa vẫn tự hào rằng đất nước mình là “trung tâm của thế giới”. Vậy chữ “Việt” của dân tộc Việt mang hàm nghĩa gì? Dưới đây là một lý giải có thể tham khảo.
Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
(Ảnh: Trí Thức VN)
Chúng ta thường hiểu quốc hiệu “Việt Nam” sơ sài là người Việt ở phương Nam. Những nhà nghiên cứu tìm hiểu ý nghĩa từ “Việt” qua chữ Hán (越) cũng có lý giải của riêng họ. Chữ này được tạo thành từ chữ “tẩu” (走) (tức là chạy) ở bên trái và chữ “qua” (戊) (tức là giáo mác, búa, chiến tranh) ở bên phải. Từ đó có người cho rằng chữ Việt có nghĩa là những người phải chạy về phía Nam để tránh những cuộc chiến tranh tại Hoa Hạ.
Chữ “Việt” của dân tộc Việt có hàm nghĩa gì?
Chữ “Việt” viết theo chữ Hán.
Thế nhưng theo truyền thuyết thời xưa thì người Việt vẫn tự hào là con rồng cháu tiên, vì thế hàm nghĩa của chữ “Việt” chắc chắn không thể đơn giản như thế được. Để hiểu được chữ “Việt” mang ý nghĩa gì thì phải tìm đến chữ “Việt” cổ, chứ không thể qua chữ Hán được.

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Bộ TN-MT cấp phép nhận chìm 15 triệu tấn chất nạo vét ở Dung Quất

26/02/2019 11:05 GMT+7

TTO - Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Quý Kiên vừa ký quyết định cho phép Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất nhận chìm hơn 15 triệu m3 chất nạo vét khu vực cảng, luồng tàu thuộc dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Bộ TN-MT cấp phép nhận chìm 15 triệu tấn chất nạo vét ở Dung Quất - Ảnh 1.
Khu vực biển mà Công ty CP thép Hòa Phát Dung Quất đang xin nhận chìm vật chất nạo vét sau nạo vét cảng-Ảnh tư liệu
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sau thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép nhận chìm đối với vật chất nạo vét tại khu vực biển Dung Quất thuộc dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, Thứ trưởng Bộ TN-MT Trần Quý Kiên đã ký quyết định cho phép nhận chìm hơn 15 triệu m3 chất nạo vét thuộc dự án này.

LƯU THIẾU KỲ: BI KỊCH ‘NGƯỜI CẦM LÁI SỐ HAI’ – LƯU Á CHÂU

Posted by nguyenlieu01 on Tháng Tư 21, 2017 · Gửi bình luận 

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

Print Friendly
liushaoqi
Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.
Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi.
Hôm nay tôi không nói về ai khác mà nói về Lưu Thiếu Kỳ. Ông là tấm gương tốt trong số những “Người cầm lái số hai”.
Trương Quốc Đào[2] sau khi làm cuộc phản cách mạng bèn trốn ra Hong Kong, chửi bới tất cả các lãnh tụ Đảng Cộng sản. Khi chửi đến Lưu Thiếu Kỳ, ông nói: “Lưu Thiếu Kỳ là ‘công cẩu’ [con chó có công] của Mao Trạch Đông.” Trương Quốc Đào nói đúng. Mao Trạch Đông sở dĩ có ngày nay, Lưu Thiếu Kỳ là người lập công lớn nhất.

Khởi tố vụ AVG: Đòn cảnh cáo cần thiết đối với tài phiệt mới nổi Phạm Nhật Vượng

                                    Phạm Viết Đào.


Cái sự thổi giá này (của AVG) không chỉ là sự ngây ngô, khôn nhà dại chợ đơn phương từ phía các ông quan Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Cái sự dại-khôn này nếu không kèm một lời hứa, một sự bàn thảo về khoản hoa hồng hậu hĩnh nào đó từ phía ông Phạm Nhật Vũ, em trai ông trùm Phạm Nhật Vượng. 

Tài phiệt mới nổi Phạm Nhật Vượng

“Củi”của vụ “ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG đã chính thức được tập kết và chuẩn bị cho vào “LÒ”. Sắp tới, các cơ quan chức năng công an-kiểm sát-tòa sẽ có trách nhiệm phân loại, định lượng, định tính từng lô củi củi để đưa chúng vào lò; đốt chúng ở cấp độ nhiệt lượng tương thích để chúng không di căn, di chứng.

Hạnh phúc hay đau khổ chính là nằm ở việc bạn muốn đứng ở vị trí nào mà nhìn nhận

Hạnh phúc là tâm thái mãn nguyện với điều mình có và đau khổ chỉ xuất hiện khi có sự so sánh và khát khao những điều không phải của mình.

Hạnh phúc là tâm thái mãn nguyện với điều mình có và đau khổ chỉ xuất hiện khi có sự so sánh và khát khao những điều không phải của mình. (Ảnh qua Country Living Magazine)
Có lần chồng tôi (vốn hơi đoảng) đã bỏ quên ví trên taxi vì vào xe ngồi bị cấn mông nên rút ví để bên cạnh, rồi cứ thế xuống xe mà quên ví. Sự việc lặp lại hai lần liên tiếp như thế chỉ cách nhau vài tháng. Trong ví không có tiền mặt nhiều nhưng toàn bộ giấy tờ, thẻ các thứ trong đó, kể cả thẻ tín dụng.

Đôi điều suy nghĩ bên lề về sự kiện thành lập đảng CSVN

Bởi
 AdminTD
 -

Hàn Vĩnh Diệp
25-2-2019 
Trên trang báo Tiếng Dân ngày 03/02/2019 có đăng bài “Tính chính danh” của TS Nguyễn Quang A. Chúng tôi rất tán đồng ý kiến của tác giả bài báo. Chúng tôi xin thêm vài suy nghĩ về chủ đề này.
Sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam được đánh giá “… là một mốc son chói lọi đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng VN; là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lê Nin với phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ 20” (Lịch sử ĐCSVN). Nhưng chung quanh sự kiện được xem là vĩ đại này cũng có đôi điều chưa được rõ ràng.

TQ siết mạng xã hội trong lúc tàu ông Kim đi qua để sang VN

Đoàn tàu được cho là chở lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rời khỏi nhà ga ở thành phố Đan Đông ở biên giới Trung Quốc để tiếp tục hành trình đến Việt Nam. Ảnh do hãng tin Kyodo chụp vào ngày 23/2/2019.
Đoàn tàu được cho là chở lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un rời khỏi nhà ga ở thành phố Đan Đông ở biên giới Trung Quốc để tiếp tục hành trình đến Việt Nam. Ảnh do hãng tin Kyodo chụp vào ngày 23/2/2019.
Trung Quốc siết chặt công tác kiểm duyệt, rà soát các bình luận, thảo luận trên mạng về nơi chốn hiện tại của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm 25/2, khi đoàn tàu bọc thép của ông đi ngang qua Trung Quốc để đến tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội vào ngày 27-28/2.

Giới hoạt động lại bị canh chặn khi Hà Nội tổ chức thượng đỉnh Mỹ- Triều

Diễm Thi, RFA

Công an Việt Nam tại ga đường sắt Đồng Đăng, Lạng Sơn vào ngày 25 tháng 2 năm 2019.
Công an Việt Nam tại ga đường sắt Đồng Đăng, Lạng Sơn vào ngày 25 tháng 2 năm 2019.
 AFP
Như đã thành lệ, mỗi khi có sự kiện gì liên quan đến quốc tế diễn ra ở Việt Nam, tư gia của một số nhà hoạt động … lại bị theo dõi, canh chặn, thậm chí chủ nhân bị yêu cầu không được ra khỏi nhà. Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Hà Nội lần này không là ngoại lệ.
Trên mạng xã hội mấy hôm nay bắt đầu xuất hiện những status về việc an ninh, công an khu vực đến nhà “tò mò” về chuyện riêng của gia đình họ. Vợ luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết sáng 25/2, công an khu vực tới nhà hỏi “tối qua chồng chị có ngủ ở nhà không?”
Anh Ngô Duy Quyền, chồng của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, hiện đang ở Hà Nội thì cho biết từ sáng 25/2 họ đã án ngữ tận tầng 3, đi chợ thì họ kè kè đi theo, cách chỉ khoảng 3m.
Ông Tô Oanh, hiện ở Bắc Giang, người từng sang Hoa Kỳ dự buổi điều trần về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam năm 2014 cũng cho biết “Ngoài 2 camera trước cửa, tôi được sĩ quan an ninh vào nhà tuyên bố không được đi đâu từ chiều nay cho hết hội nghị Thượng đỉnh nào đó ! Chắc tôi có tên trong danh sách tổ chức khủng bố chăng?”

Báo chí quốc doanh nên treo cờ rủ; VNTB- Trớ trêu Son, Tuấn vào lò; Những dấu hỏi từ vụ bắt Son - Tuấn


Tường Thụy

Sát giờ lên đường thăm Lào với Campuchia, “Tổng tịch” Nguyễn Phú Trọng không quên bắt Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhốt cho chắc đã. Có lẽ việc bắt Son và Tuấn trước khi ông Trọng lên đường là để bổ sung vào kinh nghiệm chống tham nhũng mà ông Trọng sẽ chia sẻ cho 2 người bạn hàng xóm trong mấy ngày tới. Nghe nói cũng có nước này nước nọ (ví dụ Ai Cập) muốn học tập kinh nghiệm chống tham nhũng của Việt Nam. Cũng phải thôi, tham nhũng nhiều quá thì ít nhiều cũng có kinh nghiệm bắt tham nhũng chứ.
Sách chuyên khảo sặc mùi tuyên giáo của Trương Minh Tuấn


Son và Tuấn bị khởi tố theo khoản 3 điều 220 Bộ Luật hình sự 2015, có khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù (Khoản 3: Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm), chứ không phải khung hình phạt “cao nhất” là 10 đến 20 năm tù như 1 vài trang báo thông tin. Điều này có nghĩa, nếu ông Trọng thương tình, giơ cao đánh khẽ như hai ông tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Văn Hóa như 1 số người dự đoán thì phải đổi tội danh.

Cuộc đời và cái chết rất buồn của một con người chính trực

(Kỷ niệm 13 năm ngày mất BS Dương Quỳnh Hoa 25-2-2006, người tiên phong trong hàng ngũ trí thức rời bỏ Đảng CS Việt Nam)(*)

Bài này của tác giả Mai Thanh Truyết viết sau khi cố BS Dương Quỳnh Hoa mất. Mới đó mà đã 8 năm rồi. Một số các bạn muốn biết về nữ chí sĩ được xem là người đầu tiên thẳng thắn ra khỏi Đảng Cộng sản ở Việt Nam vào năm 1979. Bài viết tương đối đầy đủ. Ai chưa đọc thì nên đọc, vì gần đây rộ lên phong trào ra khỏi đảng của những nhân vật một thời sùng kính Đảng Cộng sản như một tôn giáo. Hôm nay, tôi xin lưu lại ở đây như một nén hương tưởng nhớ 8 năm ngày mất của Bà, một đồng nghiệp đàn Chị, mà tôi đã từng gặp, và tâm sự năm 1986 và vài lần sau đó năm 2001. Vẫn còn nhiều vấn đề về Bà mà một số bài báo phỏng vấn sau này đều bịa đặt để bôi nhọ Bà.
T.L.H.
Mai Thanh Truyết
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgaLMD5zv_7Hfg_kCLRucRpz6ZI8nUNnONB93n56lGEHZnkYWLmBITRL8IU6T9gO-EUdMdqG7bDi5EijZti0CZsEJNIn5rtBCyvua-ctkV9FKY1XFqmM8QHw5w94omKaJvC5dyX219JEfnH/s1600/D%C6%B0%C6%A1ng+Qu%E1%BB%B3nh+Hoa.jpg
BS Dương Quỳnh Hoa (1930-2006)
Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.
Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.
Ô. Bà DQH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam
BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị, vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.

VNTB - Việt Nam có đang hòa bình – thân thiện như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?


Thảo Vy
VNTB - “Vì trách nhiệm đối với hòa bình thế giới và hình ảnh mến khách thân thiện, hữu nghị của nước chủ nhà Việt Nam, chúng ta phải chứng minh cho thế giới biết rằng một đất nước hòa bình, thân thiện, trật tự... tất cả đã thành một văn hóa, một nếp sống của người Việt Nam”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có đoạn phát biểu như trên ở cuộc họp đánh giá công tác chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Trung tâm báo chí quốc tế IMC, Hà Nội sáng ngày 24-2.
Phải chăng “Việt Nam đang hòa bình, thân thiện, trật tự” như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Nếu hiểu ‘hòa bình’ là không có ‘chiến tranh’, không ‘bị đe dọa chiến tranh’, thì suốt từ tháng 4-1975 đến tận hôm nay, Việt Nam chưa hề có được hòa bình. Trung Quốc luôn là mối đe dọa chiến tranh lớn nhất với Việt Nam. Hành vi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan, nhiều tàu và máy bay vào vùng biển của Việt Nam, chủ động gây hấn, đặc biệt là đâm chìm tàu cá Việt Nam là vô cùng nguy hiểm, đe dọa sử dụng vũ lực và vi phạm nghiêm trọng Công ước về Luật biển năm 1982…, là những hình ảnh dễ thấy nhất về ‘hòa bình’ ở Việt Nam ra sao.

Phạm Chí Dũng - sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’

Phạm Chí Dũng - sao ầm ĩ lên án ‘giặc Trung Quốc xâm lược?’

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019 | 26.2.19


Bảng gỗ khắc ghi tội ác của quân Trung Quốc ở bản Tổng Chúp (xã Hưng Đạo). (Hình: Vietnamnet)

“Chưa bao giờ thấy báo chí và mấy ông nhà nước chửi Trung Quốc ác liệt như thế! Có chuyện gì vậy?” – một người dân ngơ ngác. Một số người dân khác xì xầm lo ngại “Sắp chiến tranh à?”

Sắp chiến tranh à?

Vào mùa Xuân năm 2019, một trong những lần hiếm hoi kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979, một chiến dịch tố cáo “giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam” đã được tổ chức ầm ĩ bất thường trên mặt báo chí nhà nước, được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên Giáo Trung Ương – cơ quan mà hẳn phải nhận được cái gật đầu mạnh mẽ bất thường không kém bởi Bộ Chính Trị, đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Bộ Quốc Phòng và có thể cả “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng.